Thứ sáu, 29/03/2024 20:03 (GMT+7)

Việt Nam vẫn còn 6% dân số ở thành thị không có nhà vệ sinh

MTĐT -  Thứ hai, 20/11/2017 07:27 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Việt Nam vẫn còn 6% dân số ở thành thị không có nhà vệ sinh, 90% số hộ sử dụng nhà vệ sinh tự hoại xả trực tiếp ra hệ thống tiêu thoát nước làm gia tăng ô nhiễm môi trường, nhất là nguồn nước

Theo UNICEF, một ngày có khoảng 800 trẻ em tử vong trên toàn thế giới vì mắc các bệnh tiêu chảy liên quan đến điều kiện nước sạch và vệ sinh môi trường. Chính vì vậy, từ năm 2013, ngày 19/11 được coi là ngày Toilet thế giới nhằm nhắc nhở mọi người ý thức về tầm quan trọng của hệ thống nhà vệ sinh tới sức khỏe con người. 

Nhà vệ sinh xả trực tiếp chất thải ra nguồn nước gây ô nhiễm môi trường

 Chủ đề năm nay là “Nhà vệ sinh và nước thải” để nâng cao hơn nữa nhận thức, tầm quan trọng của việc sử dụng, bảo quản nhà vệ sinh đúng cách cũng như kêu gọi cộng đồng và chính quyền tăng cường quản lý, xử lý nước thải, bùn thải từ các bể tự hoại.

Chia sẻ tại Lễ hưởng ứng ngày Nhà vệ sinh thế giới 19/11, PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hương, Cục trưởng Cục Quản lý môi trường y tế, Bộ Y tế cho hay: sau hơn 30 năm đổi mới, tỷ lệ hộ gia đình nông thôn có nhà tiêu hợp vệ sinh còn thấp, tính đến cuối 2016 vẫn còn 33% (giảm 2% so với 2015), khoảng 5 triệu người vẫn phóng uế bừa bãi ra môi trường, đặc biệt tại các khu vực miền núi Tây Bắc, Tây Nguyên.

Việt Nam vẫn còn 6% dân số ở thành thị không có nhà vệ sinh, 90% số hộ sử dụng nhà vệ sinh tự hoại xả trực tiếp ra hệ thống tiêu thoát nước làm gia tăng ô nhiễm môi trường, nhất là nguồn nước

Nguyễn nhân dẫn đến tình trạng trên là do chưa làm tốt công tác xử lý phân người, sử dụng nhà tiêu chưa hợp vệ sinh. Từ đó, các bệnh đường tiêu hoá như tiêu chảy, tả, lỵ, thương hàn, giun sán... có cơ hội sinh sôi, là một trong những nguyên nhân gây suy dinh dưỡng, thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi. Ước tính thiệt hại do kém vệ sinh gây ra cho VN mỗi năm lên tới 1,3% GDP, gần bằng 1 nửa chi tiêu của Nhà nước cho y tế (2,9% GDP năm 2009) (Theo số liệu từ Ngân hàng thế giới).

Việt Nam cũng đặt mục tiêu, đến 2018 sẽ có khoảng 10 triệu người được cải thiện điều kiện vệ sinh; đến 2020 có 75% hộ gia đình nông thôn có nhà tiêu hợp vệ sinh và cam kết đến năm 2025 sẽ chấm dứt việc phóng uế bừa bãi. 

MTĐT

Bạn đang đọc bài viết Việt Nam vẫn còn 6% dân số ở thành thị không có nhà vệ sinh. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Gia Lai: Rác thải tràn lan trước cổng Bệnh viện Đa khoa
Tình trạng rác thải vứt bừa bãi ngay trước cổng Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai (đường Tôn Thất Tùng, P. Phù Đổng, TP Pleiku) không những gây mất mỹ quan đô thị mà còn nguy cơ ô nhiễm môi trường xung quanh khu vực này.

Tin mới