Thứ bảy, 20/04/2024 13:42 (GMT+7)

Thanh Hóa: Bài toán khó trong xử lý chất thải rắn

HOÀNG BÁCH -  Thứ năm, 30/08/2018 11:42 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Hiện nay, tình trạng ô nhiễm ở các khu xử lý rác và khu dân cư trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đang ở mức báo động. Vấn đề thu gom, xử lý chất thải rắn là bài toán khó đối với các địa phương, doanh nghiệp

Theo thống kê của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thanh Hóa, tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trên địa bàn tỉnh khoảng 2.450 tấn/ngày đêm. Trong khi đó tỷ lệ thu gom chất thải rắn sinh hoạt trung bình cả tỉnh mới chỉ đạt khoảng 82,5%.

Những năm gần đây, công tác quản lý, xử lý chất thải rắn đã nhận được sự quan tâm và chỉ đạo sát sao, kịp thời của lãnh đạo UBND tỉnh Thanh Hóa, sự vào cuộc của các ngành, đơn vị, địa phương, song vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc như: Công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt lạc hậu, chủ yếu là chôn lấp; việc phân loại, tái chế, tái sử dụng chất thải rắn sinh hoạt còn nhiều hạn chế; phí thu gom, xử lý rác thải thấp... Vì vậy chưa có nhiều tổ chức, doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư trong lĩnh vực thu gom, xử lý rác thải, nhất là chất thải rắn.

Theo thống kê của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thanh Hóa tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trên địa bàn tỉnh khoảng 2.450 tấn/ngày đêm. 

Tại UBND huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa tháng 11/2017 đã đầu tư xây dựng một lò đốt Hataco, công suất 2.500 kg/giờ, hoạt động theo nguyên lý đốt 2 cấp (vùng đốt sơ cấp và thứ cấp) tại bãi rác phía Nam huyện để xử lý rác thải sinh hoạt.

Tuy nhiên, hiện phương pháp chủ yếu để xử lý chất thải rắn vẫn là chôn lấp, không chỉ gây lãng phí cả về tài nguyên đất lẫn rác, mà còn gây ảnh hưởng xấu đến môi trường nước mặt, nước ngầm, đất và không khí ở khu vực bãi rác. Chưa kể, rác thải sinh hoạt thường có độ ẩm cao, việc tìm kiếm công nghệ xử lý triệt để, phù hợp rất khó khăn. Mặt khác, việc phân loại rác tại nguồn dù có được triển khai đại trà thì với công nghệ xử lý như hiện nay, để đạt thành công cũng là điều rất khó.

Để xử lý chất thải rắn sinh hoạt, toàn tỉnh đã đầu tư, xây dựng 23 khu xử lý chất thải rắn sinh hoạt bằng công nghệ chôn lấp hợp vệ sinh. Bên cạnh đó, UBND tỉnh cũng có chủ trương đầu tư, kêu gọi đầu tư và đưa vào hoạt động 21 lò đốt rác thải. Trong đó, có 10 lò đốt được đầu tư từ nguồn ngân sách tỉnh, huyện và xã với tổng công suất 168 tấn/ngày đêm; 11 lò đốt được đầu tư từ nguồn vốn doanh nghiệp và vốn hợp pháp khác với tổng công suất 295 tấn/ngày đêm.

Chưa có nhiều tổ chức, doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư trong lĩnh vực thu gom, xử lý rác thải, nhất là chất thải rắn.

Ông Đào Trọng Quy, Giám đốc Sở TN&MT tỉnh Thanh Hóa cho biết: “Trước những khó khăn bất cập trong xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh thì việc xử lý hiệu quả chất thải rắn sinh hoạt đang trở thành vấn đề cấp thiết. Cần huy động sự vào cuộc của các tổ chức, đoàn thể cơ sở, hướng dẫn các hộ dân thực hiện cách phân loại rác tại nhà. Cũng như các giải pháp đồng bộ trong kêu gọi đầu tư của các doanh nghiệp, công ty môi trường đầu tư hệ thống xử lý rác thải rắn công nghệ cao tránh gây ô nhiễm môi trường nước, không khí mà còn tiết kiệm được chi phí chôn lấp thủ công như hiện nay”.

Bạn đang đọc bài viết Thanh Hóa: Bài toán khó trong xử lý chất thải rắn. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

WHO phát hiện virus cúm H5N1 trong sữa bò
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 19/4 thông báo đã phát hiện virus cúm gia cầm H5N1 trong sữa tươi nguyên liệu từ động vật bị nhiễm bệnh, tuy nhiên chưa rõ virus này có thể tồn tại trong sữa bao lâu.
Bài thơ: Nhớ Tháng Tư
Tháng Tư về mang theo nhiều kỷ niệm ////Đường Vườn Chuối (1) năm nào hai đứa cùng đi ///Có hàng me xanh cùng gió thầm thì///Loang loáng nước cơn mưa chiều đầu hạ