Thứ bảy, 20/04/2024 23:19 (GMT+7)

Tin môi trường ngày 19/1: Nghề thu mua lông gia cầm gây ô nhiễm

MTĐT -  Thứ sáu, 19/01/2018 17:26 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Nhà máy chế biến nông sản ở Yên Bái ngang nhiên xả thải ra nguồn nước sinh hoạt hay nghề thu mua lông gia cầm gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng… là một số tin môi trường trong ngày.

Cần Đước xảy ra sạt lở nghiêm trọng

Theo báo Long An đưa tin, khoảng 9h30 ngày 16/01, một đoạn đê sông Vàm Cỏ khoảng 20m, ấp Bà Nghĩa, xã Tân Chánh, huyện Cần Đước, tỉnh Long An bị sạt lở nghiêm trọng, gây hoang mang, lo lắng cho người dân.

Theo người dân nơi đây, nguyên nhân sạt lở do nước chảy siết, mạnh tạo nên các "hàm ếch" rộng, ăn sâu vào chân đê dẫn đến sạt lở.

Trước tình trạng trên, chính quyền địa phương xây dựng rào chắn, lắp đặt biển cảnh báo nguy hiểm sạt lở và các đoạn có nguy cơ sạt lở cho người dân trong khu vực biết để bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản.

Đoạn đê sông bị sạt lở nghiêm trọng.

Yên Bái: Nhà máy chế biến nông sản xả thải ra nguồn nước sinh hoạt

Theo báo Pháp luật VN đưa tin, giữa khu dân cư tại xã Ngòi A, thị trấn Mậu A, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái tồn tại một nhà máy chế biến sản xuất tinh dầu quế.

Theo quan sát tại khu vực nhà máy hoạt động, hệ thống xả nước thải công nghiệp có đường ống xả trực tiếp vào nguồn nước suối. Về mặt vệ sinh công nghiệp, tất cả nguyên liệu lá quế, vỏ quế chỉ được che phủ bằng những tấm bạt thô và đổ đầy trên nền đất.

Nhà máy chế biến nông sản xả thải ra nước sinh hoạt.

Cô A. giáo viên tại trường Mầm non xã Ngòi A cho biết: “Nhà máy quế này của một bà chủ tên Hảo, nhà máy hoạt động cách đây chừng 3 đến 4 năm rồi. Trước đây, nhà máy còn hay đốt rác thải nguyên liệu gây khói bụi ảnh hưởng đến dân cư và trường học, sau khi bị người dân phàn nàn và nhà trường kiến nghị đã không còn tái diễn nữa. Nhưng đến thời điểm hiện tại thì nhà máy này xả nước thải làm cả con suối đóng rêu đen xì. Hiện giờ kiểm định nguồn nước của nhà trường thì chưa ảnh hưởng, xong nếu tiếp diễn tình trạng này thì chúng tôi cũng không biết nguồn nước có bị ô nhiễm hay không”.

Tuy nhiên lãnh đạo Phòng Tài nguyên môi trường UBND huyện Văn Yên cho biết: “Khi tôi về Phòng được hai năm có nắm bắt về tình hình các nhà máy. Quế là nguồn tài nguyên kinh tế của huyện, nhưng bất cứ nhà máy nào có sai phạm sẽ lập tức lập biên bản”.

Vĩnh Long: Người dân xã Đồng Phú mong mỏi sớm có nước sạch

Không có nước sạch sinh hoạt, nhiều hộ dân ngụ ấp Phú Thuận 2 (xã Đồng Phú- Long Hồ, Vĩnh Long) phải sử dụng nguồn nước sông không đảm bảo vệ sinh. Đã nhiều năm nay, bà con nơi đây mong mỏi nước sạch về.

Với địa thế xã cù lao ven sông Tiền, Đồng Phú có hệ thống sông, rạch dày đặc, quanh năm lượng nước ngọt luôn dồi dào. Tuy nhiên, theo phản ánh của người dân địa phương, vài năm trở lại đây, nguồn nước bị ô nhiễm nghiêm trọng bởi chất thải chăn nuôi và việc người dân thiếu ý thức không giữ gìn môi trường chung.

Theo người dân ấp Phú Thuận 2, trước đây, con rạch trong ấp thông với sông lớn nên người dân an tâm sử dụng nguồn nước từ đây.

Nhưng hiện nay, lục bình, rác thải… phủ kín khiến dòng chảy không còn thông thoáng, cộng với hệ lụy từ việc chăn nuôi cá theo hình thức lồng bè làm cho nguồn nước ô nhiễm trầm trọng. Người dân lo lắng việc sử dụng nguồn nước này lâu dài rất nguy hiểm cho sức khỏe.

Lãnh đạo UBND xã Đồng Phú cho biết, hiện địa phương đang vận hành hệ thống cung cấp và xử lý nước sạch, khi lượng nước đảm bảo đủ phục vụ theo dự kiến thì chúng tôi sẽ đấu nối đường ống phủ kín các ấp.

Đắk Lắk: Hơn 600 hộ dân cần di dời khẩn cấp ra khỏi khu vực lũ ống, lũ quét, sạt lở đất

Theo thông tin trên tờ Đại đoàn kết, hôm nay, ngày 19/1, UBND tỉnh Đắk Lắk đã ban hành Công văn số 297/UBND-NNMT gửi Tổng cục Phòng chống thiên tai, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề xuất các dự án di dân khẩn cấp phòng chống lũ ống, lũ quét, sạt lở đất trên địa bàn tỉnh.

Theo kết quả rà soát của UBND tỉnh Đắk Lắk, trên địa bàn toàn tỉnh hiện có 613 hộ dân đang sinh sống ở khu vực có nguy cơ xảy ra lũ ống, lũ quét và sạt lở đất cao, cần di dời khẩn cấp.

Theo dự kiến của UBND tỉnh Đắk Lắk, tổng kinh phí để xây dựng bảy dự án này là hơn 627 tỷ đồng, chủ yếu là kinh phí của Trung ương hỗ trợ.

Hàng trăm hộ dân được di dời ra khỏi khu vực có nguy cơ xảy ra lũ ống, lũ quét và sạt lở đất cao.

Huế: Nghề thu mua lông gia cầm gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng

Nhiều người dân phường Thủy Châu và Thủy Phương (Thị xã Hương Thủy) phản ánh về tình trạng hàng km đường Trưng Nữ Vương bị biến thành sân phơi lông gà, vịt… mùi hôi thối bốc lên từ “bãi phơi” này gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe người dân và người tham gia giao thông.

“Nghề thu mua lông gia cầm đã diễn ra ở địa phương tôi lâu nay. Hiện nhiều nhà sống chủ yếu vào nghề này. Tuy nhiên, tình trạng ô nhiễm do mùi thối từ việc phơi lông trên đường làm không khí trong vùng luôn ngột ngạt, ảnh hưởng đến sức khỏe của mọi người và nhất là với trẻ con”, một người dân cho hay.

Người dân địa phương cũng cho hay, đúng là phơi như vậy ngoài việc ô nhiễm môi trường còn làm mất mỹ quan khu vực. Không chỉ sức khỏe của người trực tiếp phơi lông bị ảnh hưởng mà cả người đi đường cũng dễ mắc bệnh… Tuy vậy, họ vẫn thấu hiểu với các hộ thu mua lông gia cầm, vì hiện nay không có công việc nào tốt hơn nữa nên buộc họ phải làm nghề độc hại này.

Lông gia cầm phơi ngay đường quốc lộ.

Kiên Giang: Xuất hiện tảo lam ở vùng biển Kiên Lương

Theo thông tin đăng tải trên báo Nông nghiệp Việt Nam, những ngày qua, trên vùng biển Kiên Lương có sự xuất hiện của tảo lam, có nguy cơ gây ảnh hưởng đến thủy, hải sản ven biển…

Thông tin trên được ông Lê Thanh Hưởng, Phó Chủ tịch UBND huyện Kiên Lương cho biết

Tại hội nghị trực tuyến sáng 18/1 về kết quả thực hiện năm 2017 và triển khai nhiệm vụ năm 2018 của ngành nông nghiệp tỉnh Kiên Giang, Phó Chủ tịch UBND huyện Kiên Lương cho biết, ngay sau khi phát hiện sự xuất hiện của tảo lam, huyện đã báo về Sở NN-PTNT để có sự hỗ trợ xác định nguyên nhân, giải pháp để bảo vệ sản xuất.

Trước mắt huyện đã thông báo đến các hộ nuôi trồng thủy sản ven biển, nuôi cá lồng bè và nuôi tôm nước lợ cần thường xuyên theo dõi tình hình, không lấy nước vào ao nuôi tôm. Nhanh chóng thu hoạch tôm, cá, sò nuôi đã gần tới ngày thu hoạch.

P.V(Tổng hợp)

Bạn đang đọc bài viết Tin môi trường ngày 19/1: Nghề thu mua lông gia cầm gây ô nhiễm. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Hàng loạt nguy cơ sức khoẻ khi thời tiết nắng nóng
Cái nóng như thiêu đốt đem lại gánh nặng và các bệnh liên quan đến nắng nóng (nhiệt) thường là tăng thân nhiệt. Tăng thân nhiệt đề cập đến bất kỳ tình trạng nào mà cơ thể không thể duy trì nhiệt độ và xử lý nhiệt đúng cách.
Kon Tum quyết định huỷ gói thầu hơn 77 tỷ đồng
UBND tỉnh Kon Tum vừa đưa ra quyết định hủy thầu đối với Gói thầu số 03 trong Dự án Xác định ranh giới sử dụng đất, đo đạc, chỉnh lý bản đồ địa chính, lập hồ sơ ranh giới sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các đối tượng sử dụng đất...
Bài thơ: Đời...
Ừ khó đấy! Đừng buông xuôi phó mặc///Bởi trên đời ai chẳng gặp khó khăn///Như đóa hoa mọc giữa vách đá ngăn///Mà vươn mình thành bông hoa đẹp nhất