Thứ sáu, 29/03/2024 12:07 (GMT+7)

Bản tin môi trường mới nhất hôm nay 13/7

MTĐT -  Thứ sáu, 13/07/2018 16:47 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Cá chết bốc mùi trên kênh đổ ra sông Nhật Lệ; TP. Cần Thơ đẩy mạnh xử lý rác thải, đảm bảo vệ sinh môi trường… là một số tin chính trong bản tin môi trường hôm nay.

TP. Cần Thơ đẩy mạnh xử lý rác thải, đảm bảo vệ sinh môi trường

Theo Sở Tài nguyên và Môi trường TP. Cần Thơ, hiện nay, mỗi ngày Thành phố này có khoảng 650 tấn rác thải sinh hoạt được thu gom, tỷ lệ thu gom đạt từ 85 - 90% lượng rác thải hàng ngày; phần còn lại người dân tự chôn lấp hoặc đốt rác.

Theo ông Nguyễn Chí Kiên - Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường TP. Cần Thơ, hiện Sở đã ký kết liên tịch với 7 tổ chức trên địa bàn Thành phố, gồm: Hội Liên hiệp Phụ nữ, Đoàn Thanh Niên, Hội Nông dân, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Thành phố, Hội Liên hiệp Khoa học Kỹ thuật, Liên đoàn Lao động và Hội Cựu chiến binh về công tác tuyên truyền, thu gom rác thải, bảo vệ môi trường trên địa bàn Thành phố. Qua đó, kế hoạch bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu được xây dựng và triển khai thực hiện, góp phần phát triển Thành phố bền vững, xanh, sạch, đẹp.

Sở Xây dựng TP. Cần Thơ thực hiện thí điểm thu gom và phân loại chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn phường Trà Nóc thuộc quận Bình Thủy, phường Lê Bình thuộc quận Cái Răng và toàn địa bàn quận Ninh Kiều. Qua đó, đạt được kết quả bước đầu và đang tiến hành triển khai mở rộng trên toàn địa bàn; phấn đấu từ năm 2019 sẽ hoàn thành cơ bản việc xử lý chất thải rắn phát sinh hàng ngày không bằng hình thức chôn lấp.

Đối với công tác thu gom xử lý chất thải rắn công nghiệp, chất thải nguy hại, các doanh nghiệp trên địa bàn tự liên hệ các đơn vị có chức năng thu gom, xử lý chất thải phát sinh tại cơ sở. Riêng chất thải nguy hại, Sở Tài nguyên và Môi trường TP. Cần Thơ đã cấp sổ quản lý cho trên 7 trăm chủ nguồn thải. Lượng chất thải phát sinh hàng năm trung bình khoảng 1.700 tấn/năm, trong đó lượng được vận chuyển, xử lý trung bình khoảng 1.500 tấn/năm, còn lại được các chủ nguồn thải tự xử lý.

Cá chết bốc mùi trên kênh đổ ra sông Nhật Lệ

Tiền phong đưa tin, một số hộ dân sống gần kênh Phóng Thủy cho biết, cá chết xuất hiện bắt đầu từ sáng ngày 11/7 với số lượng rất nhiều. Do bốc mùi hôi thôi nên người dân đã tổ chức vớt lên và đến sáng nay hiện tượng cá chết vẫn tiếp tục diễn ra.

Ông Đoàn Ngọc Cường (53 tuổi, trú tại phường Hải Thành), cho biết: “Sáng hôm qua tôi dậy đi dạo gần đó thì nghe mùi hôi từ dưới kênh bốc lên. Tôi lại gần thì thấy nhiều loại cá chết phơi trắng bụng tấp vào bờ. Chắc do nguồn nước ô nhiễm quá nên khiến cá chết”.

Theo Chủ tịch UBND phường Đồng Phú, cá chết chủ yếu là cá mương, cá mại, cá rô phi nhưng số lượng ít, có một số điểm, đồng thời cho biết, cá chết nhiều sẽ báo cáo với phòng Tài nguyên & Môi trường để đánh giá lại mức độ ô nhiễm của nguồn nước.

Yên Bái: Thử nghiệm lò đốt rác thải cho trạm y tế xã

Theo số liệu từ Sở Y tế Yên Bái, trên địa bàn tỉnh có gần 400 cơ sở y tế. Trong đó có 162 trạm y tế xã, phường, thị trấn, bình quân mỗi ngày phát sinh khoảng 350 kg chất thải rắn nguy hại và gần 500 m3 nước thải y tế. Với số lượng này, việc thu gom phân loại và xử lý đã được ngành y tế đặc biệt chú trọng.

Tại các bệnh viện và trung tâm y tế thì hầu hết đều đã được đầu tư hệ thống xử lý chất thải rắn y tế nguy hại bằng lò đốt hoặc hấp khử trùng. Đối với các trạm y tế xã xử lý bằng phương pháp thiêu đốt hoặc chôn lấp tại chỗ.

Tại các bệnh viện và trung tâm y tế thì hầu hết đều đã được đầu tư hệ thống xử lý chất thải rắn y tế nguy hại bằng lò đốt hoặc hấp khử trùng. Đối với các trạm y tế xã xử lý bằng phương pháp thiêu đốt hoặc chôn lấp tại chỗ.

Theo bà Lê Thị Hồng Vân - Phó Giám đốc Sở Y tế được biết: Lượng chất thải rắn y tế nguy hại phát sinh hàng ngày ở mỗi trạm là không nhiều. Trước mắt, ngành y tế chủ trương thu gom, vận chuyển và xử lý theo cụm. Các xã vùng sâu, vùng xa thì xử lý bằng các biện pháp tại chỗ như thiêu đốt hoặc chôn lấp hợp vệ sinh... theo đúng quy định và hướng dẫn của Bộ Tài nguyên & Môi trường và Bộ Y tế.

 Tuy nhiên về lâu dài, cần một phương thức phù hợp nhất cho trạm y tế xã để đảm bảo việc xử lý rác thải y tế một cách bền vững, không phải vận chuyển rác thải đi quá xa, không phải xử lý rác thải bằng các biện pháp tại chỗ thiếu an toàn bền vững.

Trạm chuyển tải rác – Lợi ích kép cho vấn đề xử lý rác đô thị

Hà Nội đang trong quá trình đô thị hóa mạnh mẽ, mật độ dân cư đông và kéo theo đó là sự gia tăng không ngừng của các loại chất thải. Tuy nhiên, bất cập trong công tác thu gom tại đây là thiếu các điểm cẩu rác đạt các điều kiện về môi trường, gây ách tắc giao thông... Vì vậy, việc nghiên cứu và đưa vào sử dụng các Trạm chuyển tải là vấn đề hết sức cấp thiết hướng đến cả hai mục tiêu là kinh tế và môi trường.

Theo báo TN&MT, để hiện thực hóa chủ trương trên ngày 4/4/2018 vừa qua, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội – Nguyễn Đức Chung đã chủ trì cuộc họp tập thể lãnh đạo UBND thành phố, Sở Tài nguyên và Môi trường; Sở Xây dựng; Sở Tài Chính; Sở Khoa học và Công nghệ; Sở Kế hoạch và Đầu tư; UBND quận Long Biên; Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hà Nội (URENCO)... về việc vận hành thử nghiệm mô hình thiết bị chuyển tải cơ động được lắp đặt tại khu vực Bãi Lâm Du, phường Bồ Đề, quận Long Biên.

Tiếp đó vào ngày 12/4/2018, UBND TP. Hà Nội ban hành Văn bản số 357/TB-UBND chỉ đạo các Sở ngành thành phố phối hợp với Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hà Nội xây dựng phương án vận hành mô hình thiết bị Trạm chuyển tải rác tại khu vực Bãi Lâm Du, phường Bồ Đề, quận Long Biên.

P.V(tổng hợp)

Bạn đang đọc bài viết Bản tin môi trường mới nhất hôm nay 13/7. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới