Thứ sáu, 26/04/2024 02:56 (GMT+7)

Biển Việt Nam đang bị rác thải nhựa tàn phá nghiêm trọng

MTĐT -  Thứ ba, 08/05/2018 14:48 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Việt Nam là nước đứng thứ tư thế giới trong việc gây ô nhiễm biển từ rác thải nhựa với việc xả thải khoảng 1,8 triệu tấn rác thải nhựa ra đại dương mỗi năm.

Tại hội thảo về đại dương và ô nhiễm nhựa do Đại sứ quán Mỹ tổ chức chiều 7/5 tại Hà Nội, Phái viên Hoa Kỳ phụ trách khoa học, Tiến sĩ Margaret Leinen, cùng với nhiều học giả, chuyên gia khác đã có những trình bày thiết thực về thực trạng môi trường biển quốc tế nói chung và Việt Nam nói riêng trước mối đe dọa từ rác thải nhựa.

Cụ thể, theo thống kê của Liên Hợp Quốc, tính đến năm 2017, các khu bảo tồn biển chỉ chiếm 6% diện tích đại dương trên thế giới, và hướng tới mục tiêu 10% vào năm 2020 và ít nhất 30% vào năm 2030.

Theo thông tin từ Đại sứ quán Mỹ, một nghiên cứu của ĐH Georgia (Mỹ) vào năm 2015 cho thấy, Việt Nam là nước đứng thứ tư thế giới trong việc gây ô nhiễm biển từ rác thải nhựa với việc xả thải khoảng 1,8 triệu tấn rác thải nhựa ra đại dương mỗi năm. Về lượng rác thải nói chung, năm 2015, rác thải ở các vùng biển và ven biển của Việt Nam là hơn 14 triệu tấn/năm, chiếm khoảng 60% rác thải toàn quốc.

Đánh giá vấn đề về rác thải nhựa là vấn đề ở toàn cầu phải đối mặt, bà Alison Davis, Phó Phòng Môi trường - Khoa học - Công nghệ và Y tế Đại sứ quán Mỹ cho rằng, Việt Nam cần có hành động, xử lý các vấn đề này.

“Xử lý tốt vấn đề chất thải nhựa sẽ giúp Việt Nam phát triển tốt ngành du lịch, tận dụng các lợi thế về biển của mình” - bà Alison nói.

Biển Việt Nam đang bị rác thải nhựa đe dọa nghiêm trọng. Ảnh: Internet.

Theo bà Alison Davis, Đại sứ quán Mỹ đang có rất nhiều chương trình hợp tác với phía Việt Nam để bảo đảm sử dụng một cách bền vững các nguồn sinh vật biển cũng như đường bờ biển của Việt Nam, trong đó có thực hiện bảo tồn Vịnh Hạ Long, bảo đảm môi trường biển trong khu vực này được sử dụng bền vững. Các tổ chức quốc tế lưu tâm không chỉ làm việc về khía cạnh môi trường mà còn về vấn đề nguồn sinh kế của người dân để bảo đảm người dân ở những khu vực đó có được nguồn sinh kế bền vững.

“Thời gian tới sẽ có một chương trình mới, được thực hiện trực tiếp từ Washington DC, trong đó, phía Mỹ hỗ trợ thúc đẩy việc tái sử dụng các vật liệu bằng nhựa, một vấn đề rất quan trọng ở khu vực này, đặc biệt là ở một số nước như Việt Nam, Sri Lanka hoặc Trung Quốc” - bà Alison cho biết.

Rác thải ở các vùng biển và ven biển của Việt Nam là hơn 14 triệu tấn/năm. Ảnh: Internet.

Tiến sĩ Leinen cho biết, các tổ chức phi chính phủ sẽ là một trong những nguồn lực đáng kể để phát động các chiến dịch làm trong sạch đại dương.

Tại hội thảo, đại diện của Quỹ Quốc tế Bảo vệ thiên nhiên (WWF), bà Nguyễn Thị Diệu Thúy cho biết, WWF sẽ bắt đầu các chương trình hành động nhằm nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường biển tại Phú Quốc từ tháng 5 này. Theo đó, chương trình của WWF sẽ có sự tương tác với người dân, chính quyền địa phương và các doanh nghiệp hoạt động tại đây.

Tổng hợp theo (Dân trí, NLĐ)

Bạn đang đọc bài viết Biển Việt Nam đang bị rác thải nhựa tàn phá nghiêm trọng. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.

Tin mới

Bài thơ: Say
Khi say anh chợt nhớ em///Như bỏ viết lâu năm thèm hương báo mới////Khi cánh én nhớ Xuân về làm tổ///Chấp chới ánh đèn thèm nắng phút bình minh.
“Thời” của căn hộ khách sạn nội đô
Những chính sách “cởi trói” cùng sự dịch chuyển của thị trường đang tạo đà cho phân khúc căn hộ khách sạn nội đô có nhiều dấu hiệu khởi sắc, trở thành “điểm dừng chân lý tưởng” cho các nhà đầu tư.
Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.