Thứ sáu, 29/03/2024 03:14 (GMT+7)

ĐBSCL: Nguy cơ ô nhiễm nặng vì rác

MTĐT -  Thứ năm, 13/12/2018 10:48 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Các tỉnh ĐBSCL mỗi ngày có hàng ngàn tấn rác thải ra ngoài môi trường, tuy nhiên, tình trạng thiếu nhà máy xử lý khiến rác thải ứ đọng gây ô nhiễm nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến cuộc sống người dân.

Nhà máy xử lý rác thải TP Cà Mau là nhà máy xử lý rác thải duy nhất của tỉnh Cà Mau xử lý, khoảng 200 tấn rác/ngày đêm. Ảnh: Baocamau.com.vn

Cụ thể, tại tỉnh Trà Vinh, bãi rác thải được chất cao như núi nằm trên tuyến quốc lộ 60 thuộc xã Lương Hoà, huyện Châu Thành tồn tại cả hàng chục năm gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

Tháng 7/2017, UBND tỉnh Trà Vinh cùng Công ty TNHH MTV Kỹ thuật công nghiệp năng lượng môi trường Việt Nam đã khởi công xây dựng nhà máy xử lý chất thải rắn sinh hoạt Trà Vinh, tại ấp Sâm Bua, xã Lương Hòa, huyện Châu Thành trên diện tích 15 ha, sử dụng bằng công nghệ lò đốt Sankio Nhật Bản, công suất 150 tấn rác thải rắn/ngày, thời gian xây dựng hoàn thành dự kiến trong 12 tháng. Tổng vốn xây dựng hơn 79 tỷ đồng do Công ty TNHH MTV Kỹ thuật công nghiệp năng lượng môi trường Việt Nam đầu tư với thời gian hoạt động ban đầu của dự án là 20 năm.

Hơn 1 tháng nay bãi rác ở xã Lương Hòa đã đóng cửa, ngừng hoạt động. Do đó, số rác thải trên địa bàn tỉnh sẽ được đưa về đổ cạnh nhà máy mới. Tuy nhiên, theo kế hoạch nhà máy này sẽ hoạt động vào quý II, rồi quý III nhưng đến nay vẫn chưa thể vận hành hoạt động. Do đó, một lượng rác thải lớn nằm ngay trên tuyến quốc lộ làm ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân. Vừa qua Tỉnh ủy, UBND tỉnh cũng chỉ đạo quyết liệt với Sở Xây dựng đôn đốc phía đơn vị thi công… tuy nhiên họ chỉ cam kết còn tiến độ thì vẫn chậm

Tại Kiên Giang, hiện đảo Phú Quốc có 2 bãi rác lớn nằm ở thị trấn An Thới và xã Cửa Dương.Trung bình số lượng rác thu gom về khoảng 140 tấn/ngày. Tuy nhiên, vì lượng rác thải quá lớn và không ngừng tăng lên. Do vị trí nằm sát mặt đường chính nên người dân và du khách khi đi qua đây đều phải bịt mũi vì mùi hôi thối bốc lên nồng nặc.

Để giải quyết thực trạng trên, tỉnh Kiên Giang đã chủ trương cho xây dựng nhà máy xử lí rác với công suất 200 tấn/ngày (tại ấp Bãi Bổn, xã Hàm Ninh) nhưng do trục trặc về mặt kĩ thuật nên khi mới vận hành thử nghiệm thì ngưng từ ngày 20/10/2017 để sửa chữa.

Còn tại Cà Mau, sau 6 năm hoạt động, Nhà máy xử lý rác thải thành phố Cà Mau lỗ khoảng 133 tỷ đồng. Mới đây, ông Tô Công Lý xin UBND tỉnh Cà Mau giao thêm 10 ha đất, xem xét các chính sách thuế, nâng giá hỗ trợ xử lý rác từ 350.000 đồng lên 500.000 đồng/tấn rác. Đây là nhà máy xử lý rác thải duy nhất của tỉnh Cà Mau xử lý, khoảng 200 tấn rác/ngày đêm, tổng mức đầu tư hơn 329 tỷ đồng. 

Ngày 24/7/2018, Công ty TNHH Xây dựng - Thương mại - Du lịch Công Lý (Công ty Công Lý), chủ đầu tư Nhà máy xử lý rác thải TP Cà Mau, có tờ trình xin ngưng tiếp nhận rác, để bảo trì thiết bị, thời gian bảo trì, sửa chữa 3 tháng. Do đó, rác thải trên địa bàn sẽ được chuyển đến các bãi rác tạm. Tuy nhiên vì lượng rác thải quá lớn khiến các bãi rác tạm ở Đầm Dơi, Cái Nước, Năm Căn… bị quá tải, gây ô nhiễm nghiêm trọng, ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của người.

Hiện trên địa bàn tỉnh ĐBSCL, không chỉ tại các tỉnh trên, mà còn rất nhiều địa phương khác vẫn đang trong tình trạng nhà máy xử lý rác thì có, nhưng không thể xử lý hết được số lượng rác khổng lồ. Rác thải cứ ứ đọng, nhà máy thì bị quá tải gây ôm nhiễm nghiêm trọng, khiến người dân vô cùng bức xúc. Do đó, các cơ quan, ban ngành tại các địa phương cần phải họp bàn và thống nhất đưa ra những giải pháp tốt nhất để nhanh chóng giải quyết được tình trạng ô nhiễm do rác thải ứ đọng. Có như vậy, người dân mới an tâm sinh sống mà không cần lo ngại đến sức khỏe do ô nhiễm rác.

Ngọc Bùi T/H

Bạn đang đọc bài viết ĐBSCL: Nguy cơ ô nhiễm nặng vì rác. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Việt Nam nỗ lực giải quyết ô nhiễm nhựa
Ngày 26/4, tại TP.HCM, Bộ TN&MT chủ trì phối hợp với các đơn vị tổ chức hội thảo tham vấn với các bên liên quan về xây dựng kịch bản đàm phán cũng như kiến nghị xoay quanh Bản dự thảo số “0” sửa đổi của Thỏa thuận toàn cầu về ô nhiễm nhựa.

Tin mới

Ông Nguyễn Văn Minh làm Tổng Biên tập Báo Công Thương
Ngày 28/3, Bộ Công Thương tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Minh - Phó Tổng Biên tập phụ trách giữ chức vụ Tổng Biên tập Báo Công Thương.