Thứ sáu, 29/03/2024 01:58 (GMT+7)

“Điệp khúc” trung chuyển rác trên đường phố bao giờ mới hết

KHÁNH NGÂN -  Thứ năm, 21/09/2017 11:15 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Mỗi ngày, trung bình Hà Nội phát sinh hơn 6000 tấn rác thải sinh hoạt được thu gọm bằng những xe chở thô sơ và tập kết tại điểm trung chuyển trước khi đưa ra bãi rác xử lý.

Lòng đường thành… nơi tập kết rác

Mặc dù đã có chủ trương cơ giới hóa việc đổ rác và xây dựng nhiều điểm trung chuyển tác tập trung, nhưng vì khu dân cư quá nhiều ngõ ngách nhỏ nên đường phố nghiễm nhiên thành bãi tập kết…“rác”

Thực trạng chung của rất nhiều quận tại Hà Nội hiện nay là việc sử dụng lòng, lề đường để tập kết rác thải. Tại một điểm tập kết rác trên đường Nguyễn Khang (phường Yên Hòa, Cầu Giấy), mỗi buổi chiều luôn có từ 3 – 4 thùng tác chất đầy rác thải thành đống ở lề đường, có khi lên tới chục thùng. Vào những ngày mưa, nước thải từ rác mang theo mầm bệnh rỉ ra hôi thối, ngày nắng nóng mùi rác càng bốc lên nồng nặc vô cùng khó chịu.

Để giúp người dân không còn ám ảnh khi đi đổ tác, quận Cầu Giấy đã thí điểm mô hình “chân cẩu rác xanh”, tuy nhiên nhiều điểm trên địa bàn chưa được thí điểm vẫn còn tình trạng rác thải tập kết tràn lan trên lòng đường. Không chỉ gây ô nhiễm môi trường, việc này còn làm mất mỹ quan đô thị, gây cản trở giao thông và nguy hiểm cho người đi đường.

Theo quy định, các thùng tác sau khi tập kết phải được phủ bạt tránh phát tán ô nhiễm, sau hai tiếng rác phải được chuyển đi. Tuy nhiên, không phải lúc nào công nhân vệ sinh cũng thực hiện được quy trình này.

 Ảnh minh họa

Bàn về vấn đề này ông Đỗ Ngọc Anh (Phó chủ tịch UBND phường Yên Hoà) cho biết: "Thực sự bây giờ phường không có khu vực nào đúng nghĩa là nơi “cẩu rác”. Khu vực cẩu rác đạt chuẩn phải là nơi cách xa khu dân cư và không ảnh hưởng đến giao thông. Hiện tại việc tập kết các xe rác cũng ảnh hưởng đến giao thông nhưng phường không có cách nào khác”.

Đại diện UBND phường Yên Hoà cũng cho biết thêm, do trong quy hoạch không hề có nơi tập kết rác thải chung chuyển nên cơ quan bắt buộc phải chọn một số vị trí cạnh các công trình chưa hoàn thiện để tập kết, thậm chí còn phải sử dụng cả lòng đường, vỉa hè.

"Đây chỉ là câu chuyện trước mắt, giải pháp chữa cháy tạm thế, về lâu dài là bài toán vẫn chưa có câu trả lời", ông Ngọc Anh nhận định.

Cũng về câu chuyện tập kết rác thải, ông Vũ Đại Phong (Chủ tịch quận Hai Bà Trưng) cho hay, hiện trung bình mỗi ngày trên địa bàn quận có lượng rác thu gom khoảng 330 tấn. Do quận chưa tìm được điểm làm trạm trung chuyển rác phù hợp, dẫn đến thời gian vận chuyển rác kéo dài gây ùn ứ tại một số nơi.

Hiện trên địa bàn các quận nội thành thiếu trạm trung chuyển rác, làm cho thời gian vận chuyển rác về các khu xử lý tập trung kéo dài, rác thải thu gom chờ vận chuyển phải tập kết trên đường, gây mất mỹ quan đô thị và ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

“Việc chưa xây dựng các trạm trung chuyển chủ yếu là do các quận chưa bố trí được quỹ đất thích hợp. Cùng với đó, ý thức của một bộ phận người dân chưa cao, bỏ rác không đúng giờ quy định, vứt rác bừa bãi ra lòng đường, hè phố và nơi công cộng gây khó khăn cho lực lượng duy trì vệ sinh” - Ông Nguyễn Hữu Tiến (Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hà Nội) cho biết.

Cần quyết liệt hơn nữa!

Không chỉ người dân phải hứng chịu ô nhiễm từ các điểm tập kết rác mà những công nhân môi trường làm công việc thu gom cũng cô cùng vất vả khi không có điểm chung chuyển cố định.

Chị Nguyễn Ngọc Thuỷ (công nhân Công ty môi trường Vĩnh Yên, đơn vị làm nhiệm vụ thu gom rác tại phường Yên Hòa) cho biết: “Nhiều lần chị bị người của các khu đô thị đuổi, không cho đặt xe thu gom rác vì họ sợ bẩn. Bên cạnh những người dân có ý thức vứt rác đúng nơi quy định, cũng có không ít người khi thấy bóng dáng công nhân môi trường là họ sẵn sàng xả thẳng rác ra đường. Có một thực trạng diễn ra tại nhiều nơi đó là nhiều hộ dân vẫn không đồng tình tập kết rác ngay cả khi chính quyền đồng ý. Xe rác đỗ ở đâu người ta cũng đuổi vì sợ ô nhiễm”.

Trước thực trạng này, ông Nguyễn Mạnh Hùng (Trưởng phòng Hạ tầng kỹ thuật, Sở Xây dựng Hà Nội) cho rằng: “UBND TP Hà Nội đã có Công văn 10928/SXD-HT yêu cầu các quận, huyện bố trí địa điểm trung chuyển rác trước khi chuyển đi. Nhưng thực tế phần lớn các địa phương không bố trí được, một số nơi bố trí được lại quá xa khu dân cư. Đây là một bài toán khó mà các địa phương loay hoay vẫn chưa có câu trả lời”.

Vấn đề còn tồn tại này cũng được ông Nguyễn Đức Chung (Chủ tịch UBND TP Hà Nội) chỉ rõ những hạn chế trong công tác vệ sinh môi trường tại phiên họp thường trực HĐND TP Hà Nội vừa qua. Theo đó nguyên nhân là do lãnh đạo một số quận, huyện, xã, phường chưa quyết liệt, còn thiếu trách nhiệm trong chỉ đạo, triển khai thực hiện, còn tâm lý trông chờ vào thành phố. Chủ tịch UBND TP Hà Nội cũng yêu cầu Chủ tịch các quận, huyện, thị xã phải xác định thu gom, xử lý rác, xử lý ô nhiễm là nhiệm vụ thường xuyên.

Bạn đang đọc bài viết “Điệp khúc” trung chuyển rác trên đường phố bao giờ mới hết. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Việt Nam nỗ lực giải quyết ô nhiễm nhựa
Ngày 26/4, tại TP.HCM, Bộ TN&MT chủ trì phối hợp với các đơn vị tổ chức hội thảo tham vấn với các bên liên quan về xây dựng kịch bản đàm phán cũng như kiến nghị xoay quanh Bản dự thảo số “0” sửa đổi của Thỏa thuận toàn cầu về ô nhiễm nhựa.

Tin mới

Ông Nguyễn Văn Minh làm Tổng Biên tập Báo Công Thương
Ngày 28/3, Bộ Công Thương tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Minh - Phó Tổng Biên tập phụ trách giữ chức vụ Tổng Biên tập Báo Công Thương.