Thứ năm, 28/03/2024 20:14 (GMT+7)

Gia Lâm: Biến hàng nghìn m2 đất nông nghiệp thành nhà xưởng

Thảo Phương -  Thứ bảy, 10/11/2018 08:59 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Dù đây là đất được giao cho dân sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp nhưng từ nhiều năm nay, trên địa bàn xã Yên Viên, H. Gia Lâm, Hà Nội hàng chục nghìn m2 đất biến thành nhà xưởng sản xuất.

Các nhà xưởng mọc trái phép trên đất nông nghiệp

Vừa qua, tòa soạn Môi trường và Đô thị Việt Nam điện tử nhận được phản ánh liên quan đến vụ việc nhiều người dân ở thôn Cống Thôn, xã Yên Viên, Gia lâm (Hà Nội) bức xúc khi hàng ngàn mét vuông đất nông nghiệp thuộc bờ đê Sông Đuống bị sử dụng sai mục đích, biến tướng thành nhà xưởng sản xuất ngày đêm thi nhau xả khói gây ô nhiêm môi trường.

Để làm rõ thông tin phản ánh của bạn đọc, phóng viên đã trực tiếp xác minh phản ánh. Dọc theo bờ đê sông Đuống không khó để nhận thấy hàng loạt các nhà xưởng mọc lên san sát, từ xưởng gỗ ép ván đến xưởng giặt nhuộm ngày đêm sản xuất thi nhau xả khói đen khét lẹt. Con mương ngay cạnh đó được sử dụng làm nơi chứa nước thải cho các xưởng sản xuất cũng đen đặc và bốc mùi hôi thối.

Các xưởng sản xuất mọc trên đất nông nghiệp sản xuất ngày đêm gây bức xúc cho người dân. 

Trong vai người có nhu cầu làm xưởng giặt nhuộm quần áo, PV đã tiếp cận những người dân sinh sống ngay khu vực. Một người dân ở đây cho biết, khu đất này vốn là đất nông nghiệp được chia cho người dân cấy trước kia.

Tuy nhiên khoảng chục năm trở lại đây, nhiều người đã thuê lại đất từ các hộ dân rồi tôn nền để làm nhà xưởng. Ban đầu chỉ có một vài xưởng nhưng mấy năm gần đây, tình hình kinh doanh tiến triển nên người ta đua nhau đến đây thuê đất. Hiện khu vực này đã được thuê hết, nếu PV muốn mở xưởng thì phải đến thuê khu vực khác.

Chính quyền làm ngơ đổ lỗi cho hoàn cảnh!?

Ngày 2/11, PV đã có buổi làm việc với UBND xã Yên Viên. Tại đây, bà Nguyễn Thị Quyên - Phó Chủ tịch xã cho biết: “Hiện nay trên địa bàn thôn Cống Thôn có 2 xưởng giặt nhuộm quần áolà Văn Tiến và Thuận Lợi. Về nguồn gốc đất của các xưởng nằm trong diện tích đấtgiao 64 choUBND xã,thời gian trước khi chưa có kênh sông Đà, hằng năm bắt đầu từ tháng 4 đến cuối tháng 8 âm lịch thì toàn bộdiện tích đấtbị ngập, không đào được hệthốngmương thoát nước. Bà con không sản xuất được, dân bỏ hoang nhiều, doanh nghiệp thấy thế nên vào thuê lại đất để sản xuất kinh doanh.

Chính vì thế, lãnh đạo xã không biết,thời điểm đótôi làm bí thư chi đoàn,dân tự ý cho thuê đất chuyển đổi mục đích. Lúc xã biết thì dân cho thuê rồi”.

Bà Nguyễn Thị Quyên - Phó Chủ tịch xã Yên Viên, huyện Gia Lâm, Hà Nội. 

Cũng liên quan đến vấn đề môi trường của các xưởng giặt là trên địa bàn thôn Cống Thôn, bà Quyên khẳng định về hồ sơ giấy tờ bảo vệ môi trường thì các cơ sở này đều đầy đủ. Nhưng hiện tại, UBND xã Yên Viên mới cung cấp được cho PV giấy phép xả nước thải của xưởng giặt là Thuận Lợi. Ngoài ra, các biên bản kiểm tra của UBND xã đều không có.

Đến đây PV đặt ra câu hỏi, xưởng giặt nhuộm quần áo trên địa bàn thôn Cống Thôn hoạt động 10 năm nay nhưng đến năm 2017 mới được cấp giấy phép xả thải. Vậy thời gian trước cơ sở hoạt động "chui", chính quyền địa phương thường xuyên đi kiểm tra nhưng lại không phát hiện ra hay vì lý do nào khác?

Trước những sai phạm trên, dư luận có quyền đặt câu hỏi có hay không việc chính quyền xã Yên Viên cố tình "làm ngơ" cho các doanh nghiệp xây dựng nhà xưởng, kho bãi trái phép trên đất nông nghiệp?

Đặc biệt hơn việc doanh nghiệp cho thuê xây dựng nhà xưởng sản xuất  còn có thể gây hệ lụy khó lường ảnh hưởng đến môi trường và đời sống dân sinh? Đề nghị UBND huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội cần vào cuộc xác minh, làm rõ việc chấp hành pháp luật trong quản lý, sử dụng đất trên địa bàn, nếu phát hiện sai phạm cần xử lý nghiêm.

Môi trường và Đô thị Việt Nam điện tử sẽ tiếp tục đưa tin.

Bạn đang đọc bài viết Gia Lâm: Biến hàng nghìn m2 đất nông nghiệp thành nhà xưởng. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Việt Nam nỗ lực giải quyết ô nhiễm nhựa
Ngày 26/4, tại TP.HCM, Bộ TN&MT chủ trì phối hợp với các đơn vị tổ chức hội thảo tham vấn với các bên liên quan về xây dựng kịch bản đàm phán cũng như kiến nghị xoay quanh Bản dự thảo số “0” sửa đổi của Thỏa thuận toàn cầu về ô nhiễm nhựa.

Tin mới

Ông Nguyễn Văn Minh làm Tổng Biên tập Báo Công Thương
Ngày 28/3, Bộ Công Thương tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Minh - Phó Tổng Biên tập phụ trách giữ chức vụ Tổng Biên tập Báo Công Thương.