Thứ năm, 28/03/2024 13:28 (GMT+7)

Bộ TN&MT ban hành Kế hoạch phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn

MTĐT -  Thứ hai, 09/07/2018 17:35 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Mới đây, Bộ TN&MT ban hành Kế hoạch phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn 2018, làm căn cứ để đơn vị xây dựng và thực hiện kế hoạch phòng, chống thiên tai.

Theo dự báo, hiện tượng ENSO nhiều khả năng sẽ chuyển sang trạng thái trung tính từ khoảng tháng 6 và duy trì trạng thái này cho đến hết năm 2018.

Dự báo số lượng bão và áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) hoạt động trên khu vực Biển Đông và ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền nước ta trong năm 2018 tương đương so với trung bình nhiều năm (TBNN), cụ thể sẽ có khoảng 12 - 14 con bão và ATNĐ hoạt động trên Biển Đông và khoảng 4-6 cơn ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền nước ta.

Thời kỳ đầu mùa, bão và ATNĐ có xu hướng xuất hiện nhiều hơn so với TBNN ở khu vực phía Bắc Biển Đông và xu hướng sẽ dịch dần về phía Nam Biển Đông trong những tháng cuối năm 2018. Bão và ATNĐ có khả năng ảnh hưởng nhiều hơn tới khu vực Trung Bộ. Các thiên tai khí tượng thủy văn (KTTV) khác vẫn có khả năng diễn biến phức tạp, khó lường.

Vì vậy đòi hỏi công tác dự báo, cảnh báo thiên tai cần phải bảo đảm thường xuyên, liên tục, theo sát diễn biến của thiên tai, tăng cường việc cảnh báo sớm, cung cấp kịp thời thông tin dự báo, cảnh báo để chủ động phòng tránh, giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản do thiên tai gây ra.

Việc nâng cấp, hiện đại hóa mạng lưới quan trắc và công nghệ dự báo KTTV cần được tiếp tục thực hiện một cách đồng bộ, hiệu quả; việc triển khai hiệu quả công tác phòng, tránh thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tại các đơn vị thuộc Bộ cần được chủ động; công tác khắc phục hậu quả, sự cố do thiên tai gây ra phải kịp thời.

Công tác tuyên truyền phổ biến kiến thức về KTTV và các biện pháp phòng, tránh thiên tai đến cộng đồng dân cư để phát huy ý thức tự giác, chủ động phòng, chống thiên tai cần được đẩy mạnh.

Nhằm chủ động trong công tác phòng chống, ứng phó kịp thời, hiệu quả, giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã phân công cụ thể trách nhiệm và sự phối hợp giữa các đơn vị trong Bộ.

Theo đó, Tổng cục khí tượng Thủy văn cần phối hợp với Vụ tổ chức cán bộ trình Bộ trưởng ban hành Quyết định Kiện toàn Ban chỉ huy PCTT và TKCN của Bộ; thường xuyên theo dõi và thực hiện chế độ trực ban; tổng hợp các diễn biến của thiên tai để tham mưu cho Trưởng ban chỉ đạo toàn ngành kịp thời xử lý có hiệu quả tình huống thiên tai và sự cố; đồng thời chỉ đạo các đơn vị trực thuộc nhằm nâng cao chất lượng bản tin cảnh báo thiên tai,...

Văn phòng Bộ chủ trì, phối hợp với Tổng cục Khí tượng Thủy văn bảo đảm công tiếp nhận, ban hành các văn bản chỉ đạo hoạt động PCTT và TKCN của lãnh đạo Bộ và các thành viên Ban chỉ huy; kiểm tra đôn đốc thực hiện công việc trên tại trụ sở Bộ.

Vụ Kế hoạch - Tài chính phân bổ kinh phí của Bộ cho các hoạt động PCTT và TKCN trong phạm vi quản lý của Bộ và việc hỗ trợ địa phương khắc phục hậu quả; Hướng dẫn sử dụng, quản lý nguồn kinh phí ngân sách cấp cho các hoạt động PCTT và TKCN trong phạm vi quản lý của Bộ và hỗ trợ các địa phương bị thiệt hại do thiên tai theo đúng các quy định về quản lý thiên tai.

Viện Khoa học KTTV và Biến đổi khí hậu chủ trì, phối hợp với Tổng cục Khí tượng Thủy văn và các đơn vị liên quan trong hoạt động nghiên cứu phục vụ PCTT, phối hợp cung cấp thông tin dự báo, cảnh báo thiên tai theo quy định; tập trung triển khai, hoàn thành việc nghiên cứu cơ sở khoa học, nhằm phân cấp độ rủi ro và chi tiết hóa cấp độ đối với các loại hình thiên tai.

Cục Biến đổi khí hậu kiểm tra, đôn đốc thực hiện kế hoạch PCTT và tìm kiếm cứu nạn của đơn vị. Phối hợp với Tổng cục Khí tượng Thủy văn tổ chức các đoàn kiểm tra công tác KTTV, biến đổi khí hậu và PCTT ở địa phương.

Tổng cục Môi trường chủ trì, phối hợp với Tổng cục Khí tượng Thủy văn triển khai hoạt động phòng ngừa, ứng phó và xử lý, khắc phục ô nhiễm môi trường do thiên tai, sự cố gây ra; kiểm ra, đôn đốc thực hiện kế hoạch PCTT và TKCN của đơn vị; Chủ trì, phối hợp với Bộ, ngành, địa phương theo dõi chặt chẽ tình hình ô nhiễm môi trường tại khu vực xảy ra thiên tai; xây dựng kế hoạch phối hợp, hỗ trợ chính quyền địa phương đề xuất các giải pháp trước mắt để khắc phục mà xử lý ô nhiễm sau thiên tai.

Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam kiểm tra, đôn đốc thực hiện kế hoạch PCTT và TKCN của đơn vị; chủ trì, phối hợp với Tổng cục Khí tượng Thủy văn theo dõi, cảnh báo các hiện tượng tai biến địa chất và các quá trình địa động lực công trình...

Ngoài ra, Kế hoạch cũng nêu rõ nhiệm vụ của Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam; Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam; Tổng cục Quản lý đất đai; Cục Quản lý Tài nguyên nước; Cục Viễn thám quốc gia; Cục Đo đạc, Bản đồ và thông tin địa lý Việt Nam; Cục Công nghệ thông tin và Dữ liệu tài nguyên môi trường; Qũy Bảo vệ Môi trường Việt Nam; Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản;... 

MTĐT

Bạn đang đọc bài viết Bộ TN&MT ban hành Kế hoạch phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Việt Nam nỗ lực giải quyết ô nhiễm nhựa
Ngày 26/4, tại TP.HCM, Bộ TN&MT chủ trì phối hợp với các đơn vị tổ chức hội thảo tham vấn với các bên liên quan về xây dựng kịch bản đàm phán cũng như kiến nghị xoay quanh Bản dự thảo số “0” sửa đổi của Thỏa thuận toàn cầu về ô nhiễm nhựa.

Tin mới

Thú quý trở về và thông điệp xanh
Thời gian gần đây, ở các tỉnh: Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và một số địa phương khác, người dân liên tiếp phát hiện nhiều loài động vật quý hiếm như voọc Hà Tĩnh, lửng lợn Đông Dương, mang Trường Sơn, gà lôi trắng, khỉ mốc, rùa sa nhân...
Bài thơ: Khi xa nhau
Khi xa càng nhớ nhau hơn///Ai chăm em lúc dỗi hờn… không anh///Buồn như vết thương chưa lành///Cô đơn đau nhói tim mình vì em.
Xuyên đêm cùng Công an TP Biên Hòa xử lý "thần men"
Lực lượng CSGT-TT Công an TP Biên Hòa (tỉnh Đồng Nai) đang triển khai lực lượng tổ chức tuần tra, kiểm soát xử lý các lỗi vi phạm đặc biệt là các trường hợp vi phạm nồng độ cồn, ma túy, tốc độ,... nhằm đảm bảo trật tự an toàn giao thông trên địa bàn.