Thứ bảy, 20/04/2024 04:52 (GMT+7)

Phẫn nộ: Xã du lịch không có thùng rác, dân biến biển thành bãi rác

MTĐT -  Chủ nhật, 19/08/2018 10:42 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Mới đây trên MXH lan truyền những hình ảnh kèm theo đoạn video ghi lại cảnh người dân xã Bình Châu (Bình Sơn, Quảng Ngãi) đổ rác thẳng ra cửa ngõ ra đảo Lý Sơn đã làm “dậy sóng” cộng đồng mạng.

Theo những hình ảnh và bài viết tài khoản Facebook cho biết, trong dịp ghé qua xã Bình Châu nơi có cảng Sa Kỳ để ra đảo Lý Sơn nổi tiếng của Quảng Ngãi. Anh tận thấy rác đầy đường, đáng nói người dân còn hồn nhiên thả rác ra cửa biển, một con đê dọc sông chuẩn bị đổ ra biển toàn rác và rác.

Khi được hỏi vì sao không để rác vào thùng thì người dân nơi đây cho biết vì ở đây chỉ có một thùng rác duy nhất là cảng Sa Kỳ mà thôi, nơi đây không có thùng rác. Cửa biển chính là bãi đổ rác.

Chủ nhân tài khoảng này cũng cho biết, khắp xã này có rất nhiều biển hiệu vì môi trường nhưng tuyệt nhiên không tìm thấy thùng rác.

Người dân hồn nhiên đổ rác ra biển. Ảnh: FB Nguyễn Việt Hùng. 

Ngay sau khi bài viết cùng những hình ảnh không đẹp này được chia sẻ trên mạng xã hội, nhiều người đã tỏ ra vô cùng bất bình về ý thức bảo vệ môi trường của người dân nơi đây. Không chỉ vậy, đa số ý kiến cho rằng, không có thùng rác là lỗi thuộc về chính quyền địa phương.

Nhiều người từ bức xúc chuyển sang lo lắng: “Cứ đà này, biển sẽ chẳng còn tôm cá”, “Chúng ta biếu tặng ông bà, cha mẹ, người thân, chăm chút con cái từ những đặc sản của biển nhưng đâu biết rằng trong đó là bao chất độc hại từ chính trong rác của con người đổ xuống. Liệu chúng ta có tha thứ được cho mình hay không?”

Một ý kiến khác lên tiếng: “Người dân thiếu ý thức 1 phần, 1 phần do chính quyền chưa tổ chức tốt khâu vê sinh môi trường. Nếu chính quyền bắt buộc mỗi nhà phải có 1 thùng rác hữu cơ mỗi tuần có xe rác đến đổ. Ai không tuân thủ phạt nặng vào hỏi người dân nào dám đổ rác bừa bãi”.

Rác được vứt bừa bãi ngoài bờ biển. Ảnh: FB Nguyễn Việt Hùng. 

Trao đổi với báo Giao thông về vấn đề này, ông Nguyễn Văn Hải, Chủ tich UBND xã Bình Châu cho biết, cả xã cũng chỉ có một nơi tập trung rác, đó là cầu Quỳnh Lưu. Tuy nhiên, điều bất cập là chỉ những hộ dân quanh khu vực đem rác đến đây tập kết, còn những hộ dân ở xa sẽ không đem đến vì quá bất tiện. Trong khi xã lại không có phương tiện thu gom.

Tại điểm tập kết này, phải một tuần, đơn vị thu gom do xã hợp đồng mới đến thu gom rác một lần để chở đi xử lý với giá 2,5 triệu/chuyến. Trong khi đó một năm, huyện Bình Sơn chỉ hỗ trợ cho địa phương này 50 triệu để thu gom, xử lý rác.

Dù có biển "Cấm vứt rác" nhưng rác lại được chất cao như núi.  Ảnh: FB Nguyễn Việt Hùng. 

“Từ trước đến nay, xã không hề có thùng rác trong khi dân số xã lại đông nên người dân tự ý đổ rác ra biển, gây mất mỹ quan, ảnh hưởng đến môi trường sống cũng như du lịch”, ông Hải thừa nhận.

Cũng theo ông Hải, thời gian sắp đến UBND xã sẽ xây dựng những hố chứa rác tạm thời bằng nguồn kinh phí huy động từ nhân dân để khắc phục tình trạng trên. Tuy nhiên, khó khăn hiện tại là trong xã không có địa điểm để đặt hố chứa do nhà cửa người dân sát nhau.

“Chúng tôi đang chờ huyện Bình Sơn và TP Quảng Ngãi thống nhất để đặt hố chứa rác. Đồng thời mong chính quyền tạo điều kiện về nguồn vốn để địa phương sớm khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường do rác thải từ sinh hoạt đã tồn tại rất lâu này”.

Nhật Hạ (t/h)

Bạn đang đọc bài viết Phẫn nộ: Xã du lịch không có thùng rác, dân biến biển thành bãi rác. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Hậu Giang gắn camera quan sát rừng
Tỉnh Hậu Giang sẽ gắn thêm thiết bị camera quan sát tại các vùng trọng điểm dễ xảy ra cháy rừng trong mùa khô hạn sẽ còn diễn ra gay gắt và kéo dài trong thời gian tới.

Tin mới

Chương trình "Huyền thoại tuổi thanh xuân"
Huyền thoại tuổi thanh xuân là một chương trình sống động để chúng ta hiểu hơn về lòng yêu nước và tinh thần kiên cường, dũng cảm chiến đấu chống ngoại xâm của người phụ nữ Việt Nam
Chăm lo đời sống công nhân vệ sinh môi trường
Góp phần không nhỏ vào việc làm cho môi trường thành phố xanh, sạch, đẹp, nhưng hiện nay đời sống của hầu hết công nhân vệ sinh gặp không ít khó khăn và rủi ro, như môi trường làm việc độc hại, dễ xảy ra tai nạn lao động, thu nhập thấp,...