Thứ sáu, 19/04/2024 06:25 (GMT+7)

Thanh Oai (Hà Nội): Chính quyền cũng phải kêu cứu... vì rác

Văn Bình - Triệu Hồ -  Thứ ba, 24/10/2017 14:37 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Nằm giữa ngã tư đường, nguồn nước đang bị xâm hại, bãi rác không có các biện pháp tạm thời để khắc phục như là rắc vôi bột hay che đậy bạt. Đó là thực trạng đang diễn ra tại thôn Cự Đà, xã Cự Khê

Nhiều ngày nay, theo đường dây nóng của Môi trường và Đô thị Việt Nam Điện tử nhận được phản ánh về tình trạng bãi tập kết rác để tồn đọng, ô nhiễm tại thôn Cự Đà, xã Cự Khê, huyện Thanh Oai, Hà Nội.

Chiều ngày 23/10, PV Môi trường và Đô thị Việt Nam điện tử đã đến tiếp cận hiện trường và trao đổi với chính quyền sở tại.

Mương nước trở thành nơi đổ rác

Tại hiện trường nhóm PV ghi nhận, bãi rác nằm giữa ngã tư đường, đây lại là trục đường chính để đi vào khu dân cư. Rác đổ quá nhiều tràn lan xuống cả nguồn nước ngay cạnh đó.

Không chỉ dừng lại ở đó, tại bãi rác nhóm Pv còn ghi nhận có cả những xác chết động vật, đang bốc mùi hôi thối nồng nặc vô cùng khó chịu. Rác ở đây để trực tiếp mà không có bất kì một lớp ngăn cách nào, không được che đậy bạt, không có rắc vôi bột tiêu độc khử trùng. Thậm chí có cả gia súc cũng đang xuất hiện, đào bới rác ở đây.

Gia súc bới rác ngay bên đường

Trao đổi với bà N.T.T (một người dân thôn Cự Đà) cho biết: "Tình trạng này kéo dài được khoảng ba tháng và đây là điểm tập kết để chuyển rác đi của Công ty môi trường Thăng Long. Tuy nhiên, dịp này không hiểu vấn đề gì mà rác lại để tồn đọng lâu như vậy".

Khi được hỏi về những ảnh hưởng của bãi rác đối với cộng đồng dân cư, bà N.T.T bức xúc cho biết: “Mùi hôi thối khó chịu lắm, nhà tôi ngay đầu làng, gió lùa vào nhà không chịu được, những hôm trời mưa thì rác thối giữa phân hủy nhanh, khó thở lắm”.

Cùng quan điểm và nỗi bức xúc đó là chia sẻ của ông Đinh Văn Hùng (người thôn Cự Đà) chia sẻ: “Dân ở đây khổ vì rác. Nguồn nước các anh quan sát thì thấy, nước từ rác ngấm và rỉ thẳng ra con mương ngay cạnh, nên có màu đen sì”.

 Người dân bức xúc về bãi rác ngay bên đường này

Để tìm hiểu rõ hơn vấn đề, PV có buổi trao đổi với ông Đặng Anh Phương - Chủ tịch UBND xã Cự Khê. Tại buổi làm việc, ông Phương cũng không ngần ngại cho biết thành tích nổi bật của xã là đã về đích nông thôn mới năm 2016 và trước thời hạn hai năm, những năm trước là do công tác xã hội hóa nên xã đã làm rất tốt việc thu gom và vận chuyển rác. Nhưng hiện nay kể từ ngày 1/8/2017 xã đã bàn giao cho công ty Môi trường Thăng Long về mặt chủ trương và công ty chính thức bắt đầu nhận thu gom, vận chuyển từ ngày 1/9.

Vị chủ tịch xã cũng thừa nhận việc đổ rác gây mất vệ sinh môi trường và người dân thì phản ánh đến chính quyền xã rất nhiều về tình trạng này. Khi hỏi về sự can thiệp của chính quyền địa phương, thì ông Phương cũng cho hay về vấn đề quản lí hiện nay là rất “cồng kềnh” liên quan đến cả ban quản lí đô thị, ban quản lí dự án,…

Hiện tại xã cũng đã gửi danh sách, tờ trình, và dự toán đầu tư xây dựng bãi tập kết rác xuống phòng tài nguyên môi trường huyện Thanh Oai nhưng vẫn chưa nhận được câu trả lời.

 “Chúng tôi cũng chỉ biết kêu, cũng đang rất khổ sở về vấn đề rác này”, ông Phương nói thêm.

Thiết nghĩ để tình trạng này kéo dài như vậy thì trách nhiệm thuộc về ai? Công ty môi trường, Ban quan lí dự án, Ban quản lí đô thị, Phòng tài nguyên môi trường huyện Thanh Oai, hay những đơn vị thẩm quyền cấp cao hơn nữa?

Video:

Môi trường và đô thị Việt nam Điện tử tiếp tục gửi thông tin tới bạn đọc !

Bạn đang đọc bài viết Thanh Oai (Hà Nội): Chính quyền cũng phải kêu cứu... vì rác. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Hậu Giang gắn camera quan sát rừng
Tỉnh Hậu Giang sẽ gắn thêm thiết bị camera quan sát tại các vùng trọng điểm dễ xảy ra cháy rừng trong mùa khô hạn sẽ còn diễn ra gay gắt và kéo dài trong thời gian tới.

Tin mới

Ninh Bình: Khai hội Hoa Lư 2024
Tối 17/4, tại Khu Di tích Quốc gia Đặc biệt Cố đô Hoa Lư (tỉnh Ninh Bình) đã long trọng tổ chức kỷ niệm 1.100 năm ngày sinh Đinh Tiên Hoàng Đế và khai mạc Lễ hội Hoa Lư năm 2024.