Thứ bảy, 20/04/2024 20:31 (GMT+7)

Tin tức môi trường mới nhất, nóng nhất hôm nay ngày 19/10/2018

MTĐT -  Thứ sáu, 19/10/2018 09:44 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất hôm nay ngày 19/10/2018. Cập nhật tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất hôm nay ngày 19/10/2018.

Trại lợn khổng lồ xây trái phép lấn chiếm hành lang bảo vệ nguồn nước

Dự án trại lợn quy mô lớn nằm ở đầu nguồn hồ Trị An, nơi được cơ quan chức năng tỉnh Đồng Nai đánh giá là rất nhạy cảm về môi trường.

Dự án trang trại nuôi lợn nái sinh sản quy mô lớn trên diện tích gần 14.000m2 ở huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai của Công ty TNHH MTV Phan Thị Trâm đang trong thời gian chờ đánh giá tác động môi trường. Tuy nhiên, doanh nghiệp đã xây dựng trái phép dự án này. Theo xác định ban đầu, việc xây dựng dự án đã lấn chiếm vào hành lang bảo vệ nguồn nước.

Cùng với hồ Dầu Tiếng ở tỉnh Tây Ninh, hồ Trị An ở tỉnh Đồng Nai là 2 nguồn cung cấp nước chính cho người dân tỉnh Đồng Nai và hơn 10 triệu dân ở TP.HCM. Do đó, việc xây dựng một trại lợn có quy mô lớn ở ngay đầu nguồn nước hồ Trị An đã khiến nhiều người dân lo lắng vì nguy cơ ô nhiễm nguồn nước. Đến thời điểm hiện tại, doanh nghiệp đã xây khoảng 90% hạng mục dự án, chi phí xây dựng đến nay là gần 20 tỷ đồng. Dự kiến, sau khi xây dựng dự án, chủ đầu tư sẽ cho một công ty chăn nuôi và chế biến thực phẩm có thương hiệu thuê lại.

Giải thích lý do vì sao dự án quy mô lớn được xây dựng trái phép ở gần sông nay mới bị đình chỉ, đại diện UBND huyện Định Quán cho biết nguyên nhân là do doanh nghiệp cố tình vi phạm, địa phương đã xử phạt 40 triệu đồng. Với vai trò là cơ quan chủ trì đánh giá tác động môi trường của dự án, đại diện Chi cục Bảo vệ môi trường tỉnh Đồng Nai lo ngại trang trại lợn quy mô lớn thường có mức độ ô nghiễm môi trường cao, việc kiểm soát chất thải, nước thải là rất khó. Cơ quan này đang cùng các đơn vị liên quan kiểm tra lại để có đánh giá chi tiết, toàn diện và chính xác trước khi trình UBND tỉnh Đồng Nai quyết định về dự án này.

Bãi biển Boracay hoạt động trở lại với nhiều quy định chặt chẽ

Ngày 26/10 tới đây, bãi biển Boracay (Philippines) sẽ chính thức hoạt động trở lại nhưng với một loạt quy định chặt chẽ.

Thanh tra Chính phủ Philippines cho biết đã phát hiện hơn 2.000 cơ sở kinh doanh và nhà dân nối ống xả thải trái phép chạy thẳng xuống biển Boracay.

Trong 6 tháng qua, một ban đặc nhiệm liên ngành đã giám sát việc xây dựng lại hệ thống cống, xả thải mới, chạy lại đường cáp viễn thông cũng như xây mới 20km đường và lối đi. Dự án còn kéo dài hơn 1 năm, tiêu tốn khoảng 25 triệu USD (hơn 580 tỷ đồng).

Do vậy, cùng với việc được kinh doanh du lịch trở lại, Boracay sẽ chịu sự quản lý của một loạt các điều luật và quy định về môi trường và xây dựng. Chỉ có 68 trong tổng số 600 resort từng có trước kia sẽ được hoạt động trở lại vào ngày 26/10 và khách du lịch sẽ sốc vì danh tiếng tiệc tùng của Boracay sẽ không còn.

Theo số liệu thống kê, mỗi năm có khoảng 2 triệu khách du lịch tới hòn đảo nghỉ dưỡng nằm tại Miền Trung của Philippines. Tuy nhiên, việc phải tiếp đón quá nhiều khách du lịch đã khiến các bãi cát trắng và các bãi biển của Boracay bị ô nhiễm. Trong khi đó, tình trạng các khách sạn và nhà hàng xả chất thải trực tiếp xuống biển cũng gây ra nhiều vấn đề mất bảo đảm an toàn vệ sinh.

Trước đó, từ ngày 26/4/2018, Chính phủ Philippines đã đóng cửa hòn đảo Boracay trong vòng 6 tháng để bắt đầu chiến dịch dọn dẹp quy mô lớn tại địa điểm nghỉ dưỡng nổi tiếng này.

Báo động tình trạng ô nhiễm không khí ở thủ đô của Ấn Độ

Chất lượng không khí ở khu vực đường Lodhi của New Delhi vào sáng 18/10 cho thấy mức độ cao của các chất gây ô nhiễm. Theo Chỉ số Chất lượng Không khí (AQI), ngày 18/10, loại hạt bụi PM 2.5 ở mức 224 và loại hạt bụi PM 10 ở mức 272. Trong khi đó, AQI trong khoảng từ 0 – 50 được cho là tốt, 100 là mức trung bình, từ 101 đến 200 là mức kém, 201 đến 200 là mức xấu và 301 đến 400 là rất xấu và 401 đến 500 là mức nghiêm trọng.

Những số liệu đo được trong sáng 18/10 đã không thay đổi kể từ 9 giờ 52 phút tối 17/10. Chất lượng không khí ở một số thành phố miền Bắc Ấn Độ như sau: Gurugram (252), Lucknow (247), Kanpur (247), Agra (236) và Patna (209) đều ở mức xấu.

Nông dân quanh khu vực Delhi cho rằng, họ không có các phương án khả thi hơn việc đốt rơm rạ. Đốt rơm rạ giúp dọn sạch ruộng đồng trước khi bắt đầu mùa vụ mới. Họ cũng cho rằng các hoạt động công nghiệp và phương tiện giao thông là nguyên nhân chính gây ra tình trạng ô nhiễm không khí.

Tòa án Xanh Quốc gia Ấn Độ đã đưa ra những quy định nghiêm ngặt về việc đốt rơm rạ. Để hạn chế tình trạng ô nhiễm không khí, cơ quan này đã thông qua một số tiền lớn cho các công cụ và công nghệ hiện đại để giải quyết vấn đề này.

Ninh Bình: Xử lý kiên quyết đối với vi phạm pháp luật về môi trường

Theo báo TN-MT, Đại tá Lâm Văn Niên – Trưởng phòng Cảnh sát môi trường (PC49) Công an tỉnh Ninh Bình cho biết: Từ ngày 16/11/2017 đến ngày 15/10/2017, Phòng PC49 đã trực tiếp phát hiện, đấu tranh, điều tra và xử lý 71 vụ, 12 tổ chức, 59 cá nhân vi phạm các quy định cả pháp luật về môi trường, tài nguyên và an toàn thực phẩm.

Tang vật thu giữ gồm 11.650 kg động vật, sản phẩm động vật không có nguồn gốc xuát xứ, không qua kiểm dịch theo quy định và một số tài sản, hàng hóa khác. Tổng số tiền xử phạt hành chính là 1,75 tỷ đồng. Chưa có vụ việc nghiêm trọng nào phải khởi tố hình sự.

Trong 71 vụ vi phạm được Phòng phát hiện và xử lý có 14 vụ vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường, 17 vụ vi phạm các quy định về tài nguyên, 40 vụ vi phạm các quy định về an toàn thực phẩm. Nổi bật là đơn vị đã tổ chức bóc gỡ thành công 6 đường dây chuyên kinh doanh, vận chuyển thực phẩm bẩn từ tỉnh ngoài về Ninh Bình tiêu thụ, gây tâm lý hoang mang, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe nhân dân cũng như chính sách phát triển du lịch của địa phương.

Ngoài ra, Phòng còn tham gia phối hợp chặt chẽ với đoàn liên ngành trong việc kiểm tra, xử lý vi phạm về môi trường, tài nguyên và an toàn thực phẩm. Qua kiểm tra 88 cơ sở, đơn vị phát hiện và xử phạt vi phạm hành chính đối với 47 cơ sở với tổng số tiền phạt trên 230 triệu đồng về các hành vi vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm.

Đặc biệt, có những vụ việc điển hình như: Ngày 16/04/2018, qua trinh sát Phòng đã phát hiện, lập biên bản vi phạm hành chính, đề xuất UBND tỉnh ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính số tiền 208 triệu đồng đối với Công ty TNHH Master Vina có địa chỉ tại Cụm công nghiệp Đồng Hướng, xã Đồng Hướng, huyện Kim Sơn vì có hành vi xả nước thải vào môi trường vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải.

Vào ngày 05/07/2018, Phòng đã phát hiện, lập biên bản vi phạm hành chính, đề xuất UBND tỉnh ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính số tiền 150 triệu đồng đối với Công ty TNHH Thanh An do ông Nguyễn Hưng Vĩnh làm giám đốc có địa chỉ tại xã Yên Sơn, TP. Tam Điệp với hành vi xả nước thải vào môi trường vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải.

P.V(tổng hợp)

Bạn đang đọc bài viết Tin tức môi trường mới nhất, nóng nhất hôm nay ngày 19/10/2018. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Hàng loạt nguy cơ sức khoẻ khi thời tiết nắng nóng
Cái nóng như thiêu đốt đem lại gánh nặng và các bệnh liên quan đến nắng nóng (nhiệt) thường là tăng thân nhiệt. Tăng thân nhiệt đề cập đến bất kỳ tình trạng nào mà cơ thể không thể duy trì nhiệt độ và xử lý nhiệt đúng cách.
Kon Tum quyết định huỷ gói thầu hơn 77 tỷ đồng
UBND tỉnh Kon Tum vừa đưa ra quyết định hủy thầu đối với Gói thầu số 03 trong Dự án Xác định ranh giới sử dụng đất, đo đạc, chỉnh lý bản đồ địa chính, lập hồ sơ ranh giới sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các đối tượng sử dụng đất...
Bài thơ: Đời...
Ừ khó đấy! Đừng buông xuôi phó mặc///Bởi trên đời ai chẳng gặp khó khăn///Như đóa hoa mọc giữa vách đá ngăn///Mà vươn mình thành bông hoa đẹp nhất