Thứ sáu, 29/03/2024 00:05 (GMT+7)

Tin tức môi trường mới nhất, nóng nhất hôm nay ngày 21/9/2018

MTĐT -  Thứ sáu, 21/09/2018 09:58 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất hôm nay ngày 21/9. Cập nhật tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất hôm nay ngày 21/9 do Môi trường và Đô thị tổng hợp.

Hàng chục ngàn héc ta lúa thiệt hại vì lũ dâng cao

Lũ từ thượng nguồn đổ về kết hợp với triều cường làm cho mực nước nội đồng ở tỉnh Kiên Giang liên tục tăng cao; hơn 30.000 ha lúa bị ngập sâu trong nước có nguy cơ thiệt hại nặng, thậm chí mất trắng. 

Đến nay, cả H. Kiên Lương còn khoảng 19.000 ha lúa hè thu chưa thu hoạch kịp; trong đó hàng ngàn héc ta bị ngập úng nặng nề.

Huyện đã tiến hành đắp, gia cố gần 30 km đê bao; đồng thời vận động người dân chủ động gia cố được 90 km đê bao nội đồng.

Tương tự, ở H. Hòn Đất, triều cường, mưa to đã khiến bờ bao ấp Hiệp Thành, xã Mỹ Hiệp Sơn bị vỡ, nước lũ tràn vào gây ngập.

Theo thống kê, hơn 12.000 ha lúa bị thiệt hại, trong đó khoảng hơn phân nửa diện tích này vừa thu hoạch xong.

Hà Nội: Mô hình thu gom vỏ thuốc bảo vệ thực vật mang lại hiệu quả cao tại huyện Mỹ Đức

Nhận thấy tác hại của vỏ thuốc bảo vệ thực vật đối môi trường, Ban Chấp hành Hội Nông dân xã Thượng Lâm, huyện Mỹ Đức đã mở chiến dịch thu gom vỏ chai, bao bì thuốc bảo vệ thực vật (BVTV).

Qua 02 đợt phát động chiến dịch đã thu gom được khoảng 2 tạ vỏ bao bì, góp phần đảm bảo vệ sinh môi trường và cảnh quan môi trường sống trên địa bàn.

Việc sử dụng hóa chất, các loại thuốc BVTV cho cây trồng là điều tất yếu. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng thuốc BVTV, nhiều người nông dân vẫn chưa ý thức được việc bảo vệ môi trường khi vứt vỏ chai, bao bì thuốc BVTV ra đồng ruộng.

Tình trạng trên vẫn diễn ra phổ biến tại nhiều nơi trên cả nước, xã Thượng Lâm (huyện Mỹ Đức, Hà Nội) cũng vậy, điều này đã làm ảnh hưởng lớn đến môi trường cũng như sức khỏe của người dân bởi dư lượng hóa chất còn sót lại trong các bao bì, chai lọ đựng thuốc.

Để hạn chế tình trạng trên, từ tháng 3/2018, Hội Nông dân xã Thượng Lâm đã triển khai mô hình thùng thu gom vỏ thuốc BVTV sau sử dụng trên các cánh đồng. Bên cạnh đó, Hội đã tổ chức tuyên truyền, vận động người dân địa phương sau khi sử dụng thuốc BVTV thì thu gom vỏ chai, bao bì bỏ vào các thùng chứa trên cánh đồng.

Nói về mô hình thu gom vỏ thuốc BVTV của Hội Nông dân xã Thượng Lâm, một số người dân địa phương thừa nhận sự hiệu quả, đặc biệt là mang lại ý thức cho người dân về công tác bảo vệ môi trường.

“Trước đó, gia đình tôi và nhiều người dân khi phun thuốc diệt cỏ xong thì hay vứt vỏ bao bì, chai lọ đựng thuốc ra ngoài đồng ruộng. Tuy nhiên, sau khi được phổ biến về tác hại của việc làm này và đồng thời từ khi có thùng chứa bao bì thuốc bảo vệ thực vật đặt ngay trên cánh đồng, tôi và nhiều hộ gia đình trong bản đã ý thức được phải thu gom và nhắc nhở nhau bỏ chai lọ, vỏ bao thuốc vào đúng nơi quy định để bảo vệ môi trường”, ông Nguyễn Văn Đông – một người dân xã Thượng Lâm chia sẻ.

Mô hình thu gom vỏ thuốc BVTV của Hội Nông dân xã Thượng Lâm bước đầu đã phát huy hiệu quả khá tích cực, tạo sự chuyển biến trong nhận thức và nâng cao ý thức trách nhiệm của bà con trong bảo vệ môi trường, hình thành thói quen tốt trong thu gom rác thải thuốc BVTV, góp phần quan trọng trong công tác bảo vệ môi trường.

Mông Cổ: Mùa đông đến sớm hơn thường lệ

Trong thông báo đưa ra ngày 20/9, Cơ quan Khí tượng và giám sát môi trường Mông Cổ cho biết, gió mạnh và tuyết bắt đầu rơi tại nhiều nơi từ ngày 19/9, bao gồm cả khu vực phía Tây, phía Bắc và trung tâm của đất nước. Nhiệt độ giảm xuống còn âm 4 độ C. Theo dự báo, hiện tượng thời tiết này sẽ còn kéo dài cho đến cuối tuần sau.

Ủy ban khẩn cấp quốc gia Mông Cổ đã phải tạm thời hạn chế giao thông trên các tuyến đường nối thủ đô với các tỉnh miền tây của Mông Cổ, do điều kiện đường trơn và tầm nhìn kém.

Nhà chức trách cũng kêu gọi người dân tăng cường các biện pháp phòng ngừa với những tác động tiêu cực do thời tiết gây ra.

TP.Cẩm Phả đang đối mặt với nguy cơ ô nhiễm do khai thác than, điện, xi măng

Cẩm Phả được biết đến là thành phố công nghiệp với nhiều ngành sản xuất như: than, nhiệt điện, xi măng... Đây là lợi thế để TP. Cẩm Phả phát triển những nghành công nghiệp mũi nhọn, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Tuy nhiên, cùng với việc phát triển các ngành công nghiệp, Cẩm Phả đang phải đối mặt với những nguy cơ về vấn đề ô nhiễm môi trường do bụi, khí, nước thải từ các khai trường khai thác than, nhà máy điện, xi măng phát tán ra môi trường, gây ảnh hưởng tới đời sống nhân dân trên địa bàn.

Bà Rịa - Vũng Tàu: 100% KCN có hệ thống xử lý nước thải tập trung

Công tác bảo vệ môi trường (BVMT) tại các khu công nghiệp (KCN) luôn được tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đặc biệt chú trọng triển khai thực hiện bằng nhiều giải pháp đồng bộ, nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của KCN và giảm thiểu những tác động xấu của mô hình kinh tế này tới môi trường.

Ông Lê Ngọc Linh, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Bà Rịa - Vũng Tàu cho biết: Có 12 KCN của tỉnh được Bộ Tài nguyên và Môi trường thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường - ĐTM; 02 KCN được UBND tỉnh thẩm định, phê duyệt báo cáo ĐTM; 05 KCN được Tổng cục Môi trường kiểm tra, xác nhận hoàn thành công trình BVMT…

Cạnh đó, có 03 KCN chưa được xác nhận hoàn thành công tình BVMT do hạ tầng chưa hoàn thiện, chưa có nước thải để vận hành ổn định hệ thống xử lý nước thải tập trung. Tất cả 11 KCN đi vào hoạt động đều được đầu tư hệ thống xử lý nước thải tập trung, nước thải xử lý đạt tỷ lệ 100% trước khi thải ra môi trường, với tổng lượng nước thải khoảng 42.000 m3/ngày đêm.

UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cũng đã yêu cầu các chủ đầu tư KCN đầu tư hệ thống quan trắc tự động nước thải và thực hiện việc truyền số liệu quan trắc tự động 24/24h về Trung tâm quản lý của tỉnh để theo dõi, giám sát. Qua đó. kịp thời nhắc nhở, yêu cầu khắc phục khi nước thải vượt quy chuẩn cũng như làm cơ sở để xử lý vi phạm theo quy định.

Bế tắc xử lý rác thải nông thôn

Nhiều năm nay, bãi rác tự phát gần khu dân cư thôn Trần Xá, huyện Yên Phong, Bắc Ninh không chỉ làm mất cảnh quan mà người dân còn bị “tra tấn” bởi đủ các mùi nồng nặc.

Trung bình 1 ngày, toàn huyện Yên Phong thải ra 150 tấn rác sinh hoạt, gấp đôi so với khoảng 3 năm trước. Theo tìm hiểu của phóng viên, số rác này, nếu theo đúng quy trình sẽ có hai cách để xử lý là mang đi đốt tại các nhà máy xử lý rác thải đủ tiêu chuẩn và chôn lấp.

Ảnh: Internet. 

Về phương án chôn lấp, chính quyền khẳng định, với diện tích và mật độ dân số như hiện nay, toàn huyện không có đủ quỹ đất để xây bãi chôn lấp đúng tiêu chuẩn.

Từ năm 2013, tỉnh Bắc Ninh đã tiến hành khảo sát địa điểm để quy hoạch Khu xử lý rác thải cho huyện Yên Phong. Thế nhưng cho đến thời điểm này, khu xử lý vẫn không thể xây dựng do vấp phải sự phản đối của người dân

Theo các chuyên gia môi trường, đối với các lò đốt công suất nhỏ phải tuân thủ nghiêm ngặt quy trình đốt để không gây ô nhiễm môi trường và phát thải ra các thải như khí furan và dioxin. Tuy nhiên, hầu hết các lò đốt công suất nhỏ hiện nay đều không đảm bảo các tiêu chuẩn này. Thế nhưng, lò đốt công suất nhỏ lại là biện pháp duy nhất của huyện Yên Phong.

P.V(tổng hợp)

Bạn đang đọc bài viết Tin tức môi trường mới nhất, nóng nhất hôm nay ngày 21/9/2018. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Việt Nam nỗ lực giải quyết ô nhiễm nhựa
Ngày 26/4, tại TP.HCM, Bộ TN&MT chủ trì phối hợp với các đơn vị tổ chức hội thảo tham vấn với các bên liên quan về xây dựng kịch bản đàm phán cũng như kiến nghị xoay quanh Bản dự thảo số “0” sửa đổi của Thỏa thuận toàn cầu về ô nhiễm nhựa.

Tin mới

Ông Nguyễn Văn Minh làm Tổng Biên tập Báo Công Thương
Ngày 28/3, Bộ Công Thương tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Minh - Phó Tổng Biên tập phụ trách giữ chức vụ Tổng Biên tập Báo Công Thương.