Thứ bảy, 20/04/2024 06:50 (GMT+7)

Tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất hôm nay ngày 30/12/2018

MTĐT -  Chủ nhật, 30/12/2018 12:21 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất hôm nay ngày 30/12/2018. Cập nhật tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất hôm nay ngày 30/12/2018.

Châu Á - Khu vực dễ bị thảm họa nhất do biến đổi khí hậu

Khu vực châu Á - Thái Bình Dương - nơi sinh sống của hơn một nửa dân số thế giới - được coi là khu vực dễ bị thảm họa nhất hành tinh do biến đổi khí hậu.

Các quốc gia nghèo ít có khả năng chuẩn bị và ứng phó với các mối nguy hiểm về thời tiết đã phải hứng chịu tử vong cao gấp 15 lần so với các nước giàu có hơn trong khu vực. Những biến đổi về khí hậu không dự đoán được sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho các quốc gia ở châu Á và Thái Bình Dương, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tốc độ tăng trưởng, làm đảo ngược sự phát triển hiện tại và làm giảm chất lượng cuộc sống của những quốc gia này trong tương lai.

Theo kịch bản xây dựng dựa trên tốc độ phát triển của khu vực, dự báo nhiệt độ tại châu Á sẽ tăng khoảng 6 độ C vào cuối thế kỷ này. Một số quốc gia trong khu vực có thể có khí hậu nóng hơn. Những nơi đang đối mặt với sự gia tăng nhiệt độ là Tajikistan, Afghanistan, Pakistan và phía Tây Bắc của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (PRC) dự kiến đạt mức 8 độ C. Sự gia tăng nhiệt độ này sẽ dẫn đến những thay đổi mạnh mẽ trong hệ thống thời tiết của khu vực, đồng thời là mối đe dọa hiện hữu đối với một số nước trong khu vực và phá vỡ mọi hy vọng đạt được sự phát triển bền vững.

Ông Bambang Susantono - Phó Chủ tịch Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) nói: "Cuộc khủng hoảng khí hậu toàn cầu là một thách thức lớn nhất nền văn minh của con người phải đối mặt trong thế kỷ 21. Các nước nằm ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương có nguy cơ cao nhất thế giới sẽ rơi vào đói nghèo và thiên tai nếu những nỗ lực giảm nhẹ và thích ứng không được thực hiện nhanh chóng và mạnh mẽ".

Theo nghiên cứu của Ủy ban Kinh tế - Xã hội châu Á - Thái Bình Dương của Liên Hiệp Quốc, trong khoảng từ năm 2015 đến năm 2030, 40% tổn thất kinh tế toàn cầu do thiên tai sẽ xảy ra ở châu Á - Thái Bình Dương. Ủy ban này đã kêu gọi hành động để giảm thiểu nguy cơ thiên tai liên quan đến biến đổi khí hậu, bao gồm thiết lập một hệ thống cảnh báo sớm khu vực và đầu tư vào giáo dục ý thức về nguy cơ thảm họa thiên nhiên.

Giới khoa học cảnh báo năm 2018 thiên tai diễn biến khốc liệt, có nhiều nét dị thường nên gây thiệt hại lớn nhưng sang năm 2019, dự báo tình hình thiên tai còn có diễn biến phức tạp khốc liệt hơn. Theo các chuyên gia, tình hình thời tiết cực đoan như hiện nay là xu hướng chung trong dài hạn, không chỉ xảy ra trong một năm cụ thể nào. Bài toán biến đổi khí hậu là thách thức to lớn cho cả hành tinh, đòi hỏi hành động đồng bộ từ nhiều phía, đặc biệt là các nước lớn vì một tương lai phát triển bền vững trên toàn cầu.

Hà Nội: Tỷ lệ ngày có AQI ở mức tốt trong tuần qua tăng nhẹ

Theo thông tin từ Chi Cục Bảo vệ Môi trường (Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội), tuần qua (từ ngày 23/12/2018 đến ngày 29/12/2018), chất lượng không khí trên địa bàn TP Hà Nội đã cải thiện đáng kể, số ngày có chỉ số chất lượng không khí (AQI) ở mức tốt tăng nhẹ và ở mức kém giảm.

Chỉ số chất lượng không khí trong tuần từ ngày 23/12 đến 29/12 dao động trong khoảng từ 43 - 111. Trong đó, các trạm nền đô thị AQI dao động trong khoảng 43 - 98, các trạm quan trắc giao thông AQI dao động trong khoảng 48 – 111.

Tại các điểm quan trắc không khí nền đô thị như Trung Yên 3, Kim Liên, Mỹ Đình, Tân Mai và Tây Mỗ, chất lượng không khí trong tuần chủ yếu ở mức trung bình, không có ngày nào AQI chạm ngưỡng kém. Cụ thể, trong tuần trước đó không có ngày nào AQI đạt mức tốt nhưng trong tuần này có 1 ngày AQI đạt mức tốt, ghi nhận tại ba điểm quan trắc Kim Liên, Tân Mai và Mỹ Đình, chiếm 14.3%, các trạm còn lại 100% số ngày AQI ở mức trung bình.

Tại 2 điểm quan trắc chất lượng không khí giao thông tại UBND phường Minh Khai và Phạm Văn Đồng, là 2 khu vực chịu nhiều tác động từ các phương tiện giao thông; trong tuần này chất lượng không khí tại trạm Minh Khai vẫn duy trì chủ yếu ở mức kém, còn trạm Phạm Văn Đồng chất lượng không khí đã được cải thiện hơn, AQI chủ yếu ở mức trung bình. Chỉ số chất lượng không khí cao nhất tại 2 trạm này lần lượt là 106 và 111.

Tương tự với diễn biến các trạm trên, tại các điểm quan trắc giao thông nội đô như Hoàn Kiếm, Hàng Đậu và Thành Công trong tuần này chất lượng không khí cũng có xu hướng được cải thiện. Cụ thể, tại trạm Hàng Đậu số ngày AQI chạm ngưỡng kém giảm, chiếm 42.9% còn lại ở mức trung bình; tại các trạm Thành Công và Hoàn Kiếm trong tuần qua không còn ngày nào AQI chạm ngưỡng kém, theo ghi nhận, tại trạm Thành Công 100% số ngày AQI ở mức trung bình (tuần trước đó có 3 ngày AQI chạm ngưỡng kém); và tại trạm Hoàn Kiếm xuất hiện 1 ngày AQI đạt mức tốt chiếm 14.3%, còn lại ở mức trung bình.

Miền Bắc rét đậm, rét hại diện rộng

Do ảnh hưởng của không khí lạnh cường độ mạnh, nên trong ngày hôm nay (30/12), rét đậm rét hại đã bao phủ các tỉnh Bắc bộ.

Nhiệt độ thấp nhất lúc 6 giờ cùng ngày tại Tam Đảo (Vĩnh Phúc) xuống còn 8 độ C, Sa Pa (Lào Cai) 8,9 độ C và Mộc Châu (Sơn La) 9,4 độ C. Tại Hà Nội, nhiệt độ phổ biến là 13,6 độ C. Các tỉnh Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nam và Nam Định, nhiệt độ phổ biến dao động từ 13 - 13,8 độ C. Khu vực bắc Trung bộ rét đậm, trong đó nhiệt độ thấp nhất tại Thanh Hóa đã giảm xuống mức 14 độ C.

Theo ông Lê Thanh Hải, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Khí tượng thủy văn (Bộ TN-MT), rét đậm, rét hại ở các tỉnh miền Bắc chỉ kéo dài đến ngày 31.12; sau đó trời ấm dần, ban ngày có nắng với nhiệt độ trong khoảng 15 - 17 độ C, ban đêm nhiệt độ 12 - 14 độ C và rét đậm, rét hại chỉ còn ở những vùng núi cao.

Phương Tây lo sợ biến đổi khí hậu

Ngày 29/12, trong khi mưa tuyết và lũ lụt hoành hành nhiều nơi ở Mỹ thì tại Anh,

Một báo cáo vừa công bố cho biết, năm 2018 là năm có nhiều ngày nắng cao thứ 2 tại xứ sở sương mù kể từ năm 1929. Biến đổi khí hậu đã trở thành vấn đề khiến nhiều chính phủ bị phản đối.

Nếu như Italy vừa công bố kết quả khảo sát cho thấy, năm 2018 vấn đề toàn cầu gây lo ngại lớn nhất tại quốc gia này là biến đổi khí hậu, thu hút sự quan tâm của người dân hơn cả vấn đề khủng bố, thì dường như mối quan ngại này đang lan sang Pháp.

Một phong trào thu thập chữ ký của các tổ chức bảo vệ môi trường Pháp kêu gọi có hành động pháp lý đối với chính phủ nước này do thiếu những hành động quyết liệt trước tình trạng biến đổi khí hậu đã nhận được sự ủng hộ chưa từng có từ người dân.

Ngày 29/12, tuyết đã phủ kín khắp các khu vực Đông Bắc miền Trung Bắc và Trung Tây Mỹ, với độ dày lên đến 20cm - 30cm. Ít nhất 3 người đã thiệt mạng, hơn 500 chuyến bay bị hủy và 5.700 chuyến bị hoãn trong ngày 28/12 do tuyết rơi dày và gió mạnh.

Bạc Liêu: Vứt cá chết bừa bãi xuống ao gây ô nhiễm môi trường trầm trọng

Những ngày qua, người dân sinh sống và lưu thông qua khu vực ấp Vĩnh Mẫu, xã Vĩnh Hậu, huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu vô cùng bức xúc vì tại một cái ao ở khu vực này bỗng nhiên xuất hiện hàng chục bao tải bên trong đựng cá đã chết, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

Người dân địa phương cho biết, khoảng 4 ngày trước phát hiện có hàng chục bao tải nổi lềnh bềnh trên mặt ao, cách cầu Chùa Phật xã Vĩnh Hậu khoảng 100m theo hướng về trung tâm thị trấn Hòa Bình, huyện Hòa Bình. Kiểm tra thì phát hiện bên trong các bao tải chứa nhiều cá chết đang trong quá trình phân hủy nặng, bốc lên mùi tanh, hôi nồng nặc.

P.V(tổng hợp)

Bạn đang đọc bài viết Tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất hôm nay ngày 30/12/2018. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Yên Bái tạo thói quen “tiêu dùng xanh, sản xuất xanh”
Những năm trước, khái niệm về "tiêu dùng xanh" còn xa lạ với đa số người dân Yên Bái, nhất là tại các huyện vùng cao thì gần đây mọi người đã quan tâm nhiều hơn đến các sản phẩm xanh, thân thiện với môi trường.

Tin mới

Chương trình "Huyền thoại tuổi thanh xuân"
Huyền thoại tuổi thanh xuân là một chương trình sống động để chúng ta hiểu hơn về lòng yêu nước và tinh thần kiên cường, dũng cảm chiến đấu chống ngoại xâm của người phụ nữ Việt Nam
Chăm lo đời sống công nhân vệ sinh môi trường
Góp phần không nhỏ vào việc làm cho môi trường thành phố xanh, sạch, đẹp, nhưng hiện nay đời sống của hầu hết công nhân vệ sinh gặp không ít khó khăn và rủi ro, như môi trường làm việc độc hại, dễ xảy ra tai nạn lao động, thu nhập thấp,...