Thứ năm, 25/04/2024 01:18 (GMT+7)

Tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất hôm nay ngày 7/3/2019

MTĐT -  Thứ năm, 07/03/2019 10:36 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất hôm nay ngày 7/3/2019. Cập nhật tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất hôm nay ngày 7/3/2019.

Hàn Quốc muốn sử dụng mưa nhân tạo để làm sạch không khí

Seoul đang phải vật lộn để giải quyết sự gia tăng ô nhiễm không khí. Mức bụi mịn ở Hàn Quốc đã đạt mức cao mới trong tuần qua, khiến mọi người đeo khẩu trang trong khi đi lại dưới bầu trời xám dày.

Ngày 6/3, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in đã chỉ thị cho các quan chức chính phủ nhanh chóng đóng cửa các nhà máy điện đốt than cũ, theo phát ngôn viên của ông Kim Eui-kyeom.

Theo phát ngôn viên của ông Kim Eui-kyeom cho biết Trung Quốc đã cáo buộc rằng bụi của Hàn Quốc bay về phía Thượng Hải, do đó, việc tạo ra mưa nhân tạo trên Biển Vàng cũng sẽ giúp phía Trung Quốc. Moon cũng đề xuất Hàn Quốc và Trung Quốc phát triển một hệ thống chung để đưa ra cảnh báo ô nhiễm không khí, Kim nói.

Tìm giải pháp mới đảo ngược tác động tiêu cực với đại dương

Tân Hoa xã đưa tin, Hội nghị thượng đỉnh đại dương toàn cầu lần thứ 6 đã khai mạc tại Abu Dhabi, Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE).

Hội nghị năm nay có sự tham gia của hơn 500 đoàn đại biểu từ các chính phủ, tổ chức chính trị, các nhà lập pháp, nhà khoa học từ hơn 26 quốc gia. Kéo dài 3 ngày, hội nghị đặt ra mục tiêu tăng cường hợp tác các khu vực, kết nối thế giới trong những ý tưởng mới và triển vọng thúc đẩy nền kinh tế xanh.

Đây cũng là cơ hội để các bên cùng thảo luận và tìm ra những phương pháp mới để đảo ngược những tác động của con người tới các đại dương trên thế giới.

Trung Quốc đóng cửa hàng nghìn nhà máy gây ô nhiễm sông Dương Tử

Tờ China Daily số ra ngày 4/3 dẫn lời giới chức địa phương cho biết chính quyền tỉnh Giang Tô áp dụng các biện pháp hiệu quả này là nhằm hạn chế tình trạng ô nhiễm hóa chất trong khu vực, nơi có nhiều nhà máy hóa chất và các khu công nghiệp.

Một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của chính quyền tỉnh là bảo vệ môi trường. Tỉnh Giang Tô đã giảm diện tích các khu công nghiệp từ 45 km2 xuống còn 20 km2 và đóng cửa toàn bộ các nhà máy không đáp ứng được tiêu chuẩn bảo vệ môi trường.

Tỉnh Giang Tô đã cam kết giải quyết vấn đề ô nhiễm do hoạt động sản xuất công nghiệp gây ra nhằm cải thiện chất lượng nước sông Dương Tử, chạy qua địa phận tỉnh này khoảng 400 km và cung cấp khoảng 80% lượng nước phục vụ sinh hoạt và sản xuất công nghiệp.

Trước đó, hồi tháng 8/2018, chính quyền tỉnh Giang Tô công bố kế hoạch vào năm 2020 sẽ đóng cửa toàn bộ những khu công nghiệp không đáp ứng được tiêu chuẩn bảo vệ môi trường. Giới chức địa phương cũng cam kết giảm sản lượng thép thô và phá bỏ các nhà máy nhiệt điện cũ kỹ lỗi thời sản xuất hơn 2 triệu kilowatt điện.

Lắp camera giám sát nạn xả rác bừa bãi

Bức xúc trước tình trạng ô nhiễm môi trường xảy ra tại khu vực đập Quỳnh Lưu (xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi), người dân đã tự nguyện đóng góp kinh phí lắp camera giám sát việc xả rác bừa bãi.

Hàng chục năm liền, người dân khu vực đập Quỳnh Lưu, nơi đổ ra cảng Sa Kỳ với hàng trăm tàu thuyền ra vào cảng, phải chịu cảnh ô nhiễm môi trường trầm trọng. Từ biển, kênh mương, hồ tôm… đi đến đâu rác ngập đến đó, rác nổi lềnh bềnh, hôi thối. Mặc dù UBND xã Bình Châu đã nhiều lần ra quân dọn dẹp rác, nhưng đâu lại vào đấy. Bức xúc vì rác thải ô nhiễm, người dân xã Bình Châu đã tự nguyện đóng góp 144,5 triệu đồng để xây dựng rào chắn hai bên đập Quỳnh Lưu, làm hố trung chuyển rác và lắp đặt camera (ảnh), nhằm giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường tại đây và bước đầu đã mang lại hiệu quả.

Ông Nguyễn Văn Công, Trưởng thôn Định Tân, thông tin: “Người dân của ít lòng nhiều, mỗi người từ 50.000 đồng, cũng có người góp 5 triệu đồng, ủng hộ nhằm giữ gìn môi trường sạch”.

Quần đảo Solomon trước thảm họa tràn dầu: Thủy triều đen, cá chết trôi

Người dân địa phương ở quần đảo Solomon phải đối mặt với biển bị ô nhiễm và cá chết sau khi tàu chở hàng lớn gắn cờ Hong Kong mắc cạn gần đảo san hô được UNESCO bảo vệ.

Vào cuối tuần bình thường, vùng biển vịnh Kangava sẽ nhộn nhịp trẻ em chơi đùa hoặc thu thập vỏ ngao, trong khi dân làng ra biển để bắt cá ở rạn san hô. Nhưng từ ngày 3/3, vịnh trở nên vắng lặng.

Người dân địa phương không còn có thể ngụp lặn trong làn nước xanh vắt của đảo Rennell nằm ở mũi phía nam của Quần đảo Solomon thuộc Nam Thái Bình Dương. Họ không còn nhìn được những con cá mó bơi trong vùng nước nông, vui chơi trên bãi cát và lấy nước ngọt từ dòng suối gần biển.

Bốn tuần trước, tàu chở hàng khổng lồ MV Solomons Trader mang cờ Hong Kong chở 700 tấn dầu bị mắc cạn trên rạn san hô Kongobainiu sau khi bị tuột mỏ neo.

Hiện tại, cá chết trôi nổi trong vịnh. Thủy triều có màu đen. Lớp dầu đen kịt bao phủ bề mặt nước, phủ lên các bãi biển, bãi đá, khúc gỗ và lá cây.

Các ngôi làng ven biển Matanga, Vangu, Lavangu và Kangava bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi sự cố tràn dầu. Paul Neil, sống ở làng Lavungu, nói với Guardian rằng trẻ em được bảo không được bơi ở biển và việc câu cá bị cấm trong tương lai gần.

P.V(tổng hợp)

Bạn đang đọc bài viết Tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất hôm nay ngày 7/3/2019. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Bài thơ: Chuyện thế nhân
Bạn thân hỡi giữa thế giới bao la///Mình cứ sống cuộc đời mình là đủ///Màng làm chi lời khen - chê đủ thứ///Cứ an yên và hết mực chân thành