Thứ bảy, 20/04/2024 03:36 (GMT+7)

Gia Lâm (Hà Nội): Dân khát nước sạch, chính quyền địa phương thờ ơ?

Phạm Giang -  Thứ tư, 30/05/2018 08:27 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Hơn 1000 hộ dân thôn Linh Quy sống chung với nước bẩn trong thời gian dài. Tuy nhiên chính quyền sở tại không nắm bắt được tình hình và “thờ ơ” trong công tác quản lý.

Vừa qua, Môi trường và Đô thị Việt Nam điện tử đã đăng tải bài viết “Gia Lâm-Hà Nội: Vì đâu hơn 1000 hộ dân làng Linh Quy khát nước sạch?”. Ngay sau đó, tòa soạn nhận được nhiều cuộc điện thoại bày tỏ sự bức xúc của người dân nơi đây.

Theo ghi nhân của PV, hệ thống kênh tiêu, thoát nước của địa bàn xã Kim Sơn (nhất là thôn Linh Quy Bắc và Linh Quy Đông) đặc quánh chất thải, bốc mùi hôi thối. Ngay cả giếng khoan – nguồn nước sinh hoạt chính của người dân nơi đây vẫn nằm trong tình trạng ố vàng và có mùi hôi tanh.

Hệ thống nước thải của lò mổ được xả trực tiếp xuống hồmà chưa qua xử lý, không như lời ông Hải nói 

Để làm rõ thông tin, PV đã có buổi làm việc với ông Dương Văn Hải (phó chủ tịch xã Kim Sơn).

Trao đổi với PV, ông Hải cho biết: “Hiện tạị người dân đia bàn xã Kim Sơn chưa có nước sạch để dùng, nhất là thôn Linh Quy có tình trạng nghiêm trọng nhất có hiện tượng ố vàng và có mùi tanh hôi. Hầu hết 100% các hộ dân ở đây điều sử dụng bể lọc, trước khi đưa vào sử dụng.

Nguyên nhân do nước thải sinh hoạt của người dân khá cao trong khi hệ thống kênh mương đã sử dụng lâu năm nên xuống cấp, hệ thống thoát kém khiến tình trạng ứ đọng, lâu ngày ngấm xuống lòng đất.”

Khi chúng  tôi đưa một số ý kiến phản ánh của người dân về nguyên nhân ô nhiễm nước là do các lò mổ trên địa bàn thải ra ao hồ, kênh rạch trực tiếp mà chưa qua xử lý. Thì ông Hải khẳng định: “Ô nhiễm không phải do các lò giết mổ, các cơ sở giết mổ đều sử dụng bình bioga sau khi giết mổ đều được đưa vào xử lý trước khi ra môi trường, mà nguyên nhân ở đây là do ý thức về môi trường của người dân, khi mà dân cứ xả rác bừa bãi, không chịu khai thông kênh rạch dẫn đến nước càng ứ đọng lâu ngày tạo nên mùi hôi thối”.

Khi được hỏi về vấn đề các lò giết mổ này vẫn ngang nhiên hoạt động mặc dù chưa được cấp phép và trách nhiệm của UBND đối với vấn đề này?

Ông Hải cho biết: “Các lò mổ này được hình thành từ lâu, nơi đây đã trở thành làng nghề còn việc cấp giấy phép thì ông không nắm rõ bởi đây chỉ là các hộ kinh doanh nhỏ,hoạt động không thường xuyên, thỉnh thoảng mới giết mổ, ngày chỉ 2- 3 con”.

Lò giết mổ của người dân

Vấn đề chương trình về nước sạch đã có, có trong khảo sát do quyết định của thành phố Hà Nội còn ký từ bao giờ, bao giờ triển khai và bao giờ xong thì ông không nắm được, người dân nơi đây chỉ biết trông chờ thôi.

Về tình trạng ô nhiễm nước nhiều người dân đã có phản ánh lên Xã và UNBN Xã cũng đã kiến nghị lên cơ quan chức năng. Cuối năm  2014  Sở Tài Nguyên & Môi trường Hà Nội đã về lấy mẫu nước để nghiên cứu nhưng cho đến nay vẫn chưa có hồi âm.

Mới đây nhất, sáng  29/5/2018 đại diện sở Tài Nguyên & Môi Trường và sở Xây Dựng cũng về địa bàn thôn làm việc và  lấy mẫu nước của một số hộ dân trên địa bàn để kiểm tra. Chúng tôi vẫn đang đợi kết luận từ các cơ quan này.

Đại diện cơ quan chức năng xuống lấy mẫu nước của người dân tại làng Linh Quy Đông.

 Liệu nguồn nước ngầm có bị ô nhiễm và bị ô nhiễm đến mức độ nào? Bao giờ người dân làng Linh Quy mới có nước sạch để dùng? Đó vẫn là những câu hỏi còn đang bỏ ngỏ.

Bạn đang đọc bài viết Gia Lâm (Hà Nội): Dân khát nước sạch, chính quyền địa phương thờ ơ?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Hậu Giang gắn camera quan sát rừng
Tỉnh Hậu Giang sẽ gắn thêm thiết bị camera quan sát tại các vùng trọng điểm dễ xảy ra cháy rừng trong mùa khô hạn sẽ còn diễn ra gay gắt và kéo dài trong thời gian tới.

Tin mới

Chương trình "Huyền thoại tuổi thanh xuân"
Huyền thoại tuổi thanh xuân là một chương trình sống động để chúng ta hiểu hơn về lòng yêu nước và tinh thần kiên cường, dũng cảm chiến đấu chống ngoại xâm của người phụ nữ Việt Nam
Chăm lo đời sống công nhân vệ sinh môi trường
Góp phần không nhỏ vào việc làm cho môi trường thành phố xanh, sạch, đẹp, nhưng hiện nay đời sống của hầu hết công nhân vệ sinh gặp không ít khó khăn và rủi ro, như môi trường làm việc độc hại, dễ xảy ra tai nạn lao động, thu nhập thấp,...