Thứ năm, 28/03/2024 20:26 (GMT+7)

Phường Trung Văn-Hà Nội: Bao giờ mới hết cảnh ô nhiễm môi trường?

Lâm Phong -  Thứ sáu, 20/04/2018 14:32 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Bao quanh p. Trung Văn, có đến hàng chục cơ sở tái chế nhựa, bao tải nhựa phế liệu được tập kết hai bên đường khiến mùi xú uế, khó chịu bốc lên nồng nặc, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống người dân.

Được biết, phường Trung Văn (Nam Từ Liêm, Hà Nội) có nghề thu mua phế liệu, tái chế nhựa từ nhiều năm nay, nhờ vậy đời sống nhân dân khá giả hơn. Tuy nhiên, phía sau lợi ích về kinh tế, người dân nơi đây đang phải đối mặt với ô nhiễm môi trường không khí nặng nề, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống nhân dân.

Ở làng tái chế phế liệu Trung Văn, người ta tận dụng tất cả các phần diện tích của gia đình, của thôn xóm đến cả vỉa hè, lòng đường để chứa phế thải.

Nhựa phế liệu chất đầy đường bốc mùi hôi thối

Theo nhiều người dân trong làng phản ánh đến Tòa soạn Môi trường và Đô thị Việt Nam điện tử, các nguyên liệu như túi ni lông, vỏ chai nhựa các loại… được người dân thu mua về và tái chế lại thành nhựa thô, sản xuất ra dây thừng, no lon bao tải dứa, phần còn lại xuất cho các công ty, xí nghiệp chuyên sản xuất đồ nhựa.

Theo quan sát của PV, dọc tuyến đường rồi đến các ngõ nhỏ tại tổ dân phố 17, 18, rất nhiều bao tải phế thải nhựa được chất đống, tràn lan ra đường, mùi xú uế bốc lên nồng nặc bất kể trời nắng hay mưa. Nếu như gặp phải những phế liệu chứa hóa chất thì sẽ có mùi nặng, khó chịu hơn.

Những bao tải nhựa phế liệu chất đống bốc mùi xú uế, khó chịu

Bức xúc trước tình trạng này, nhiều hộ dân đã gửi đơn phản ánh nhưng đến nay vẫn chưa thấy các cấp, ngành chức năng lên tiếng hay có giải pháp xử lý hữu hiệu nào.

Trao đổi với PV Môi trường và Đô thị Việt Nam điện tử, ông Đặng Quốc Hùng, PCT phường Trung Văn cho biết: “Nhiều hộ dân ở đây sản xuất dây thừng và ni lon bao tải dứa, tập trung ở hai tổ dân phố 17 và 18. Nghề này tồn tại đã rất lâu rồi, ngày trước có khoảng hơn 200 hộ gia đình làm việc này, nó không phải là làng nghề mà gọi là làng có nghề.

Tuy nhiên, việc làm bằng thủ công mặc dù có máy móc hỗ trợ nhưng quy mô nhỏ lẻ, hộ gia đình. Việc sản xuất đến thời điểm này, qua một vài năm gần đây, công tác tuyên truyền vận động của phường đến người dân cũng rất tích cực, một số người dân cũng đã có sự chuyển biến về mặt ý thức và tự bỏ nghề.

Nhiều người dân ở đây họ không có nghề gì cả, ruộng thì không sản xuất được do đô thị hóa, không có nguồn nước để tưới tiêu. Vì cuộc sống mưu sinh nên họ vẫn làm nghề đó”.

Cũng theo ông Hùng, đến thời điểm này thì chỉ còn khoảng 30 hộ gia đình làm nghề sản xuất ni lon bao tải dứa và các dây thừng.

"Đây là một vấn đề mà chính quyền tổ dân phố và phường cũng rất là đau đầu, cũng có những kiến nghị lên UBND quận Nam Từ Liêm để mời đơn vị tư vấn, các nhà khoa học đến tìm hiểu, nghiên cứu về vấn đề ô nhiễm môi trường tại đây.

Việc ô nhiễm ở đây nhìn vào mắt thường không thấy được vì đây là ô nhiễm không khí, mùi rất khó chịu, còn không bị ô nhiễm về nguồn nước". Ông Hùng chia sẻ thêm.

Cũng theo ông Hùng: Phường cũng muốn cơ quan chuyên môn đánh giá về cái tác động ô nhiễm môi trường đến sức khỏe của con người như thế nào, để đưa ra những kết luận trên cơ sở khoa học để phường có biện pháp tuyên truyền vận động người dân. 

Hiện chưa có chế tài để sử phạt, phường cũng không có thẩm quyền. Trong năm vừa rồi phường cũng đã đi làm việc cùng với phòng TNMT quận Nam Từ Liêm, và sở TNMT TP. Hà Nội để khảo sát đánh giá về làng nghề này.

Khi PV hỏi, làng nghề này gây ô nhiễm từ nhiều năm nay mà lại chưa có đánh giá việc ô nhiễm môi trường? Ông Hùng cho biết: Cái đấy là do trên quận, trên sở, chứ phường thì cũng chỉ biết kêu thôi. Các hộ gia đình này sản xuất nhỏ lẻ, không có đăng kí kinh doanh, chế tài sử phạt về đăng kí kinh doanh hay thuế thì không có.

Phường cũng đã nhận được đơn của nhiều hộ dân về tình trạng ô nhiễm này, sắp tới cũng tôi phải có những biện pháp xử lý, tôi đang làm công văn gửi quận, phòng TNMT đề xuất thành lập tổ công tác xuống lập biên bản xử lý vi phạm.

Khi hỏi về văn bản kiểm tra, báo cáo, ông Hùng nói là không có mà chỉ báo cáo trong các hội nghị và đi cùng phòng TNMT đi khảo sát chứ chưa có báo cáo tổng thể về môi trường – ông Hùng cho biết thêm.

Mặc dù hàng chục hộ dân tại phường Trung Văn làm nghề tái chế nhựa, gây ô nhiễm không khí nghiêm trọng từ rất nhiều năm nay, nhưng các cơ quan chức năng không hề có biện pháp xử lý? Và chỉ nhắc nhở bằng “mồm”. Việc làm này không những ảnh hưởng đến bản thân, gia đình họ mà còn ảnh hưởng đến hàng nghìn hộ dân sinh sống xung quanh khu vực.

Để đảm bảo đời sống của hàng nghìn hộ dân phường Trung Văn, các cơ quan chức năng cần nhanh chóng vào cuộc kiểm tra và có hướng xử lý kịp thời những tồn tại ô nhiễm môi trường, tránh bức xúc trong nhân dân.

Bạn đang đọc bài viết Phường Trung Văn-Hà Nội: Bao giờ mới hết cảnh ô nhiễm môi trường?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Việt Nam nỗ lực giải quyết ô nhiễm nhựa
Ngày 26/4, tại TP.HCM, Bộ TN&MT chủ trì phối hợp với các đơn vị tổ chức hội thảo tham vấn với các bên liên quan về xây dựng kịch bản đàm phán cũng như kiến nghị xoay quanh Bản dự thảo số “0” sửa đổi của Thỏa thuận toàn cầu về ô nhiễm nhựa.

Tin mới

Ông Nguyễn Văn Minh làm Tổng Biên tập Báo Công Thương
Ngày 28/3, Bộ Công Thương tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Minh - Phó Tổng Biên tập phụ trách giữ chức vụ Tổng Biên tập Báo Công Thương.