Thứ sáu, 29/03/2024 05:56 (GMT+7)

Sông Cầu Bây “chết dần” vì… ô nhiễm môi trường

Triệu Hồ - Văn Bình -  Thứ sáu, 29/09/2017 12:55 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Cùng với sự phát triển công nghiệp và đô thị hóa, sông Cầu Bây ngày càng ô nhiễm trầm trọng do nhiều nguồn xả thải thẳng ra sông mà không qua xử lý khiến hàng vạn hộ dân “lãnh đủ”.

Cầu Bây là con sông đào, thượng lưu là hồ Kim Quan (phường Việt Hưng, Long Biên) và hạ lưu đổ ra hệ thống sông Bắc Hưng Hải tại cửa xả Xuân Thụy ở xã Kiêu Kỵ, Gia Lâm, có tổng chiều dài khoảng 13km.

Sông Cầu Bây là nguồn cung cấp và là nơi thoát nước cho canh tác nông nghiệp cho nhiều phường, xã thuộc quận Long Biên và huyện Gia Lâm. Bên cạnh đó, sông Cầu Bây còn ảnh hưởng đến môi trường nước thuộc hệ thống thủy nông của cả một khu vực rộng lớn.

Nước sông đen đặc như dầu luyn.

Sông Cầu Bây hiện nay đã và đang bị ô nhiễm nặng nề vì hàng ngày đang phải tiếp nhận một lượng nước thải lớn chưa được xử lý, cụ thể là nước thải sinh hoạt dân sinh, chợ, dịch vụ của các khu dân cư khu vực Long Biên, Gia Lâm. Nhưng nguồn thải chính gây ô nhiễm môi trường nặng nhất là từ nước thải của các công ty, doanh nghiệp, khu công nghiệp hai bên sông xả ra. Các khu công nghiệp xuất hiện ngày càng nhiều thì lượng nước thải ngày càng tăng, nguồn nước càng ô nhiễm nặng.

Bà Trần Thị Nếp (người dân sống bên bờ sông Cầu Bây) tỏ ra khá bức xúc khi trao đổi với Pv: “ tất cả đều thải về sông này, ô nhiễm, bẩn lắm”  “dân ở đây buổi tối buổi sáng là cứ phải đóng cửa kín, vì mùi nó kinh lắm, thối lắm!” bà cho biết.

Nhiều gia đình khốn đốn vì phải hứng chịu hậu quả nặng nề từ dòng sông ô nhiễm khi  không thể dùng hay bơm nước vào ao, hồ để nuôi trồng thủy sản, một số diện tích đất nông nghiệp không thể gieo trồng do nguồn nước ô nhiễm quá nặng, cây trồng, vật nuôi không thể phát triển được. Sự ô nhiễm khiến hàng vạn hộ dân phải lao đao, ảnh hưởng nặng nề đến đời sống, sản xuất của hàng vạn hộ dân.

Người dân sống dọc bờ sông đã nhiều lần kêu cứu đến cơ quan chức năng, nhưng con sông không những thuyên giảm mà ngày một gia tăng ô nhiễm nghiêm trọng.

Cư dân ven sông còn bày tỏ lo ngại tình trạng ô nhiễm dòng sông có thể khiến gia tăng nguy cơ mất an toàn nguồn nước sinh hoạt.

Trước thực trạng trên, cử tri trên địa bàn các xã, phường có sông Cầu Bây chảy qua đã nhiều lần kiến nghị lên các cấp chính quyền địa phương, nhưng rồi ô nhiễm thì "đâu vẫn hoàn đó"?

Những điểm xả thải dân sinh thì không rà soát hết được.

Nguyên nhân dẫn tới ô nhiễm sông Cầu Bây là tình trạng xả thải khó kiểm soát từ nhiều nơi

Nhiều cống xả nước khó kiểm soát.

Đoạn sông chảy qua địa bàn quận chỉ dài khoảng 3km nhưng có tới mấy chục cơ sở sản xuất cùng xả thải, nhiều doanh nghiệp trong số đó chưa có giấy phép vẫn xả nước ra sông.

Mỗi khi trời nắng và có gió, mùi hôi thối bốc lên khiến các hộ sống ven sông phải đóng kín cửa

Nước sông đen kịt, dòng chảy chậm, mùi thum thủm bốc lên nồng nặc.

Việc xả thải diễn ra khá “vô tư” khiến sông Cầu Bây ngày một ô nhiễm. 

Tình trạng xả thải thiếu kiểm soát vào hệ thống sông Cầu Bây nhiều năm qua khiến dòng sông có ý nghĩa quan trọng bậc nhất đối với đời sống và sản xuất của người dân quận Long Biên và huyện Gia Lâm bị ô nhiễm ngày một trầm trọng .

Tình trạng xả thải vẫn cứ tiếp tục, trong khi chính quyền và cơ quan chức năng vẫn chưa có lời giải cho bài toán ô nhiễm… thì quả thực, chính dòng sông sẽ là hiểm họa cho sức khỏe của con người nơi đây.

Bạn đang đọc bài viết Sông Cầu Bây “chết dần” vì… ô nhiễm môi trường. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Việt Nam nỗ lực giải quyết ô nhiễm nhựa
Ngày 26/4, tại TP.HCM, Bộ TN&MT chủ trì phối hợp với các đơn vị tổ chức hội thảo tham vấn với các bên liên quan về xây dựng kịch bản đàm phán cũng như kiến nghị xoay quanh Bản dự thảo số “0” sửa đổi của Thỏa thuận toàn cầu về ô nhiễm nhựa.

Tin mới

Ông Nguyễn Văn Minh làm Tổng Biên tập Báo Công Thương
Ngày 28/3, Bộ Công Thương tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Minh - Phó Tổng Biên tập phụ trách giữ chức vụ Tổng Biên tập Báo Công Thương.