Thứ năm, 28/03/2024 23:52 (GMT+7)

Tin môi trường ngày 15/11: Biến phế phẩm thành cát nhân tạo

MTĐT -  Thứ tư, 15/11/2017 15:48 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Tin môi trường ngày 15/11: Biến phế phẩm thành cát nhân tạo; Hà Nội: Dân kêu cứu về dự án trạm ép trung chuyển rác gây ô nhiễm;...

Huyện Thường Tín: 300m mương bị bức tử vì xả thải

Theo tin tức trên Báo Lao động Thủ đô, Suốt 4 tháng gần đây, hàng trăm hộ dân thôn Nỏ Bạn (xã Vân Tảo, huyện Thường Tín, TP Hà Nội) phải sinh hoạt cạnh con mương tù đọng, bốc mùi hôi thối khủng khiếp. Đáng nói, trong khi người dân mỏi mòn chống chịu với ô nhiễm thì chính quyền địa phương vẫn chưa đưa ra được phương án khắc phục cụ thể.

Nước thải làm mương thoát nước ô nhiễm trầm trọng, nổi đầy bọt trắng và bốc mùi xú uế.

Mương nước ngay sát trục đường DT 427 nối liền với đoạn mương này cũng đang trong cảnh đặc quánh rều rác, trông vô cùng nhếch nhác và bẩn thỉu với dòng nước đen ngòm. Rác ở đây trải dài đến cả cây số, bao gồm túi nilon, đồ đạc dư thừa, bao bì, vỏ chai lọ, xác chết động vật…

Hà Nội: Dân kêu cứu về dự án trạm ép trung chuyển rác gây ô nhiễm

Theo tin tức trên Báo Người đưa tin, Thời gian gần đây, người dân sinh sống tại hẻm 80/1/1, tổ 2, phố Hoa Lâm, phường Việt Hưng, Long Biên, Hà Nội vô cùng bức xúc và hoang mang khi bất ngờ xuất hiện dự án trạm ép trung chuyển rác trên địa bàn phường vừa được thi công, đào móng ở ngay vị trí khu dân cư và sát trường tiểu học Việt Hưng làm. Dự án làm đảo lộn cuộc sống yên bình nơi đây.

Dự án trạm ép trung chuyển rác trên địa bàn các phường Việt Hưng, Phúc Lợi, quận Long Biên do UBND quận Long Biên là chủ đầu tư.

Theo phản ánh của người dân, khoảng 2 tháng gần đây, công ty Môi trường quận Long Biên chuyển các xe thu gom rác thải tới cạnh khu dân cư phường Việt Hưng đang sinh sống, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống sinh hoạt của cả khu khiến người dân ở đây vô cùng bức xúc.

Biến phế phẩm thành cát nhân tạo

Để tận dụng nguồn tài nguyên lớn nhưng bị “lãng quên” lâu nay, Công ty CP Thiên Nam đã mạnh dạn đầu tư công nghệ biến phế phẩm của ngành than thành cát nhân tạo, góp phần bảo vệ môi trường.

Dây chuyền sản xuất cát nhân tạo

Cát nhân tạo có những tính chất đặc biệt như, hạt cát đồng đều, có thể điều chỉnh modul và tỷ lệ thành phần hạt theo từng yêu cầu cấp phối các loại bê tông khác nhau. Cát nhân tạo tiết kiệm xi măng, nhựa đường, rút ngắn thời gian thi công và tăng tuổi thọ công trình. Việc cát nghiền nhân tạo từ đá cát kết tại các bãi thải đang mở ra hướng đi mới lạ, hiệu quả của Quảng Ninh nói riêng và Việt Nam nói chung.

Việc tận dụng đá từ bãi thải Đông Cao Sơn, giảm tải áp lực đất đá đổ thải, giảm nguy cơ trượt lở bãi thải khi thời tiết bất thường. Qua đó, cung ứng cát xây dựng và giảm việc khai thác tài nguyên cát tự nhiên từ lòng sông, hạn chế sạt lở.

Huế: Phê duyệt chủ trương đầu tư dự án "Thích ứng và chống chịu với biến đổi khí hậu"

Theo tin tức trên Báo Tài nguyên và Môi trường, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế vừa ký quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư dự án “Thích ứng và chống chịu với biến đổi khí hậu tỉnh Thừa Thiên Huế” do Chính phủ Luxembourg tài trợ từ Quỹ Khí hậu Quốc tế Luxembourg.

Theo đó, tổng ngân sách dự án 2,3 triệu Euro (tương đương 55,469 tỷ đồng). Trong đó, nguồn vốn không hoàn lại của ICF là 2 triệu euro (48,234 tỷ đồng), còn lại là nguồn vốn đối ứng từ ngân sách tỉnh.

Dự án thực hiện trong vòng 30 tháng, được triển khai trên địa bàn 29 xã, gồm 11 xã thuộc huyện Quảng Điền, 9 xã huyện Phú Vang và 9 xã huyện Phú Lộc.

Rác thải điện tử: Tái chế - tiềm năng bỏ ngỏ

Theo báo cáo mới công bố của Liên Hợp Quốc, lượng rác thải điện tử tại châu Á đã tăng 63% trong vòng 5 năm qua, đe dọa nghiêm trọng tới môi trường và sức khỏe con người.

Tại Việt Nam, vì mục đích lợi nhuận, nhiều đối tượng và doanh nghiệp lợi dụng các kẽ hở về luật pháp để phân loại và dán mã rác thải điện tử như những mặt hàng thông thường hoặc giấu trong các container hàng xuất khẩu khác để đánh lừa các cơ quan thực thi pháp luật và vận chuyển bất hợp pháp xuyên biên giới.

Theo GS. TS Đặng Thị Kim Chi - Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Kỹ thuật, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt nam, việc tái chế chất thải điện tử ở Việt Nam hiện mới dừng ở khâu tháo dỡ, phân loại (tách nhựa, đồng, nhôm... một cách thủ công). Việc nghiền và phân tách kim loại đang được thực hiện chỉ có thể coi là sơ chế chứ chưa phải là tái chế. Bởi tái chế là phải ra được sản phẩm cuối cùng, trong khi chúng ta đang phải đưa kim loại sau sơ chế sang Trung Quốc để tinh chế thì mới thành nguyên liệu.

Điều đáng nói mặc dù, một số hóa chất và kim loại nặng trong rác thải điện tử gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân nhưng loại rác thải này cũng chứa nhiều vật liệu có giá trị như: đồng, vàng, bạc… Đây được coi là nguồn tài nguyên cần quản lý đặc biệt để tái chế.

TRANG TRIỆU (TH)

Bạn đang đọc bài viết Tin môi trường ngày 15/11: Biến phế phẩm thành cát nhân tạo. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Việt Nam nỗ lực giải quyết ô nhiễm nhựa
Ngày 26/4, tại TP.HCM, Bộ TN&MT chủ trì phối hợp với các đơn vị tổ chức hội thảo tham vấn với các bên liên quan về xây dựng kịch bản đàm phán cũng như kiến nghị xoay quanh Bản dự thảo số “0” sửa đổi của Thỏa thuận toàn cầu về ô nhiễm nhựa.

Tin mới

Ông Nguyễn Văn Minh làm Tổng Biên tập Báo Công Thương
Ngày 28/3, Bộ Công Thương tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Minh - Phó Tổng Biên tập phụ trách giữ chức vụ Tổng Biên tập Báo Công Thương.