Thứ sáu, 29/03/2024 07:21 (GMT+7)

Tin môi trường ngày 21/6: Vũng Tàu lo mất khách vì núi rác từ biển

MTĐT -  Thứ năm, 21/06/2018 16:57 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Vũng Tàu: Các bãi tắm lo mất khách vì núi rác từ biển; Hơn 3.000 tuyến đường và hẻm ở TP. HCM chưa có cống thoát nước… là một số tin môi trường trong ngày.

Vũng Tàu: Các bãi tắm lo mất khách vì núi rác từ biển

Theo báo Người lao động ghi nhận từ khu vực Bãi Trước đến Bãi Dứa (TP Vũng Tàu) xuất hiện nhiều loại rác, chủ yếu là củi mục, bèo, thân cây súng... Đây là lượng rác đại dương, trôi dạt từ vùng cửa sông Cần Giờ, Đồng Nai, các tỉnh miền Tây theo gió về các bãi tắm ở Vũng Tàu.

TP Vũng Tàu đã chỉ đạo Công ty CP Dịch vụ Môi trường và Công trình đô thị huy động toàn bộ công nhân để làm sạch các bãi biển, đồng thời kết hợp với nhiều đơn vị kịp thời dọn rác để phục vụ du khách trong mùa cao điểm du lịch.

Theo thống kê, từ ngày 1/6 đến nay, công nhân Công ty CP Dịch vụ Môi trường và Công trình đô thị TP Vũng Tàu thu gom hơn 320 tấn rác tấp vào bờ biển Vũng từ bãi tắm Long Cung (khu vực Chí Linh) đến mũi Nghinh Phong, Bãi Dứa và Bãi Trước. Số rác thải này đã được vận chuyển đến khu xử lý rác thải Tóc Tiên để xử lý.

Mặc dù không ảnh hưởng nhiều đến hoạt động du lịch của TP do rác chỉ tập trung ở một số bãi tắm nhưng lượng rác xuất hiện nhiều đã làm mất mỹ quan đô thị của TP du lịch.

TP.HCM: Hơn 3.000 tuyến đường và hẻm chưa có cống thoát nước

Theo VTV đưa tin, hiện trên địa bàn TP.HCM vẫn còn khoảng 3.000 tuyến đường, trục và hẻm chưa có đường cống thoát nước.

Theo Trung tâm Điều hành Chương trình chống ngập nước TP.HCM, việc hàng nghìn tuyến đường chưa có cống thoát nước là một trong những nguyên nhân gây ngập. Bên cạnh đó, tình trạng xâm hại hệ thống thoát nước ở một số nơi cũng khiến nước thoát không kịp.

Đáng chú ý ở một số địa phương dù có địa hình cao nhưng do đường cống đã cũ hoặc không có cống nên thường xuyên bị ngập.

Trên thực tế từ đầu mùa mưa 2018 đến nay tình trạng ngập úng cục bộ vẫn xảy ra ở hàng chục tuyến đường trong các quận nội thành.

Bảo vệ các điểm du lịch tự nhiên: Cần có những biện pháp đúng mực

Gành Đá Dĩa là danh thắng nổi tiếng của tỉnh Phú Yên, được du khách trong và ngoài nước biết đến bởi sự độc đáo về địa chất mà không nơi nào tại Việt Nam có được. Cái tên gành Đá Dĩa bắt nguồn từ chính hình dáng độc đáo của các cột đá xếp liền nhau do nham thạch núi khi tiếp xúc với nước biển bị đông cứng lại mà thành. Trong khi đó, quần thể Hòn Yến lại nổi tiếng bởi địa hình vừa có núi, vừa có biển và cả rạn san hô rộng 20ha bao quanh, cứ mỗi khi triều cạn lại lộ trên mặt nước.

Hiện khách du lịch đến Hòn Yến đều theo dạng tự phát, chưa có đơn vị nào quản lý hay bảo vệ điểm đến này, cũng không có biển báo nào nhắc nhở du khách về bảo vệ môi trường và sinh vật biển tại đây.

Tại gành Đá Dĩa, danh thắng nằm không xa Hòn Yến, mong muốn duy nhất của mỗi người sau chặng đường dài tìm đến danh thắng này là được đặt chân lên những cột đá và ghi lại khoảnh khắc đẹp. Tuy nhiên, những người yêu danh thắng này lại cảm thấy tiếc nuối bởi những thay đổi mà họ nhìn thấy được.

ASEM nhất trí tăng cường phối hợp hành động ứng phó biến đổi khí hậu

Trong chiều 19/6 và sáng 20/6/2018, Hội nghị ASEM về “Cùng hành động ứng phó biến đổi khí hậu nhằm đạt các mục tiêu phát triển bền vững – định hướng tương lai” tiếp tục diễn ra tại thành phố Cần Thơ.

Hội nghị đã tập trung thảo luận nhiều chủ đề quan trọng như phát triển trong bối cảnh biến đổi khí hậu, xây dựng năng lực thích ứng biến đổi khí hậu, tăng cường vai trò và sự tham gia của các bên liên quan và tăng cường hợp tác giữa hai châu lục Á – Âu trong ứng phó biến đổi khí hậu vì phát triển bền vững.

Nhiều đại biểu cho rằng Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững và Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu là những khuôn khổ toàn cầu góp phần xử lý những vấn đề cốt lõi của phát triển, tạo động lực mới cho tái cơ cấu kinh tế và chuyển đổi mô hình tăng trưởng sang kinh tế xanh, phát thải thấp, nâng cao khả năng tự cường của người dân, cộng đồng và quốc gia.

Nhiều kinh nghiệm thực tiễn, điển hình hay ở các thành viên Á – Âu cũng được chia sẻ tại Hội nghị, nhất là trong phát triển nông nghiệp thông minh thích ứng biến đổi khí hậu, bảo đảm an ninh lương thực, sử dụng năng lượng tái tạo, công nghệ sạch, phát triển cơ sở hạ tầng ứng phó biến đổi khí hậu... Nhiều thành viên ASEM đánh giá cao nỗ lực và nhất trí tiếp tục hỗ trợ Việt Nam, đặc biệt là 13 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, nhằm phát triển bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu.

Hội nghị cũng nhấn mạnh ý nghĩa quan trọng của việc tăng cường vai trò và sự tham gia của các bên liên quan, trong đó các nhà hoạch định chính sách, doanh nghiệp, địa phương, các quỹ tài chính, các tổ chức chính trị - xã hội, phụ nữ, thanh niên…, nhằm ứng phó hiệu quả hơn với biến đổi khí hậu.

 P.V(tổng hợp)

Bạn đang đọc bài viết Tin môi trường ngày 21/6: Vũng Tàu lo mất khách vì núi rác từ biển. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Việt Nam nỗ lực giải quyết ô nhiễm nhựa
Ngày 26/4, tại TP.HCM, Bộ TN&MT chủ trì phối hợp với các đơn vị tổ chức hội thảo tham vấn với các bên liên quan về xây dựng kịch bản đàm phán cũng như kiến nghị xoay quanh Bản dự thảo số “0” sửa đổi của Thỏa thuận toàn cầu về ô nhiễm nhựa.

Tin mới

Michelin Guide vinh danh khu nghỉ dưỡng Regent Phu Quoc
Michelin Guide vừa giới thiệu danh sách 11 khách sạn giữa thiên nhiên ấn tượng nhất châu Á. Khu nghỉ dưỡng Regent Phu Quoc thuộc khu phức hợp nghỉ dưỡng – giải trí Phu Quoc Marina vinh dự là đại diện Việt Nam duy nhất góp mặt trong danh sách này.
Ông Nguyễn Văn Minh làm Tổng Biên tập Báo Công Thương
Ngày 28/3, Bộ Công Thương tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Minh - Phó Tổng Biên tập phụ trách giữ chức vụ Tổng Biên tập Báo Công Thương.