Thứ sáu, 19/04/2024 20:26 (GMT+7)

TP.HCM: Tiếp tục kiểm kê phát thải khí nhà kính

MTĐT -  Thứ năm, 16/11/2017 09:17 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Trong năm 2018, TP.HCM sẽ triển khai kiểm kê phát thải KNK trên địa bàn thành phố trong năm 2016 nhằm có số liệu để triển khai các giải pháp giảm thiểu phát thải KNK trong thời gian tới.

Đó là thông tin ông Hà Minh Châu, Phó Chánh văn phòng Biến đổi khí hậu TP.HCM cung cấp cho phóng viên báo Tài nguyên & Môi trường.

Trước đó, cuối tháng 10/2017Bộ TN&MT,  UBND TP. HCM  và Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) - Văn phòng Việt Nam đã tổ chức Hội thảo cuối kỳ nhằm tổng kết hợp phần  của Dự án hợp tác kỹ thuật “Hỗ trợ việc lập kế hoạch và thực hiện các hoạt động giảm thiểu phù hợp với điều kiện quốc gia theo phương thức giám sát, báo cáo, thẩm định (MRV)” (gọi tắt là Dự án SPI- NAMA).

Dự án SPI-NAMA nhằm xây dựng, thực hiện và phổ biến các chính sách, công cụ quản lý Nhà nước cấp Trung ương và địa phương đối với các hoạt động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, bao gồm: Hệ thống Đo đạc - Báo cáo - Thẩm định (MRV) và kiểm kê KNK.

Thông qua dự án này, đây là lần đầu tiên TP.HCM được kiểm kê KNK. Tính đến thời điểm này, TP.HCM là một trong 5 thành phố kiểm kê đầy đủ 5 nguồn phát thải gây hiện tượng KNK; 16 thành phố kiểm kê được 3 nguồn phát thải.

Năm 2013, TP.HCM phát thải 38,5 triệu tấn CO2

Theo kết quả nghiên cứu của JICA, TP.HCM phát thải KNK trong năm 2013 tương đương với tổng lượng phát thải của toàn nước New Zealand, gần bằng một nửa lượng phát thái của thành phố Tokyo (Nhật Bản).  Cụ thể, lượng phát thải khí nhà kính đo được ở TP.HCM khoảng 38,5 triệu tấn CO2., chiếm khoảng 15%  của cả nước, trong khi  thành phố chỉ chiếm 9% dân số. Đồng thời, lượng phát thải KNK của TP.HCM đang dẫn đầu và cao hơn nhiều lần so với các thành phố khác trong mạng lưới C40 - nhóm 91 thành phố lớn  chịu nhiều tác động của biến đổi khí hậu.

Theo JICA, có đến 46% lượng phát thải là do việc sử dụng năng lượng từ các nguồn cố định như: các tòa nhà (dân cư, thương mại, hành chính và cơ sở hạ tầng), sản xuất công nghiệp và xây dựng, nông lâm nghiệp và thủy sản, phát tán từ dầu và khí thiên nhiên; các hoạt động giao thông chiếm 45%, chất thải chiếm 6%, 3% còn lại đến từ các nguồn khác.

Tại TP.HCM, các hoạt động giao thông chiếm 45% tổng lượng phát thải KNK

Cũng theo JICA, TP.HCM cần tiếp tục kiểm kê KNK, việc này sẽ giúp định lượng cụ thể các nguồn gây phát thải KNK và dự báo được lượng phát thải trong tương lai. Từ đó, TP.HCM  có thể thiết lập mục tiêu, xây dựng chính sách giảm phát thải hiệu quả.

Ông Hà Minh Châu, Phó Chánh Văn phòng biến đổi khí hậu TP.HCM cho biết: Trên cơ sở đó, Sở TN&MT đã đề nghị UBND Thành phố đồng ý  thực hiện kế hoạch thống kê số liệu phát thải KNK của TP.HCM trong  năm 2016, công việc này sẽ được thực hiện trong năm 2018; đồng thời, thời gian tới TP.HCM sẽ liên tục triển khai kiểm kê KNK 2 năm một lần vào những năm chẵn. Đơn vị chủ trì thực hiện nhiệm vụ này là Sở TN&MT và Văn phòng Biến đổi khí hậu TP.HCM.

Những năm gần đây, TP.HCM là một trong những thành phố trên thế giới bị ảnh hưởng nặng nề do tác động của biến đổi khí hậu. Đồng thời, TP.HCM là trung tâm kinh tế của cả nước, với các hoạt động sản xuất công nghiệp, thương mại,  giao thông nhộn nhịp nên cũng là nơi phát thải KNK nhiều nhất cả nước. 

Vì vậy, trong thời gian qua, TP.HCM đã triển khai nhiều giải pháp để thích ứng, giảm thiểu tác động của tình trạng biến đổi khí hậu; đồng thời từng bước kiểm soát được KNK, như: Kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH được phê duyệt và thực hiện hàng năm; Kế hoạch tăng trưởng Xanh với những giải pháp và chính sách khuyến khích các doanh nghiệp đổi mới công nghệ, ứng dụng các công nghệ sản xuất sạch, thân thiện với môi trường…

Bạn đang đọc bài viết TP.HCM: Tiếp tục kiểm kê phát thải khí nhà kính. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Theo Báo TN&MT

Cùng chuyên mục

Hậu Giang gắn camera quan sát rừng
Tỉnh Hậu Giang sẽ gắn thêm thiết bị camera quan sát tại các vùng trọng điểm dễ xảy ra cháy rừng trong mùa khô hạn sẽ còn diễn ra gay gắt và kéo dài trong thời gian tới.

Tin mới

Chương trình "Huyền thoại tuổi thanh xuân"
Huyền thoại tuổi thanh xuân là một chương trình sống động để chúng ta hiểu hơn về lòng yêu nước và tinh thần kiên cường, dũng cảm chiến đấu chống ngoại xâm của người phụ nữ Việt Nam
Chăm lo đời sống công nhân vệ sinh môi trường
Góp phần không nhỏ vào việc làm cho môi trường thành phố xanh, sạch, đẹp, nhưng hiện nay đời sống của hầu hết công nhân vệ sinh gặp không ít khó khăn và rủi ro, như môi trường làm việc độc hại, dễ xảy ra tai nạn lao động, thu nhập thấp,...