Thứ sáu, 19/04/2024 21:31 (GMT+7)

Yêu cầu nạo vét hồ Hoàn Kiếm xong trước ngày 22 tháng chạp

TÂN TÂY ĐÔ -  Thứ tư, 29/11/2017 07:53 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Thời gian thi công trong nạo vét, cải tạo môi trường nước hồ Hoàn Kiếm là 45 ngày (từ 1/12/2017 – 7/2/2018) với tổng kinh phí thực hiện là 29 tỷ đồng.

Thông tin trên được ông Võ Tiến Hùng, Chủ tịch, Tổng giám đốc Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội cho biết tại cuộc giao ban báo chí Thành ủy Hà Nội chiều 28/11.

Theo ông Hùng, Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội đã thực hiện khảo sát tổng thể  và xác định, một trong những bước quan trọng để cải tạo môi trường nước hồ Hoàn Kiếm là phải nạo vét bùn đáy hồ.

"Để triển khai, đơn vị đã xin ý kiến của Bộ Văn hóa, các nhà khoa học, các hội nghề nghiệp và cộng đồng xung quanh phương an cải tạo môi trường nước hồ Hoàn Kiếm và nhận được sự ủng hộ, tán đồng, của các nhà khoa học và người dân", ông Hùng nhấn mạnh.

Tới đây, hồ Hoàn Kiếm sẽ được làm sạch. Ảnh minh họa

 Trước khi thi công nạo vét hồ Hoàn Kiếm, Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội phối hợp với Tiểu đoàn 554 – Bộ tư lệnh thủ đô Hà Nội thực hiện rà phá bom mìn, vật liệu nổ để dò tìm, xử lý các loại bom mìn còn sót lại sau chiến tranh theo đúng quy trình kỹ thuật của Bộ Quốc phòng.

Về phương án nạo vét hồ Hoàn Kiếm, theo lãnh đạo Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội, sẽ giữ nguyên mực nước, không bơm cạn hồ, nạo vét toàn bộ lòng hồ đến cao độ +5.60m để đảm bảo không bị sạt lở kè xung quanh hồ, kè Tháp Rùa, kè đền Ngọc Sơn. Phạm vi nạo vét đảm bảo cách mép chân kè các công trình trên là 7,0m.

Thời gian thi công trong 45 ngày (từ 1/12/2017 – 7/2/2018). Việc nạo vét  thi công vào các đêm trong tuần. Cụ thể, từ thứ 2 đến thứ 5: Thi công từ 23h đến 5h sáng hôm sau; từ thứ 6 đến chủ nhật: Thi công từ 24h đến 5h sáng hôm sau.

Để bảo vệ hệ thủy sinh trong hồ, Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội phối hợp với Trung tâm nghiên cứu đa dạng sinh học và nguồn lợi thủy sản - Viện nghiên cứu, nuôi trồng thủy sản 1 sẽ ngăn lưới, cách ly động vật thủy sinh tại hồ Hoàn Kiếm.

Ông Võ Tiến Hùng thông tin tại cuộc giao ban

 Đối với phương án bổ cập nước, ông Huy cho biết, Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội phối họp với Công ty CODECO - Đại học Mỏ Địa chất thăm dò nước dưới đất tại khu vực hồ Hoàn Kiếm.

Đồng thời Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội đã làm việc với Công ty Arktic Việt Nam về công nghệ và phương án thực hiện xử lý nước giếng khoan bằng công nghệ lọc của Đức.

Theo đó, sẽ thực hiện khoan giếng: đường kính giếng khoan D=168mm, sâu 70m tại khu vực phố Hàng Khay. Nước lấy từ giếng khoan sẽ được lọc nước theo công nghệ xử lý nước giếng khoan.

Xung quanh việc nạo vét và cải tạo Hồ Hoàn Kiếm, nhiều báo chí đặt câu hỏi về việc môi trường hệ sinh thái, trong đó có các loại tảo, cá thể sinh vật sẽ bị ảnh hưởng, lãnh đạo Công ty Thoát nước Hà Nội khẳng định phương án nạo vét không làm ảnh hưởng đến hệ thủy sinh, không làm cho hệ sinh thái thay đổi đột biến.

“Trước khi triển khai phương án cải tạo, Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội đã mời các nhà khoa học tham gia đánh giá tác động môi trường hồ Hoàn Kiếm. Đến nay, phương án thi công đều được tính toán thận trọng và chặt chẽ, Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội cam kết đảm bảo trả lại mặt hồ Hoàn Kiếm xanh và trong tự nhiên”, Ông Võ Tiến Hùng cho biết thêm. 

Bạn đang đọc bài viết Yêu cầu nạo vét hồ Hoàn Kiếm xong trước ngày 22 tháng chạp. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Yên Bái tạo thói quen “tiêu dùng xanh, sản xuất xanh”
Những năm trước, khái niệm về "tiêu dùng xanh" còn xa lạ với đa số người dân Yên Bái, nhất là tại các huyện vùng cao thì gần đây mọi người đã quan tâm nhiều hơn đến các sản phẩm xanh, thân thiện với môi trường.

Tin mới

Chương trình "Huyền thoại tuổi thanh xuân"
Huyền thoại tuổi thanh xuân là một chương trình sống động để chúng ta hiểu hơn về lòng yêu nước và tinh thần kiên cường, dũng cảm chiến đấu chống ngoại xâm của người phụ nữ Việt Nam
Chăm lo đời sống công nhân vệ sinh môi trường
Góp phần không nhỏ vào việc làm cho môi trường thành phố xanh, sạch, đẹp, nhưng hiện nay đời sống của hầu hết công nhân vệ sinh gặp không ít khó khăn và rủi ro, như môi trường làm việc độc hại, dễ xảy ra tai nạn lao động, thu nhập thấp,...