Thứ sáu, 29/03/2024 17:07 (GMT+7)

Liên Châu–Vĩnh Phúc: Xã sử dụng và tự quyết tiền cho thuê đất khẩu?

NPVĐT -  Chủ nhật, 27/05/2018 10:20 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Tiền cho thuê đất khẩu lẽ ra phải trả cho người dân tuy nhiên UBND xã Liên Châu đã làm gì với số tiền này?

Theo tìm hiểu của PV, từ năm 2006 – 2007, UBND xã Liên Châu bắt đầu vận động số bà con còn lại cho mượn đất và sử dụng quỹ đất khẩu của toàn xã. Cũng có nhiều trường hợp cứ thế lấy dùng, đã cho các chủ khắp nơi thuê để trồng các loại cây như chuối, thanh hao,…Từ thời gian này trở đi, chính quyền xã mới tỏ rõ sự “năng động” quan tâm tới quỹ đất này, rất tích cực trong việc cho thuê và tạo điều kiện cho các chủ thuê.

Ngoài những vấn đề đặt ra là chính quyền cấp xã đã thể hiện vai trò của mình đến đâu trong lãnh đạo bà con nông dân thời kỳ họ còn loay hoay làm nông trên phần đất khẩu của mình, rồi tự ý sử dụng cho thuê mà không hoặc không thực sự có ý kiến của bà con. 

Thực tế, bà con không được biết trong nhiều năm nay rất nhiều người nay sẵn sàng làm chứng, còn những tổ chức, cán bộ nào, nhân danh gì, biết được điều đó hay không thì không phải ai cũng rõ.

Nhưng có một thực tế là, bà con đã không được thông báo. Và cán bộ chính quyền luôn có câu cửa miệng là “đất đai cằn cỗi quá” nên khuyên bà con nên để cho thuê.

Xã ồ ạt cho thuê đất…

Ông Đỗ Văn Phố (SN 1955, khu 5, thôn Nhật Chiêu) bức xúc: “Đất khẩu chia hàng năm theo Nghị định 64 thì mỗi khẩu được 42m2 nhưng từ năm 2008 đến nay thì UBND xã Liên Châu lấy về và cho các chủ, doanh nghiệp thuê trồng chuối. Không có ruộng canh tác, chỉ biết đi chơi, thỉnh thoảng chăn nuôi kiếm đồng ra đồng vào chứ biết làm gì”.

“Trong khi đó, đất 82 cho doanh nghiệp thuê trồng chuối, còn đất khẩu chia hàng năm cho dân thì lại “ỉm đi”, người dân thắc mắc thì lãnh đạo xã cũng không trả lời? – ông Phố cho biết thêm.

Đất bãi là một khu vực màu mỡ, phì nhiêu và giàu dinh dưỡng

Câu hỏi đặt ra là tại sao UBND xã lại không trả đất khẩu theo Nghị định 64 cho dân trong khi quyền lợi này lẽ ra người dân phải được hưởng theo quy định của pháp luật?

Người dân địa phương thông tin, việc cho thuê đến nay cũng tạm tính có ít nhất 3 chu kỳ mà mỗi chu kỳ giá cho thuê được công bố khác nhau. Các công bố này cũng xảy ra khi gần đây có ý kiến đòi hỏi, chưa có bất cứ một điều tra nào về giá cho thuê, thực tế để biết có đúng như thế không? Không ai biết họ tổ chức cho thuê thế nào, đấu giá hay không và có thực sự đấu giá không?

Thông tin chúng tôi nhận được trước năm 2013, xã nói đứng ra cho các chủ thuê giá 360.000đ/sào/năm, từ 2013 -2016 giá tăng gấp đôi 720.000đ/sào/năm và bây giờ từ 2016 – 2021 là 900.000đ/sào/năm, chu kỳ 5 năm. Nhưng khi có ý kiến hỏi thì xã buộc phải công bố, công bố là giai đoạn 2017 – 2022. Một điều đáng nói nữa là ở chu kỳ 3, số tiền tăng 180.000đ/sào/năm lại được xã dùng để trả trong 5 năm cho những chủ cũ đã thuê ở đó chứ không cho vào “quỹ” khẩu của dân. Nếu tính khoảng 40 ha, thì vị chi là khoảng 1 tỷ.

Ở chu kỳ 3, hiện nay xã đang đẩy mạnh cho doanh nghiệp thuê trồng chuối tiêu hồng, lĩnh vực mà thời gian gần đây truyền thông địa phương thường có nhiều sự quan tâm, lời khen dành cho cây chuối. Có những người đang canh tác xung quanh từng không hoặc không nhất trí giao đất mở rộng sản xuất dự án mà họ sẽ tìm cách tự làm.

Việc cho thuê để chủ khác chuyển đổi cơ cấu, gia tăng sản xuất, là một chủ trương tích cực cần được sự ủng hộ. Chuyển đổi cơ cấu cũng chính là nội dung căn cơ, khi thực hiện lại cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn xây dựng nông thôn mới. Nhưng đừng quên rằng tất cả mục đích là để đời sống nhân dân khấm khá lên và phát triển bền vững vì vậy phải quan tâm và không được xa rời xem xét yếu tố người thụ hưởng.

Nhưng nay số diện tích đất này phần lớn đã cho thuê trồng chuối, trang trại chăn nuôi

Nếu chỉ cần chăm chăm cho thuê càng nhanh càng tốt, bằng mọi giá cho cây trồng vật nuôi nó phát triển ào ào nhìn thì thích mắt và cuối cùng thu được một ít tiền cho ngân sách là được, rồi đất đai hút hết chất dinh dưỡng, rồi địa vị và đời sống thực sự của những người nông dân còn đang khó khăn ngay tại địa phương là gì?

Trong khi đó,  đây là có phần  đất khẩu của dân theo quy định về pháp luật đất đai, nó là tài sản riêng hợp pháp của các hộ gia đình nên quyền quyết định phải thuộc về chính họ đối với việc để làm hay cho thuê, sản xuất gì trên đó phù hợp với quy định.

Và họ chính là người có quyền thụ hưởng hợp pháp thành quả do tự mình lao động trên đất hợp pháp được tính tới lợi ích từ việc cho thuê theo thỏa thuận và phản ánh hợp lý trong quan hệ giá cả - giá trị. Họ nên là đối tượng đầu tiên phải được hướng dẫn, bảo hộ, tạo điều kiện giúp đỡ, không chỉ đối với việc sử dụng chính phần đất khẩu.

Thậm chí, nếu khi trong sản xuất, họ cảm thấy chán nản vì lý do nào đi nữa thì với vài trò “dẫn dắt” lãnh đạo và chính quyền hãy sớm tạo ra nhu cầu thậm trí hứng thú và lòng tin cho họ. Họ sẵn sàng tham ra các mô hình mới, nếu được trang bị kiến thức chuyên môn và thông tin về hiệu quả sản xuất cũng như thị trường.

Chẳng ai lại không khao khát và từ chối cơ hội làm giàu, khấm khá ngay trên mảnh đất quê hương. Vậy những điều kiện thuận lợi đã được trăn trở và suy ngẫm để tạo cho họ chưa?

Tiền cho thuê đã được dùng vào việc gì?

Nhiều người dân cho biết, chính quyền xã trong nhiều năm ít đầu tư cho nông nghiệp chỉ chạy theo bán đất và rất ưa thích chạy theo các công trình xây dựng lớn. Cái “nhà”, cái “sân” đâu có cần trước hết, đâu có quan trọng bằng cái “nghề” trên bình diện cộng đồng dân cư xã hội  cũng có cái như trong gia đình thôi.

Trụ sở UBND xã Liên Châu

Chính quyền xã thời gian dài đã tự ý cho thuê khoán đất khẩu của dân, thu tiền của các chủ thuê thì lại không chia, trả cho bà con trong rất nhiều năm qua mà tiêu chuẩn đất khẩu bà con đương nhiên được hưởng.

Từ hơn 20 năm trước, khi đem cho thuê khoán diện tích các đất khẩu, cộng với diện tích một phần đất “5%”, UBND xã đã cho thuê là một chỗ 25,8ha, còn một chỗ 554 sào thì có diện tích sấp xỉ 20ha và theo thời gian ngày càng cho thuê nhiều hơn.

Riêng đất khẩu 42m2 bãi nổi tạm tính theo 3 giai đoạn, ông Long – Bí thư xã nói lấy 70% số tiền thu được từ đợt cho thuê 720.000đ/sào/năm để trả cho công trình nhà máy nước. Ông Long còn trả lời “coi như đây là vốn đối ứng của dân đối với công trình nước sạch, bao giờ thu được tiền dân đóng làm nhà máy nước thì trả lại và “coi như vay trả nước sạch”.

Qua tìm hiểu được biết, khi xây dựng nhà máy nước sạch tại địa phương, mỗi hộ gia đình phải đóng số tiền là 1,7 triệu đồng.

Nhà máy nước sạch tại xã Liên Châu

Tại sao, nhà máy nước xây dựng với kinh phí mấy chục tỷ đồng kia lại tự xã hội hóa mà không có ý kiến của người dân? Ngay cả giả định trong trường hợp được sự đồng ý của người dân thì vấn đề có lựa chọn sử dụng nước của nhà máy hay không để mỗi hộ đóng hoặc không đóng nhiều triệu kia là do quyết định của từng gia đình.

Chứ vì sao lại bắt buộc phải tất cả phải đóng tiền và phải dùng nước nhà máy như thế trong khi người dân có quyền lựa chọn có dùng nước hay không?

Chưa kể bình thường thì người dân chỉ phải chịu kinh phí mua sắm các đường ống tiêu thụ nước từ đồng hồ trở vào nhà, còn chủ thể kinh doanh nước phải chịu các khoản chi phí còn lại từ đồng hồ trở ra.

Việc này, không khác gì các nhà mạng di động lắp thêm trạm phát sóng thì không thể bắt các gia đình xung quanh trả tiền lắp trạm. Ai cho phép lấy tiền thu nhập từ đất khẩu của dân để trả ngang sang, đối ứng cho nhà máy nước?

Bao nhiêu khẩu không được hỏi ý kiến, mà lại tự bị tước đi quyền lợi, buộc “trừ ngang” sang số tiền của họ? Cần thấy rằng nước nhà máy là vấn đề thuộc về kinh doanh có quan hệ giữa mua và bán, nên “thuận mua, vừa bán”, đồng ý thì tham gia còn không thì thôi. Có khi đồng ý rồi nhưng cảm thấy nó không “sạch” thì người dân cũng thôi nên ngay trong trường hợp có xã hội hóa thì cũng không thể buộc tất cả các gia đình phải đóng tiền xây dựng nhà máy và tham gia sử dụng.

Còn lợi ích từ đất khẩu của dân liên quan quan hệ sở hữu quyền và tài sản gắn liền với các khẩu, có tính bắt buộc phải được tôn trọng và bảo vệ. Dù một khẩu, một hộ có ý kiến thì cũng phải tôn trọng xem xét ý kiến của họ về nguồn lợi phát sinh từ quyền lợi của họ. Vì vậy không một tổ chức hay cá nhân nào mang tên gì được phép coi thường, tước quyền và không tôn trọng quyền lợi của các hộ, khẩu.

Với việc lấy tiền cho thuê đất khẩu để thanh toán cho nhà máy nước mà mục đích đơn giản nhất có thể chạy theo thành tích nông thôn mới thì sao? Biết bao giờ thu được tiền đầu tư nhà máy của các gia đình sử dụng nước để trả lại số tiền cho thuê đất khẩu cho bà con bởi làm gì có chế tài nào hợp lý và có khả thi đối với các gia đình sử dụng nước nhà máy lại càng không thể có chế tài với gia đình không sử dụng nước đó được. Còn bà con có đất khẩu bị cho thuê kia là những gia đình không dùng nước lại mặc nhiên phải trả số tiền cho dịch vụ mà mình không dùng?

Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin. 

Bạn đang đọc bài viết Liên Châu–Vĩnh Phúc: Xã sử dụng và tự quyết tiền cho thuê đất khẩu?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Bài thơ: Giấc mơ Hồng
Đêm qua, em có giấc mơ hồng///Được gặp anh ở cuối trời Tây///Vẫn dõi theo từng hơi thở, từng bước đi///Gửi đến bao tình thương và nỗi nhớ
Bài thơ: Chút tương tư
Thả câu thơ đêm muộn màng///Ngọn đèn bên phố trôi ngang bềnh bồng //Đêm gầy uống cạn dòng sông//Buồn ơi! Xuân hết mà đông chưa tàn.