Thứ ba, 23/04/2024 13:53 (GMT+7)

Luật sư bày tỏ quan điểm về gói vay hỗ trợ của LienVietPostBank

YẾN OANH -  Thứ năm, 29/11/2018 15:03 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

LienViet PostBank đã tự ý triển khai trước khi được các Bộ cấp phép cho vay mua máy nông nghiệp Kubota theo Quyết định 68.

Ngân hàng Bưu Điện Liên Việt (LienVietPostBank) làm sai lệch mục tiêu tốt đẹp của gói chính sách hỗ trợ vay vốn nông nghiệp theo QĐ 68 của Chính phủ. Ảnh minh họa.

LienVietPostBank khẳng định thực hiện đúng QĐ 68 (!?)

Trước đó, Môi trường và Đô thị Việt Nam điện tử đã thông tin tại bài viết "Lao đao' vì gói chính sách của ngân hàng Bưu Điện Liên Việt" với nội dung xoay quanh đơn thư, những bức xúc của người nông dân "chân lấm tay bùn" cho rằng bị lừa đảo khi tham gia gói chính sách vay vốn hỗ trợ mua máy nông nghiệp Kubota của ngân hàng Bưu Điện Liên Việt. Cứ ngỡ được hưởng lãi suất ưu đãi, tuy nhiên, họ lại phải "nai lưng" gánh khoản lãi suất như vay vốn thông thường....

Theo Điều 5 Thông tư 89 của Bộ Tài chính ban hành năm 2014 (hướng dẫn hỗ trợ lãi suất vay vốn và cấp bù chênh lệch lãi suất do thực hiện Quyết định 68 của Thủ tướng Chính phủ), muốn được ngân sách Nhà nước cấp bù chênh lệch lãi suất thì hàng năm, chậm nhất vào ngày 31/7, các ngân hàng thương mại căn cứ dự kiến dư nợ cho vay (theo Quyết định 68) của năm sau để xây dựng kế hoạch hỗ trợ lãi suất và cấp bù chênh lệch lãi suất cho năm kế hoạch (có chia ra từng quý) gửi Bộ KH- ĐT và Bộ Tài chính.

Nhiều hộ nông dân đang lao đao vì "há miệng mắc quai", cứ ngỡ được vay vốn hỗ trợ lãi suất theo chương trình của Nhà nước và giờ đây họ tiếp tục đợi ngân hàng này trả lại tiền thu sai.

Bộ KH- ĐT phối hợp với Bộ Tài chính bố trí dự toán chi cấp bù chênh lệch lãi suất của ngân sách Trung ương để cấp bù cho các ngân hàng thương mại cho vay thực hiện chính sách hỗ trợ giảm tổn thất trong nông nghiệp (theo Quyết định 68).

Trả lời Môi trường và Đô thị Việt Nam điện tử bằng văn bản, LienViet PostBank (LPB) thừa nhận gói tín dụng hỗ trợ nông dân mua máy nông nghiệp Kubota được thực hiện từ năm 28/10/2016 đến tháng 10/2017 thì dừng triển khai bởi đến nay chưa được các Bộ cấp phép.

Cũng theo LPB, từ 2016 đến nay, LPB đã gửi nhiều công văn đến Bộ Kế hoạch Đầu tư, Bộ Tài Chính để đăng ký kế hoạch hỗ trợ lãi suất cho vay theo Quyết định 68 nhưng không hiểu vì lý do gì, đến đến nay ngân hàng này vẫn chưa nhận được phản hồi của các Cơ quan chức năng và LienVietPostBank không triển khai thực hiện cho vay theo Quyết định 68 từ tháng 10/2017 đến nay.

Văn bản nêu rõ sau khi LPB được cấp bù lãi suất thì LPB sẽ thực hiện hoàn trả lại cho khách hàng phần lãi suất đã thu này nhưng khuyết phần nếu không được cấp bù lãi suất thì sẽ ra sao...

Thế nhưng, ở thời điểm hiện tại, ngân hàng này chưa hề nhận được văn bản phê duyệt kế hoạch từ Bộ KH- ĐT, do đó chưa nhận được tiền hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước, tức chưa được cấp phép triển khai cho vay vốn thực hiện chương trình trên.

Thời điểm LienVietPostBank thực hiện gói tín dụng này phía Ngân hàng Nhà nước chưa duyệt cấp bù lãi suất cho những ngân hàng thương mại. Nếu muốn được cấp bù lãi suất thì hàng năm ngân hàng thương mại phải xây dựng kế hoạch hỗ trợ lãi suất và cấp bù chênh lệch lãi suất cho năm kế hoạch gửi trước ngày 31/7.

Như vậy, có thể nói LienViet PostBank đã tự ý triển khai trước khi được các Bộ cấp phép cho vay mua máy nông nghiệp Kubota theo Quyết định 68.

Dẫu vậy, LPB vẫn khẳng định tại văn bản trả lời báo là đã thực hiện đúng các Quy định theo Quyết định 68 của Thủ tướng Chính phủ và các Văn bản hướng dẫn của các Bộ, ngành.

Luật sư bày tỏ quan điểm

Đánh giá khách quan về sự việc, Luật sư Vũ Văn Biên (PGĐ Công ty Luật Khoa Tín) thông tin với PV Môi trường và Đô thị Việt Nam điện tử: “Chiếu theo Quyết định số 68/2013/QĐ-TTr ngày 14/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ nhằm triển khai nghị quyết số 48/NQ-CP ngày 23/9/2009, thực hiện đồng bộ các giải pháp với mục tiêu hạn chế tối đa tổn thất sau thu hoạch, ổn định đời sống, thu nhập của nông dân. Với đường lối như vậy của Nhà nước, có thể thấy rằng LienVietPostBank (LVB) đang vận dụng cơ chế cho vay sai nguyên tắc.

Theo Khoản 1 Điều 2 Thông tư 89/2014/TT-BTC của Bộ Tài Chính về việc hướng dẫn hỗ trợ lãi suất vay vốn và cấp bù chênh lệch lãi suất do thực hiện chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp quy định:

Điều 2. Hình thức thực hiện hỗ trợ lãi suất vay vốn và cấp bù chênh lệch lãi suất.

1.Ngân hàng thương mại cho vay thực hiện việc hỗ trợ lãi suất hoặc hỗ trợ phần chênh lệch giữa lãi suất thương mại và lãi suất tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước đối với các tổ chức, cá nhân vay vốn thuộc đối tượng quy định tại Điều 1, Điều 2 Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg”.

Luật sư Vũ Văn Biên.

Thực hiện hỗ trợ lãi suất, là hình thức hỗ trợ bắt buộc khi triển khai cho vay theo Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg. Việc để khách hàng vẫn phải thanh toán lãi suất, và chỉ được nhận hỗ trợ khi Ngân sách Nhà nước chi trả cho LVB là trái quy định pháp luật, tinh thần của chính sách hỗ trợ nông dân.

Cụ thể: Đối với các khách hàng có  nhu cầu vay vốn nông nghiệp, ngay từ khi tiếp cận, thu thập hồ sơ, các Đơn vị Kinh doanh của LVB đã trao đổi rõ nội dung về hỗ trợ lãi suất để khách hàng hiểu việc sẽ phải thực hiện thanh toán lãi suất theo quy định của ngân hàng, sau khi ngân hàng nhận được hỗ trợ từ ngân sách nhà nước thì sẽ hoàn trả cho khách hàng, trên cơ sở đó, khách hàng quyết định có vay vốn hay không.

Đồng thời, trong Hợp đồng tín dụng ký kết giữa Ngân hàng với khách hàng có quy đinh rõ nội dung: “Ngân hàng sẽ thực hiện xin hỗ trợ phần lãi cho Bên vay theo quyết định số 68/2013/QĐ-TTg ngày 14/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ.

Trong trường hợp ngân sách Nhà nước chi trả cho ngân hàng phần lãi suất được hỗ trợ theo quy định số 68/2013/QĐ-TTg ngày 14/11/2013 của Thủ tướng Chính Phủ.

Trong trường hợp ngân sách nhà nước chi trả cho Ngân hàng phần lãi suất được hỗ trợ theo  quyết định số 68/2013/QĐ-TTg ngày 14/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ, ngân hàng sẽ hoàn cho Bên vay toàn bộ số tiền được hỗ trợ."

Có thể coi LVB chưa tuân thủ chính sách, khi nhà băng này thực hiện chính sách nhưng lại đưa ra sự thỏa thuận quá thiên về lợi ích của mình. Và rõ ràng với cơ chế thực hiện như vậy thì quyền lợi cá nhân, tổ chức thuộc diện hỗ trợ theo quyết định số 68/2013/QĐ-TTg không được đảm bảo.”

Được biết, mới đây, Chủ tịch HĐQT LiênvietPostbank đã hứa sẽ trả lại tiền cho người dân và nhận sai trước công chúng.

Môi trường và Đô thị Việt Nam điện tử sẽ tiếp tục theo dõi sự việc và thông tin đến bạn đọc. 

Bạn đang đọc bài viết Luật sư bày tỏ quan điểm về gói vay hỗ trợ của LienVietPostBank. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Đồng Nai: Nhà hàng Purli xây dựng trái phép giữa rừng cao su
Theo phản ánh của nhiều người dân, Nhà hàng – hầm rượu Purli (ấp Trần Cao Vân, xã Bàu Hàm 2, huyện Thống Nhất) xây dựng trái phép trên đất trồng cây lâu năm và đi vào hoạt động từ nhiều năm nay. Tuy nhiên, chính quyền địa phương lại không hay biết.

Tin mới