Thứ năm, 25/04/2024 02:11 (GMT+7)

Sai phạm ở Liên Châu (Vĩnh Phúc): “Trống đánh xuôi, kèn thổi ngược”

Nhóm PVĐT -  Thứ hai, 02/07/2018 16:29 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

“Nếu bây giờ họ dọa những người mua không được nói ra rồi bắt họ nói sai về giá bán hoặc cơ quan nào tiếp tay hợp thức hóa cho họ thì chúng tôi sẽ lên Trung ương báo cáo trực tiếp", người dân bày tỏ.

Như Môi trường và Đô thị Việt Nam điện tử đã đưa tin, các hộ dân xã Liên Châu bị thu hồi 1.105 m2 đất ở phục vụ Dự án liên quan đến đê Bối, có đơn gửi tòa soạn Môi trường và Đô thị Việt Nam điện tử và các cơ quan Trung ương phản ánh dấu hiệu tiêu cực trong công tác đền bù đất đai.

Đơn thư của người dân xã Liên Châu (Yên Lạc, Vĩnh Phúc) kính gửi Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội, cơ quan đoàn thể, báo chí.

Bằng nguồn tin riêng, PV Môi trường và Đô thị Việt Nam điện tử đã nhận được thông tin liên quan tại Báo cáo giải trình 121/BC/BTV ngày 07/06/2018 của Đảng Ủy xã Liên Châu gửi lên Huyện ủy Yên Lạc (xin gọi tắt BC 121- PV).

Trước đó, với lý do xã đang bị Thanh tra, ông Vũ Xuân Chiếm – Chủ tịch UBND xã Liên Châu – người phát ngôn, đã không cung cấp thông tin cho phóng viên. Lý do theo ông Chiếm, do “Chủ tịch tỉnh” chỉ đạo(?!). Nhưng sau đó ông Phùng Mạnh Khuyến – Phó Chủ tịch UBND xã lại tiếp phóng viên.

Tại BC 121-PV, những lời lẽ trong văn bản của ông Đỗ Đức Long (Bí thư  Đảng ủy xã Liên Châu), dường như đối nghịch ngay cả với Phó Chủ tịch xã Phùng Mạnh Khuyến và người dân trong xã. Vậy nguyên nhân do đâu?

Nhìn từ báo cáo giải trình của xã Liên Châu

Theo đó, ngày 19/09/2012 UBND huyện Yên Lạc có quyết định phê duyệt địa điểm đền bù vào khu Đất Dâu. Lý do được đưa ra, do địa hình ở đây chi phí xây dựng hạ tầng lớn, trong khi nguồn vốn thực hiện dự án hạn chế, UBND huyện Yên Lạc ra Công văn 727/UBND-BBT ngày 13/05/2013 về việc chuyển vị trí tái định cư vào cùng Dự án cải tạo nâng cấp đê Tả Hồng, ở Đồng Đình – Tầm Xuân. Từ đây, UBND xã tổ chức họp với các hộ dân, theo BC 121 họp vào chiều 03/06/2013.

Một số hộ dự cuộc họp với xã (xin được dấu tên) cho biết ông Phùng Văn Kết - Nguyên Chủ tịch UBND xã lúc đó chủ trì, cùng với Trưởng Công an xã, chứ không có giới thiệu đại biểu nào của huyện như  trong BC 121.

Báo cáo giải trình 121/BC/BTV ngày 07/06/2018 của Đảng Ủy xã Liên Châu gửi lên Huyện Ủy Yên Lạc

Tại BC 121, xin ý kiến tất cả đều đồng ý chuyển vị trí đền như trên bù “và đề nghị lấy bằng tiền thay bằng đất với giá 2,5 triệu/m2”. “Hội nghị được bàn bạc, thảo luận rất nhiều nhưng kết lại chỉ lấy tiền, không lấy đất dù chủ tọa đã phân tích kỹ việc lấy đất có lợi hơn, xong nhân dân đồng tình cao là cứ lấy bằng tiền”.

Nhưng theo đơn khiếu nại tố cáo, đề nghị điều tra và trong các cuộc tiếp xúc, phỏng vấn trực tiếp với phóng viên thì các hộ đều cho biết bị “ép” phải nhận bằng tiền: Nếu nhận bằng tiền thì ngay ngày mai sẽ có tiền; muốn lấy đất ở Tầm Xuân thì chưa biết bao giờ có đất?.

Sau khi đã trao đổi thống nhất với một số lãnh đạo của phòng, ban của huyện dự hội nghị chủ tọa đã kết luận nhất trí chuyển đổi vị trí tái định cư vào Đồng Đình –Tầm Xuân và thể theo nguyện vọng của các hộ dân là nhận bằng tiền giá 2,5 triệu/m2.

UBND xã sẽ báo cáo UBND huyện, thông báo ai có khả năng tài chính, đủ điều kiện mua lại toàn bộ diện tích đất các hộ trên thì nộp đơn đăng ký. “UBND xã xác nhận và bảo vệ quyền mua bán của mỗi bên và lập thủ tục đề nghị cấp đất cho người mua”.

Quyết tâm đưa những dấu hiệu sai phạm ra ánh sáng

Theo BC 121, mà xã Liên Châu giải trình thì: “Tất cả 34 người đều đồng ý nhất trí cao, không ai có ý kiến gì khác và cùng nhau ký vào biên bản họp (có biên bản kèm theo). Riêng 7 hộ không có mặt sẽ trả bằng đất nhưng sau lại có đơn xin nhận tiền”.

BC 121 còn cho biết, ngày 05/06/2013,UBND xã lập tờ trình báo cáo huyện theo kết luận của hội nghị, thông báo cho mọi người nộp đơn đăng ký, “vài ngày sau thì duy nhất có ông Nguyễn Xuân Hồng ở thôn Nhật Chiêu 1 nộp đơn mua lại số đất trên và sau khi 2 bên mua bán UBND xã có xác nhận để làm thủ tục theo quy định của pháp luật”.

Clip ông Phùng Mạnh Khuyến - PCT UBND xã Liên Châu thông tin về sự việc:

Cũng theo BC 121, sau khi được UBND huyện Yên Lạc chấp nhận đề nghị của UBND xã, đồng ý, hướng dẫn thực hiện, UBND xã đã hướng dẫn các hộ có đất được đền bù nhận tiền hoàn chỉnh thủ tục cho người nhận mua đất “sán ghép” theo quy định (?). Và đã có 41/41 hộ đã nhận tiền của người mua, hoàn tất thủ tục để cấp GCNQSDĐ theo định.

Làm việc với phóng viên, các hộ trong diện giải tỏa cho biết, họ không hề biết hay làm thủ tục mua bán gì với ông Hồng nói trên, họ cũng nhận tiền trực tiếp từ cán bộ xã “nhận ngay trong một hôm sau đó”.

Sau khi xã họp dân, “ép” nhận bằng tiền chứ không biết chuyện về ông Hồng nào, cũng như không có bất cứ thông báo nào công khai của xã mời gọi nhân dân mua đất đền bù giá 2,5 triệu/m2.

Vì họ cho rằng, nếu có thông báo đó thì bà con bị giải tỏa sẽphản ứng quyết liệt,đòi quyền lợi chính đáng của mình và dân sẽ “ngay lập tức” tìm cách bàn nhau mua hết ngay với vị trí “đất vàng” trao tay ngay cũng cao gấp mấy lần một cách dễ dàng.

Họ chỉ biết đến câu chuyện ông Hồng này trong việc mua bán đất Tầm Xuân về sau, khi có dư luận anh em ông (ông Hà là em ông Hồng – là Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân xã) đã tự bán cho một người trong xã một lô đất ở khu khác, giá thực tế khoảng 1,5 tỷ đồng trước Tết vừa qua, dặn người mua này “không được nói cho ai” nhưng vừa phải vất vả đi “chuộc” lại với giá cao hơn nhiều do gặp rắc rối nào đó?

Các hộ dân cho biết thêm, ngay từ đầu chưa thấy giấy tờ hồ sơ nghe lãnh đạo xã nói họ đã bàn giao mặt bằng, công trình đã đổ xong bê tông chứ không phải bàn giao sau khi nhận tiền. Hay là “giải phóng đê Bối gặp khó khăn, nói chung ở đâu giải phóng mặt bằng cũng khó khăn” -  như ông Khuyến nói.

Mãi về sau họ vẫn còn chờ đợi các ông cán bộ xã báo lại và trả dân số tiền chênh lệch như cam kết, số tiền rất lớn vì ngay thời giá giữa năm 2013 được cho là đã trên dưới 1 tỷ/lô.

Chờ đến năm nay vẫn không có câu trả lời cho đến khi nhận được thông tin trên thì các hộ đều rất ngạc nhiên, nói sẵn sàng đối chất, đấu tranh tới cùng để đưa ra ánh sáng. Nhiều hộ cho biết, họ nắm cụ thể danh sách những lô đất này bán cho ai, vị trí rất đẹp ngay trước cổng trụ sở xã.

“Nếu bây giờ họ dọa những người mua không được nói ra rồi bắt họ nói sai về giá bán hoặc cơ quan nào tiếp tay hợp thức hóa cho họ thì chúng tôi sẽ lên Trung ương báo cáo trực tiếp...” - người dân xã Liên Châu bày tỏ.

Môi trường và Đô thị Việt Nam điện tử sẽ tiếp tục thông tin. 

Bạn đang đọc bài viết Sai phạm ở Liên Châu (Vĩnh Phúc): “Trống đánh xuôi, kèn thổi ngược”. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Đồng Nai: Nhà hàng Purli xây dựng trái phép giữa rừng cao su
Theo phản ánh của nhiều người dân, Nhà hàng – hầm rượu Purli (ấp Trần Cao Vân, xã Bàu Hàm 2, huyện Thống Nhất) xây dựng trái phép trên đất trồng cây lâu năm và đi vào hoạt động từ nhiều năm nay. Tuy nhiên, chính quyền địa phương lại không hay biết.

Tin mới

Bài thơ: Chuyện thế nhân
Bạn thân hỡi giữa thế giới bao la///Mình cứ sống cuộc đời mình là đủ///Màng làm chi lời khen - chê đủ thứ///Cứ an yên và hết mực chân thành