Thứ tư, 24/04/2024 15:43 (GMT+7)

Tân Yên(Bắc Giang): Xã tự ý bán đất và hệ lụy kéo dài suốt nhiều năm

Lê Minh -  Thứ năm, 29/11/2018 15:51 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Môi trường và Đô thị Việt Nam điện tử đã nhận được Đơn tố cáo chính quyền xã Ngọc Châu liên quan đến đất đai của ông Hoàng Anh Bình, thôn Khánh Giàng, xã Ngọc Châu, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang

Vừa qua, Ban biên tập Tòa soạn Môi trường và Đô thị Việt Nam điện tử đã nhận được Đơn tố cáo chính quyền xã Ngọc Châu liên quan đến đất đai của ông Hoàng Anh Bình, thôn Khánh Giàng, xã Ngọc Châu, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang.

Theo như đơn tố cáo, năm 1992, Trạm Bảo vệ Thực vật huyện Tân Yên giải thể, đất bỏ hoang, gia đình ông là đầu tiên và duy nhất tới cải tạo toàn bộ diện tích đất để sử dụng, diện tích khoảng 700 m2. Và tháng 9/1993 gia đình ông Bình có mua lại nhà của Trạm Bảo vệ Thực vật để ở, việc sử dụng này là ngay tình và công khai, được toàn bộ hộ dân thôn Khánh Giàng, xã Ngọc Châu biết.

Tuy nhiên, thời điểm gần đây ông mới được biết rằng năm 1995, UBND xã Ngọc Châu (nơi có thửa đất) đã lấy 300m2 đất (15m chiều rộng, 20m chiều dài) mặt đường của ông tại đường 295, xã Ngọc Châu để giao/bán cho các hộ khác mà không có phương án đền bù hay quyết định thu hồi, việc bán đất này là trái thẩm quyền; Không những thế việc cấp GCNQSDĐ cho các người mua cũng không được công khai tình trạng, hiện trạng, hồ sơ,…từ đó đã làm chồng lấn, không đúng hiện trạng người sử dụng đất.

Theo đơn tố cáo của ông Bình, UBND xã Ngọc Châu đã tự ý lấy 300m2 đất mặt đường 295 để giao/bán cho các hộ khác mà không có phương án đền bù hay quyết định thu hồi, việc bán đất này là trái thẩm quyền.

Nhận được đơn tố cáo của ông Bình, PV Môi trường và Đô thị Việt Nam điện tử đã về làm việc trực tiếp với ông Bình. Qua trao đổi, ông Bình cho biết thêm, đầu tháng 11/2018 UBND xã Ngọc Châu đã có Biên bản yêu cầu ông phải tháo dỡ toàn bộ nhà cấp 4, di dời cây cối, hoa màu, hàng rào ra khỏi 300m2 đất mặt tiền của gia đình ông.

Ngày 27/11/2018, Phóng viên Môi trường và Đô thị Việt Nam điện tử đã có buổi làm việc với ông Trần Toàn Thắng, Chủ tịch UBND xã Ngọc Châu. Ông Thắng cho rằng: “Diện tích đất mà ông Bình phản ánh là đất được UBND xã cấp cho người khác chứ không phải của ông Bình. Và mặt tiền 300m2 đất đó được cấp cho 2 hộ, mỗi hộ 7.5m mặt tiền, 20m chiều dài kéo sâu vào trong”. Khi PV hỏi và yêu cầu ông làm rõ hơn về thời điểm năm 1992 xã giao đất căn cứ vào đâu thì ông Thắng thừa nhận rằng thời điểm đó UBND xã giao đất là trái thẩm quyền.

Làm việc với PV, ông Nguyễn Đức Cường - Công chức địa chính xã Ngọc Châu cho biết: “Hiện nay, diện tích 300m2 mặt tiền tại đường 295, xã Ngọc Châu đã được cơ quan có thẩm quyền cấp GCNQSDĐ cho 2 hộ gia đình vào năm 2010, 2011. Việc ông Bình nói đây là diện tích đã sử dụng lâu dài của ông là không đúng”. Đề cập tới vấn đề này PV có đặt ra câu hỏi để làm rõ hơn về việc UBND xã giao đất không đúng thẩm quyền thì ông Cường cũng thừa nhận rằng tại thời điểm đó hầu như xã giao đất đều trái thẩm quyền, tuy nhiên quy định pháp luật về đất đai có trường hợp cấp Giấy chứng nhận cho hộ dân trái thẩm quyền.

Ông Cường nhận định do mình về công tác ở xã này mới được 2, 3 năm nên không nắm rõ được hồ sơ vụ việc này. Hơn nữa, PV cũng trao đổi với ông Cường để làm rõ hơn về các hồ sơ thửa đất, ranh giới các thửa đất đang tranh chấp giữa các bên thì ông Cường nói ở xã không có, không lưu hồ sơ đó mà chỉ còn lưu GCNQSDĐ của 2 hộ (hộ ông: Phạm Văn Đạo và Dương Văn Toàn) có đất là mặt tiền của ông Bình đang tranh chấp.

Ông cũng cho biết thêm, xã có công khai quy hoạch sử dụng đất vào đầu kỳ; công bố, niêm yết công khai khi UBND huyện cấp GCNQSDĐ cho 2 hộ nói trên tại xã nhưng bây giờ không còn lưu và không nắm được do về đây công tác sau này.

Đầu tháng 11/2018, UBND xã Ngọc Châu đã có Biên bản yêu cầu ông Bình phải tháo dỡ toàn bộ nhà cấp 4, di dời cây cối, hoa màu, hàng rào ra khỏi 300m2 đất mặt tiền của gia đình ông.

PV cũng nêu rõ theo phản ánh của ông Bình thì tại thời điểm đó ông vẫn là người đang chiếm hữu và sử dụng thửa đất đó mà tại sao trên thực tế vẫn tồn tại như vậy mà việc cấp GCNQSDĐ vẫn được diễn ra và người được cấp GCNQSDĐ đó lại chuyển nhượng lại cho người khác.

Phải chăng đất này đang tồn tại rất nhiều rủi ro, vấn đề pháp lý cũng như câu chuyện thực tế người đang sử dụng đất hiện tại và người có quyền sử dụng đất trên giấy tờ là không đồng nhất.

Môi trường và Đô thị Việt Nam điện tử sẽ tiếp tục thông tin sự việc./.

Bạn đang đọc bài viết Tân Yên(Bắc Giang): Xã tự ý bán đất và hệ lụy kéo dài suốt nhiều năm. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Đồng Nai: Nhà hàng Purli xây dựng trái phép giữa rừng cao su
Theo phản ánh của nhiều người dân, Nhà hàng – hầm rượu Purli (ấp Trần Cao Vân, xã Bàu Hàm 2, huyện Thống Nhất) xây dựng trái phép trên đất trồng cây lâu năm và đi vào hoạt động từ nhiều năm nay. Tuy nhiên, chính quyền địa phương lại không hay biết.

Tin mới

“Thành phố xanh” Freiburg
Thành phố Freiburg của Đức được coi là “Thành phố năng lượng mặt trời” hay “Thành phố xanh” của châu Âu, được biết đến với các chính sách môi trường ấn tượng và nguồn năng lượng mặt trời dồi dào.