Thứ sáu, 29/03/2024 11:52 (GMT+7)

Kỳ 3: Vụ thu hồi sổ đỏ ở tỉnh Bình Thuận

Thế Bôn -  Thứ năm, 04/01/2018 13:21 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Văn phòng Chính phủ đã có nhiều lần gửi Công văn theo chỉ đạo của Thủ tướng và các cơ quan Báo chí có công văn kiến nghị TTCP giải quyết vụ việc theo thẩm quyền…Nhưng TTCP đều đã “phớt lờ"

Kỳ 3: Cán bộ Cục III Thanh tra Chính phủ tự tung tự tác!

Bài kỳ trước, Ban biên tập Môi trường và Đô thị Việt Nam điện tử đã nêu rõ, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận Huỳnh Tấn Thành trong Quyết định giải quyết khiếu nại (lần 2) ngày 06/12/2005 đã phải thừa nhận Thanh tra tỉnh tham mưu giao đất cho bà Lê Thị Ty là không đúng…Vậy mà, sau đó 9 năm, tại Biên bản đối thoại ngày 19-3-2014 với cụ Phi, Thanh tra tỉnh Bình Thuận vẫn lặp lại: “Còn 02 thửa số 54 và số 55 hiện nay bà Lê Thị Ty đang sử dụng chưa cấp lại sổ đỏ”. Như vậy, Thanh tra tỉnh Bình Thuận đã coi thường pháp luật, cố tình “nại ra” một nội dung không có thật để làm gì…?

Phớt lờ chỉ đạo của Thủ tướng và Báo chí…

Trong Quyết định 4110/QĐ-CTUBND ngày 06/12/2005 giải quyết khiếu nại cuối cùng (lần 2) của UBND tỉnh Bình Thuận, mặc dù ông Chủ tịch tỉnh Huỳnh Tấn Thành đã phải “gượng ép” công nhận mình chỉ đạo cấp dưới làm thủ tục cấp sổ đỏ 2 thửa đất số 54 và 55 cho bà Lê Thị Ty là sai, vì thực tế bà Ty không hề có số đất trên…Lúc này Thanh tra tỉnh và ông Chủ tịch tỉnh Bình Thuận không còn chỉ ra là nhầm thêm với ai được nữa… đành đánh bài “lờ đi” nhằm để cho vụ việc chìm xuồng…Nhưng trước sức ép công luận, UBND tỉnh Bình Thuận không thể làm khác là phải tiếp tục chỉ đạo thành lập Đòan Thanh tra…Tại biên bản đối thoại ngày 19-3-2014, giữa Thanh tra tỉnh Bình Thuận và ngành chức năng cùng UBND huyện Tuy Phong làm việc với gia đình cụ Phi theo Kế hoạch số 2110/KH-TTCP ngày 19/9/2013 của Thanh tra Chính phủ nhằm rà sóat lại một số vụ việc khiếu nại phức tạp kéo dài của người dân…

Văn phòng Chính phủ đã có nhiều lần gửi Công văn theo chỉ đạo của Thủ tướng và các cơ quan Báo chí có công văn kiến nghị TTCP giải quyết vụ việc theo thẩm quyền…Nhưng Thanh tra Chính phủ đều đã “phớt lờ”…

Nhưng tiếc thay, Thanh tra tỉnh Bình Thuận vẫn cố tình đi vào vết xe cũ... Cụ thể, từ dòng 01 trang 2, Biên bản này vẫn “lặp lại” nội dụng không có thật: “Còn 02 thửa số 54 và số 55 hiện nay bà Lê Thị Ty đang sử dụng chưa cấp lại sổ đỏ”. Như vậy, Thanh tra tỉnh Bình Thuận đã coi thường pháp luật, cố tình “nại ra” một nội dung không có thật đã bị báo chí “phanh phui”…Và, có lẽ lãnh đạo tỉnh Bình Thuận cũng đã hết “đường binh” đành phải tiếp tục cho Thanh tra tỉnh tham mưu gian dối để có cơ sở Báo cáo với Thanh tra Chính phủ theo kế hoạch nêu trên.

Như vậy, có một vấn đề đặt ra, tại sao cán bộ Cục III Thanh tra Chính phủ với trách nhiệm được Nhà nước phân công giải quyết vụ việc không về gặp người dân là đối tượng thanh tra để kiểm tra, xác minh cụ Phi KP3 và bà Lê Thị Ty ai là người có 2 thửa đất số 54, 55 trong sổ đỏ nói trên...

--

Biên bản đối thoại với cụ Phi ngày 19-3-2014, Thanh tra tỉnh Bình Thuận vẫn cố tình “nại ra” nội dụng không có thật…để UBND tỉnh Bình Thuận có “bảo bối” ban hành Thông báo số 196/TB-UBND, chấm dứt thụ lý giải quyết khiếu nại của cụ Lê Thị Phi.

Trong khi đó, theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Văn phòng Chính phủ đã có trên 3 lần gửi Công văn đến Thanh tra Chính phủ yêu cầu giải quyết vụ việc của cụ Phi theo thẩm quyền. Chưa hết, một số tờ báo có đã công văn kiến nghị đến Thủ tướng và Tổng Thanh tra Chính phủ giải quyết vụ việc và xem xét trách nhiệm của cán bộ ngành Thanh tra… nhưng chưa bao giờ Thanh tra Chính phủ có văn bản trả lời theo quy định của Luật Báo chí. Ngoài ra, vụ việc của gia đình cụ Phi đã nhiều lần Văn phòng Chính phủ gửi Công văn thông báo cho cụ biết đã yêu cầu Thanh tra Chính phủ xem xét giải quyết vụ việc…làm cho cụ phải mòn mỏi chờ đợi suốt nhiều năm trong vô vọng. Vậy mà cán bộ Cục III Thanh tra Chính phủ đã vội vàng “nhắm mắt” kí văn bản thống nhất với cách giải quyết trái pháp luật của tỉnh Bình Thuận để rồi, ngày 11-8-2015 UBND tỉnh Bình Thuận có “bảo bối” ban hành Thông báo số 196/TB-UBND, chấm dứt thụ lý giải quyết khiếu nại của cụ Lê Thị Phi.

Văn bản số 265 do ông Đỗ Duy Phức, phó Cục III ký, nhằm “bảo kê” cho các quyết định ban hành trái pháp luật nghiêm trọng của UBND quận Ô Môn và UBND TP.Cần Thơ.

Như vậy, Thanh tra Chính phủ đã phớt lờ chỉ đạo của Thủ tướng và các cơ quan ngôn luận về những việc làm sai trái của tỉnh Bình Thuận thu hồi “trắng trợn” sổ đỏ và 11.230m2 đất của gia đình cụ Lê Thị Phi một cách bất hợp pháp.

Phó cục trưởng Cục III phản ánh không đúng sự thật.

Trong một diễn biến khác, ngày 27 tháng 7 năm 2017, anh em ông Nguyễn Tuấn An và ông Nguyễn Văn Hớn, cùng Thường trú khu vực Thới Phong A, phường Thới An, quận Ô Môn, TP Cần Thơ đã gửi đơn (lần 3) đến ông Phan Văn Sáu Tổng Thanh tra Chính phủ và ông Võ Văn Đồng, Cục trưởng Cục III Thanh tra Chính phủ tố cáo ông Đỗ Duy Phức với nội dung như sau: “Xin gửi 2 quý ông! Ngày 16/8/2015 tôi nhận được Văn bản số 265/C.III-NV2 ngày 11/8/2015 của Cục Giải quyết khiếu nại, tố cáo và Thanh tra khu vực III, do ông Đỗ Duy Phức, phó Cục III ký.

Ông Đỗ Duy Phức nêu rõ việc Nhà nước ban hành quyết định quản lí nhà của cụ Khuê… là sai (Văn bản trước)…Nhưng lại cho rằng Quyết định số 85 của Bộ Xây dựng phù hợp… là sự “bất nhất”.

Nội dung Văn bản 265 cho rằng, Cục giải quyết khiếu nại, tố cáo và Thanh tra khu vực III - Thanh tra Chính phủ, nhận được Văn bản số 4407/TDXLĐ-XLĐ ngày 26 tháng 10 năm 2014 của Ban Tiếp công dân Trung ương chuyển đơn yêu cầu của Nguyễn Tuấn An khiếu nại Quyết định số 2527/QĐ-UBND ngày 14 tháng 10 năm 2011 của UBND thành phố Cần Thơ. Tiếp theo, Cục III cho rằng tôi đã khiếu nại Quyết định số 4304/QĐ-UBND ngày 17 tháng 12 năm 2010 của UBND quận Ô Môn về việc thu hồi phần đất có diện tích 4.789m2 của gia đình tôi. Tôi hết sức bất ngờ và nhận thấy Văn bản trả lời đơn khiếu nại của ông Đỗ Duy Phức, Phó cục trưởng Cục III-Thanh tra Chính phủ nêu trên là bịa đặt, sai sự thật nhằm “ bao che ”cho UBND TP.Cần Thơ... Bởi lẽ, từ tháng 12 năm 2014 trở về trước tôi chưa bao giờ gửi đơn ra Trung ương và đến Thanh tra Chính phủ, tại sao văn bản của ông Phức lại dẫn có Văn bản số 4407/TDXLĐ-XLĐ ngày 26 tháng 10 năm 2014 của Ban Tiếp công dân Trung ương chuyển Đơn yêu cầu của tôi khiếu nại Quyết định số 2527/QĐ-UBND ngày 14 tháng 10 năm 2011 của UBND thành phố Cần Thơ đến cho Cục III…?”. Văn bản số 265/C.III-NV2 ngày 11 tháng 08 năm 2015 của Cục III-Thanh tra Chính phủ nêu trên là không đúng sự thật . Điều này cũng nhằm bít đường khiếu nại của gia đình 2 anh em tôi…làm ảnh hưởng đến lợi ích hợp pháp của gia đình chúng tôi. Vì vậy tôi đề nghị ông Tổng Thanh tra Chính phủ với trọng trách được nhân dân giao phó, ông cần xem xét xử lý cán bộ của Cục III TTCP đã giải quyết vụ việc của chúng tôi một cách sai trái như đã nêu trên. Đồng thời đề nghị ông sớm giải quyết vụ việc “Theo tinh thần Công văn số 2147/VPCP-V.I ngày 31-3-2016 của Văn phòng Chính phủ gửi Thanh tra Chính phủ giải quyết khiếu nại vụ việc của anh em tôi theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ”.

Ông Đỗ Duy Phức… tham mưu “bất nhất”!
Theo biên bản làm việc ngày 28/04/2016 tại Sở Xây dựng thành phố Cần Thơ, do ông Đỗ Duy Phức, Phó Cục trưởng Cục III, Thanh tra Chính phủ, Trưởng đoàn Thanh tra theo Quyết định số 747/QĐ-TTCP ngày 13/4/2016 đã tiến hành làm việc với cụ Nguyễn Thị Khuê, 82 tuổi, cán bộ lão thành cách mạng, ngụ 121 đường Lý Tự Trọng, phường An Phú, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ cùng ông Phạm Hùng Định, cháu rể bà Khuê, người được bà Khuê ủy quyền. Trong buổi làm việc, mặc dù ông Phạm Hùng Định, đại diện bà Khuê nêu rõ Quyết định số 85/QĐ-BXD ngày 16/01/2002 của Bộ Xây dựng là trái pháp luật. Bởi lẽ, Bộ Xây dựng ban hành quyết định dựa vào nhiều nội dung tham mưu sai sự thật, cụ thể: “… Tổng diện tích ông Tư (bố đẻ bà Khuê) cho thuê là 125.96 m2 (chứ không phải như Quyết định số 85/QĐ-BXD nêu: Tổng diện tích cho thuê qua xác minh thực tế lớn hơn 150 m2. (Nội dung này chính ông Đỗ Duy Phức đã thừa nhận trong một văn bản tham mưu cho Phó Tổng Thanh tra Chính phủ: “ Như vậy, việc Nhà nước ban hành quyết định quản lí nhà của cụ Khuê theo diện nhà cho thuê là chưa đúng đối tượng theo Nghị định số 111/CP ngày 14/4/1977 (chưa đúng đối tượng, chưa đúng diện tích)” - PV).

Như vậy, căn nhà 121 và 123 thuộc sở hữu của bà Khuê, không thuộc diện cải tạo theo Quyết định 111 của Hội đồng Chính phủ vì diện tích cho thuê của bà là 125.96 m2. Nội dung này phù hợp Khoản 2, Mục 1, Quyết định 111/CP ngày 14/4/1977 của Hội đồng Chính phủ về chính sách đối với nhà đất cho thuê như sau: “Nhà nước trực tiếp quản lý toàn bộ nhà cho thuê của các chủ là cá nhân, Công ty, Đoàn, Hội, Tôn giáo vv…Trừ trường hợp nhân dân lao động có ít diện tích cho nhau thuê để ở hoặc ở nhờ…dưới 150 m2 ở các tỉnh”. Các chứng cứ gia đình cụ Khuê đưa ra là rất rõ ràng, đúng quy định của pháp luật, nhưng ông Đỗ Duy Phức bất chấp pháp luật đã bỏ qua tất cả để cho rằng: “Qua đối thoại gia đình cụ Khuê không cung cấp được tình tiết mới, cũng như căn cứ pháp lý để đề nghị thay đổi Quyết định 85/QĐ-BXD của Bộ Xây dựng…Quyết định số 85/QĐ-BXD ngày 16/1/2002 của Bộ Xây dựng là phù hợp với quy định của pháp luật”. Như vậy, lần tham mưu trước ông Phức đã công nhận Nhà nước quản lý nhà của cụ Khuê là sai… nhưng lần sau ông lại phủ nhận!

Ban biên tập Môi trường và Đô thị Việt Nam điện tử kiến nghị Thủ tướng Chính phủ và Tổng Thanh tra Chính phủ chỉ đạo, xử lí trách nhiệm của cán bộ Cục III (ông Đỗ Duy Phức) và tỉnh Bình Thuận đã xâm phạm nghiêm trọng đến quyền và lợi ích hợp pháp của cụ Lê Thị Phi, cụ Nguyễn Thị Khuê và anh em ông Nguyễn Tuấn An để giữ vững kỷ cương phép nước.

Điều tra của Thế Bôn



Bạn đang đọc bài viết Kỳ 3: Vụ thu hồi sổ đỏ ở tỉnh Bình Thuận. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Bài thơ: Khúc giao mùa tháng Ba
Mộc miên thắp lửa đỏ trời///Lúa chiêm trong nắng xanh ngời chân mây///Giấc mơ lả cánh cò bay///Cố hương ơi! Những mê say cuối chiều.