Thứ sáu, 19/04/2024 05:03 (GMT+7)

Giả mạo di chúc có được hưởng di sản thừa kế hay không?

MTĐT -  Thứ tư, 13/02/2019 11:29 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Xin hỏi, gia đình tôi có bằng chứng anh cả lập di chúc giả thì anh cả có được hưởng di sản thừa kế của bố tôi để lại không?

Câu hỏi: Bố, mẹ tôi sinh được 6 người con, trong đó có tôi. Ngày 21.12.2018, bố tôi bệnh nặng đã qua đời và trước khi mất có nói miệng với mẹ tôi, rằng để lại toàn bộ nhà đất đang ở cho tôi và mẹ tôi. Sau khi qua đời, anh cả thấy vậy nên đã không đồng ý, tự lập di chúc xong nói đó là di chúc của bố lập trước lúc qua đời. Xin hỏi, gia đình tôi có bằng chứng anh cả lập di chúc giả thì anh cả có được hưởng di sản thừa kế của bố tôi để lại không?

Luật sư trả lời:

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi cho chuyên mục hỏi đáp Môi trường và Đô thị Việt Nam điện tử. Vấn đề của bạn chúng tôi xin được trả lời như sau:

Căn cứ vào những thông tin bạn cung cấp và đối chiếu với quy định của pháp luật tại khoản 1 Điều 621 Bộ luật Dân sự năm 2015, quy định về một số người không được quyền hưởng di sản thừa kế. Cụ thể:

“Điều 621. Người không được quyền hưởng di sản

  1. Những người sau đây không được quyền hưởng di sản:
  2. a) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó;
  3. b) Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản;
  4. c) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng;
  5. d) Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc, che giấu di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản.
  6. Những người quy định tại khoản 1 Điều này vẫn được hưởng di sản, nếu người để lại di sản đã biết hành vi của những người đó, nhưng vẫn cho họ hưởng di sản theo di chúc”.

          Theo đó, nếu có đủ căn cứ chứng minh anh trai bạn đã có hành vi lập di chúc giả nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của cha bạn thì trong trường hợp này anh trai bạn sẽ không có quyền được hưởng di sản thừa kế của cha bạn để lại sau khi mất theo điểm d khoản 1 Điều 621 Bộ luật Dân sự năm 2015.

          Mặt khác, trong trường hợp này, trước khi mất cha bạn có dặn dò, để lại ý nguyện đối với tài của mình cho mẹ bạn biết. Tuy nhiên, căn cứ vào khoản 5 Điều 630 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì trường hợp này di chúc miệng mà cha bạn để lại không được coi là hợp pháp nên toàn bộ di sản là nhà, đất mà cha bạn để lại sẽ được chia thừa kế theo quy định của pháp luật, tức chia đều cho tất cả mọi người thuộc hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của cha bạn. Và căn cứ vào quy định trên thì anh trai sẽ không được hưởng bất cứ một phần nào từ di sản của cha bạn do đã có hành vi giả mạo di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản.

Nếu cần có sự hỗ trợ, tư vấn thêm bạn đọc có thể liên hệ theo địa chỉ phía dưới đây.

Luật gia: Lê Minh
Địa chỉ: Số 184, đường 19/5, Văn Quán, Hà Đông, Hà Nội
Hotline: 0961.272.396
Email: [email protected]

Bạn đang đọc bài viết Giả mạo di chúc có được hưởng di sản thừa kế hay không?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Ninh Bình: Khai hội Hoa Lư 2024
Tối 17/4, tại Khu Di tích Quốc gia Đặc biệt Cố đô Hoa Lư (tỉnh Ninh Bình) đã long trọng tổ chức kỷ niệm 1.100 năm ngày sinh Đinh Tiên Hoàng Đế và khai mạc Lễ hội Hoa Lư năm 2024.