Thứ sáu, 29/03/2024 02:04 (GMT+7)

Hành vi tàng chữ chất nổ bị xử phạt như thế nào?

MTĐT -  Thứ sáu, 05/01/2018 09:36 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Sau vụ nổ kinh hoàng ở Bắc Ninh nhiều người lo lắng về vấn đề an toàn tính mạng và sức khỏe con người. Vậy việc tàng chữ chất nổ bị xử phạt như thế nào?

Hỏi:

Chào luật sư, tôi thấy hiện nay việc thu mua phế liệu trong khi vực đô thị, khu dân cư ngày càng phổ biến nhưng hầu hết không có sự quản lý chặt chẽ. Sau vụ nổ kinh hoàng ở Bắc Ninh vừa qua, tôi rất lo lắng về vấn đề an toàn tính mạng và sức khỏe con người. Vậy luật sư có thể cho tôi biết việc tàng chữ chất nổ bị xử phạt như thế nào?

(Nguyễn Tiến Phúc, Từ Sơn,Bắc Ninh)

Luật sư

Theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 3 Pháp lệnh số: 16/2011/UBTVQH12 về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ có quy định " Vũ khí gồm vũ khí quân dụng, súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao và các loại vũ khí khác có tính năng, tác dụng tương tự".

Theo văn bản này thì đạn là vũ khí, đạn K54 là một trong các loại vũ khí quân dụng và thuốc nổ được xác định là vật liệu nổ. Khoản 2 Điều 5 Pháp lệnh số: 16/2011/UBTVQH12 về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ này có quy định về các hành vi nghiêm cấm "Chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán, nhập khẩu, xuất khẩu trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ". Tuy nhiên, về văn bản xử phạt hành chính thì không có đầy đủ mức xử phạt với từng hành vi trên. Cụ thể:

Điều 10 nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự, an toàn xã hội; phòng chống tện nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng chống bạo lực gia đình có quy định xử phạt hành vi sử dụng vũ khí, sản xuất, chế tạo, sửa chữa vũ khí quân dụng nhưng không có mức phạt với hành vi tàng trữ vũ khí chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Hiện trường vụ nổ ở Bắc Ninh

  1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
  2. d) Sử dụng các loại vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ trái quy định nhưng chưa gây hậu quả;

đ) Sử dụng các loại vũ khí, công cụ hỗ trợ mà không có giấy phép;

  1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
  2. a) Sản xuất, chế tạo, sửa chữa vũ khí quân dụng, vũ khí thể thao, súng săn trái phép;

Về hành vi tàng trữ thuốc nổ. Không có quy định trực tiếp xử phạt hành vi tàng trữ vật liệu nổ. Tuy nhiên, Điều 11 pháp lệnh 16/2011/UBTVQH12 quy định:

  1. Tổ chức, cá nhân phải khai báo, giao nộp vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ cho cơ quan Quân sự, Công an hoặc chính quyền địa phương nơi gần nhất trong các trường hợp sau đây:
  2. a) Không thuộc đối tượng được trang bị, sử dụng theo quy định của pháp luật mà có từ bất kì nguồn nào;
  3. b) Phát hiện, thu nhặt được.

Nếu không giao nộp, nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì có thể bị xử phạt theo điểm g khoản 3 Điều 10 nghị định 167/2013/NĐ-CP:

  1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
  2. g) Không giao nộp vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ theo quy định.

Luật sư Nguyễn Văn Tuấn

Giám đốc

Hãng Luật TGS LawFirm

Địa chỉ: Số 9 Ngách 6A - Ngõ 6 - Phạm Văn Đồng, Q.Cầu Giấy, TP. Hà Nội

Số di động: 0918 368 772

Email: [email protected]

Bạn đang đọc bài viết Hành vi tàng chữ chất nổ bị xử phạt như thế nào?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Sớm ban hành quy định về quản lý chất thải rắn sinh hoạt
Hiện đã có 30 địa phương bắt đầu triển khai phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại các hộ gia đình. Từ nay đến hết năm 2024, yêu cầu bắt buộc các địa phương phải ban hành quy định về quản lý chất thải rắn sinh hoạt, trong đó có công tác phân loại.

Tin mới

Ông Nguyễn Văn Minh làm Tổng Biên tập Báo Công Thương
Ngày 28/3, Bộ Công Thương tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Minh - Phó Tổng Biên tập phụ trách giữ chức vụ Tổng Biên tập Báo Công Thương.