Thứ bảy, 20/04/2024 16:22 (GMT+7)

Hành vi vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy trong quản lý?

MTĐT -  Thứ hai, 02/07/2018 14:05 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Như thế nào là chất nguy hiểm về cháy nổ và việc tàng trữ trái phép chất nguy hiểm về cháy nổ sẽ bị xử lý như thế nào?

Luật sư:

          Cháy nổ ngày càng diễn ra với tình hình nghiêm trọng, gây thiệt hại lớn về tài sản và tính mang. Hiện nay, Nhà nước đã ban hành một số văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh về hoạt động phòng cháy chữa cháy:

Trước tiên, khái niệm chất nguy hiểm về cháy nổ trong pháp luật phòng cháy chữa cháy được hiểu là chất lỏng, chất khí, chất rắn hoặc hàng hoá, vật tư dễ xảy ra cháy, nổ.

Đối với hành vi tàng trữ trái phép chất nguy hiểm về cháy nổ, tại Nghị định 52/2015/NĐ-CP, cụ thể như sau:

 “Điều 8. Hành vi vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy trong quản lý, bảo quản và sử dụng chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ

  1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với hành vi không có sổ sách, hồ sơ theo dõi, quản lý chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ theo quy định.
  2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi bảo quản, bố trí, sắp xếp chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ vượt quá số lượng, khối lượng hoặc sắp xếp không đúng khoảng cách, không theo từng nhóm chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ theo quy định.
  3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng thiết bị, phương tiện chứa, đựng chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ không có giấy chứng nhận kiểm định hoặc không đảm bảo các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy theo quy định.
  4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi tàng trữ trái phép chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ.
  5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng trái phép chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ.
  6. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tịch thu chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ đối với hành vi quy định tại Khoản 4, Khoản 5 Điều này.

  1. Biện pháp khắc phục hậu quả:
  2. a) Buộc xây dựng, thành lập hồ sơ, sổ sách theo dõi, quản lý chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ theo quy định đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này.
  3. b) Buộc bảo quản, bố trí, sắp xếp, giảm số lượng, khối lượng chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ theo quy định đối với hành vi quy định tại Khoản 2 Điều này;
  4. c) Buộc di chuyển chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ đến kho, địa điểm theo quy định đối với hành vi quy định tại Khoản 3 Điều này”.

Như vậy, đối với hành vi tàng trữ trái phép chất nguy hiểm về cháy nổ, người vi phạm sẽ bị phạt hành chính từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng. Ngoài ra, còn bị áp dụng hình thức phạt bổ sung là bị tịch thu toàn bộ lượng chất nguy hiểm cháy nổ đó.

Luật sư Nguyễn Văn Tuấn

Giám đốc Hãng Luật TGS LawFirm

Địa chỉ: Số 9 Ngách 6A - Ngõ 6 - Phạm Văn Đồng, Q.Cầu Giấy, TP. Hà Nội

Số di động: 0918 368 772/Email:[email protected]

Bạn đang đọc bài viết Hành vi vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy trong quản lý?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Bài thơ: Đời...
Ừ khó đấy! Đừng buông xuôi phó mặc///Bởi trên đời ai chẳng gặp khó khăn///Như đóa hoa mọc giữa vách đá ngăn///Mà vươn mình thành bông hoa đẹp nhất
WHO phát hiện virus cúm H5N1 trong sữa bò
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 19/4 thông báo đã phát hiện virus cúm gia cầm H5N1 trong sữa tươi nguyên liệu từ động vật bị nhiễm bệnh, tuy nhiên chưa rõ virus này có thể tồn tại trong sữa bao lâu.
Bài thơ: Nhớ Tháng Tư
Tháng Tư về mang theo nhiều kỷ niệm ////Đường Vườn Chuối (1) năm nào hai đứa cùng đi ///Có hàng me xanh cùng gió thầm thì///Loang loáng nước cơn mưa chiều đầu hạ