Thứ sáu, 29/03/2024 19:25 (GMT+7)

Pháp luật xử lý như thế nào đối với những hành vi lấn chiếm vỉa hè?

MTĐT -  Thứ hai, 18/09/2017 16:01 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Hiện nay ở các khu phố, đặc biệt là các khu phố cổ ở Hà Nội có rất nhiều người đi lại tuy nhiên tình trạng nhiều cửa hàng lấn chiếm cả vỉa hè của người đi bộ, sử dụng trái phép lòng đường, hè phố.

Hỏi:

Thưa luật sư, hiện nay ở các khu phố, đặc biệt là các khu phố cổ ở Hà Nội có rất nhiều người đi lại tuy nhiên tình trạng nhiều cửa hàng lấn chiếm cả vỉa hè của người đi bộ, sử dụng trái phép lòng đường, hè phố để kinh doanh, buôn bán, làm nơi trông giữ xe diễn ra rất phổ biến. Bởi vậy, cảnh quan đô thị nhốn nháo, giao thông bị cản trở khiến nhiều người rất bức xúc. Vậy luật sư có thể cho tôi biết, pháp luật xử lý như thế nào đối với những hành vi này. Cảm ơn luật sư!

Tùng Anh (Phố Hàng Trống,Hà Nội)

Luật sư:

Khoản 4 Điều 12 Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định xử phạt đối với các hành vi bạn nêu như sau:

“4. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

  1. a) Dựng rạp, lều quán, cổng ra vào, tường rào các loại, công trình tạm thời khác trái phép trong phạm vi đất dành cho đường bộ, trừ các hành vi vi phạm quy định tại Điểm đ Khoản 5, Điểm a Khoản 8 Điều này;
  2. b) Sử dụng trái phép lòng đường đô thị, hè phố để: Họp chợ; kinh doanh dịch vụ ăn uống; bày, bán hàng hóa; sửa chữa phương tiện, máy móc, thiết bị; rửa xe; đặt, treo biển hiệu, biển quảng cáo; xây, đặt bục bệ; làm mái che hoặc thực hiện các hoạt động khác gây cản trở giao thông, trừ các hành vi vi phạm quy định tại Điểm d, Điểm đ, Điểm e, Điểm g Khoản 5; Khoản 6; Điểm a Khoản 7 Điều này;
  3. c) Chiếm dụng lòng đường đô thị hoặc hè phố dưới 05 m2 làm nơi trông, giữ xe;
  4. d) Chiếm dụng phần đường xe chạy hoặc lề đường của đường ngoài đô thị dưới 20 m2 làm nơi trông, giữ xe.”

Ngoài ra trong một số trường hợp, mức xử phạt có thể cao hơn được quy định tại các khoản khác của Điều 12 Nghị định 46/2016/NĐ-CP tùy thuộc vào vị trí, diện tích chiếm dụng trái phép.

Luật sư Nguyễn Văn Tuấn

Giám đốc Hãng Luật TGS LawFirm

Địa chỉ: Số 9 Ngách 6A - Ngõ 6 - Phạm Văn Đồng, Q.Cầu Giấy, TP. Hà Nội

Số di động: 0918 368 772

                                                                     Email:[email protected]

Bạn đang đọc bài viết Pháp luật xử lý như thế nào đối với những hành vi lấn chiếm vỉa hè?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Sớm ban hành quy định về quản lý chất thải rắn sinh hoạt
Hiện đã có 30 địa phương bắt đầu triển khai phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại các hộ gia đình. Từ nay đến hết năm 2024, yêu cầu bắt buộc các địa phương phải ban hành quy định về quản lý chất thải rắn sinh hoạt, trong đó có công tác phân loại.

Tin mới