Thứ bảy, 20/04/2024 13:59 (GMT+7)

Tranh chấp về việc sử dụng ngõ đi chung vào mục đích riêng

MTĐT -  Thứ năm, 03/01/2019 14:36 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Quy định của pháp luật về việc sử dụng ngõ đi chung

Câu hỏi:

Gia đình tôi và một số hộ gia đình tại phường Văn Quán, Hà Đông, Hà Nội có sử dụng một ngõ đi chung ổn định và từ lâu. Dạo gần đây có một hộ gia đình trong ngõ đã tự ý sử dụng một góc của ngõ để sử dụng vào mục đích kinh doanh, bán hàng ăn, từ đó làm ảnh hưởng đến lối đi chung này và thường xuyên gây tắc đường. Xin hỏi, những hộ gia đình và gia đình tôi có nhà trong ngõ phải làm như thế nào và đến đâu để yêu cầu người có thẩm quyền giải quyết. Được biết, ngõ đi chung này thuộc quyền sử dụng chung của toàn ngõ.

Luật sư trả lời:

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi cho chuyên mục hỏi đáp Môi trường và Đô thị Việt Nam điện tử. Vấn đề của bạn chúng tôi xin được trả lời như sau:

          Theo thông tin bạn cung cấp và theo quy định tại khoản 10 Điều 12 của Luật Đất đai năm 2013 thì hành vi của hộ gia đình đang tự ý sử dụng một góc của ngõ đi chung để sử dụng vào mục đích kinh doanh, bán hàng mà chưa nhận được sự đồng ý, chấp thuận của các hộ gia đình có quyền sử dụng lối đi chung này thuộc trường hợp hành vi bị cấm của Luật Đất đai là: “Cản trở, gây khó khăn đối với việc thực hiện quyền của người sử dụng đất theo quy định của pháp luật”.

          Gia đình bạn và các hộ gia đình khác có quyền sử dụng ngõ đi chung này có thể trực tiếp đến làm việc với hộ gia đình đã và đang tự ý sử dụng ngõ đi chung vào mục đích kinh doanh, bán hàng đó để yêu cầu họ thực hiện di dời và trả lại diện tích ngõ đi chung như hiện trạng ban đầu. Trong trường hợp đã làm việc, nhắc nhở và yêu cầu nhiều lần mà hộ gia đình đó vẫn không thực hiện thì gia đình bạn và các hộ gia đình trong ngõ có thể cùng nhau làm đơn yêu cầu đến UBND cấp xã nơi có ngõ để yêu cầu họ vào cuộc và xử lý.

          Hành vi của hộ gia đình đang tự ý sử dụng ngõ đi chung vào mục đích kinh doanh, bán hàng có thể bị xử phạt hành chính theo Điều 11 Nghị định số 102/2014/NĐ-CP, ngày 10/11/2014 của Chính phủ quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực đất đai. Cụ thể:

“Điều 11. Gây cản trở cho việc sử dụng đất của người khác

  1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng tại khu vực nông thôn, phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng tại khu vực đô thị đối với hành vi đưa chất thải, chất độc hại, vật liệu xây dựng hoặc các vật khác lên thửa đất của người khác hoặc thửa đất của mình gây cản trở cho việc sử dụng đất của người khác.
  2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng tại khu vực nông thôn, từ 5.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng tại khu vực đô thị đối với hành vi đào bới, xây tường, làm hàng rào gây cản trở hoặc gây thiệt hại cho việc sử dụng đất của người khác.
  3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
  4. a) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này;
  5. b) Buộc khôi phục lại tình trạng của đất trước khi vi phạm đối với hành vi quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này”.

          Theo đó, tùy thuộc vào tính chất, mức độ của hành vi vi phạm của hộ gia đình đó, nhẹ thì có thể bị cảnh cáo, nặng thì có thể bị xử phạt tiền tới 5 triệu đồng. Và có thể bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là tịch thu phương tiện vi phạm như: bàn ghế, vật dụng khác dùng để kinh doanh, bán hàng,…

          Về thẩm quyền giải quyết và xử phạt trong trường hợp này là UBND cấp xã nơi có ngõ đi chung đang xảy ra tranh chấp.

Nếu cần có sự hỗ trợ, tư vấn thêm bạn đọc có thể liên hệ theo địa chỉ phía dưới đây.

Luật Gia: Lê Minh
Địa chỉ: Số 184, đường 19/5, phường Văn Quán, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội.
Hotline: 0961.272.396
Email:[email protected]; [email protected]

Bạn đang đọc bài viết Tranh chấp về việc sử dụng ngõ đi chung vào mục đích riêng. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

WHO phát hiện virus cúm H5N1 trong sữa bò
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 19/4 thông báo đã phát hiện virus cúm gia cầm H5N1 trong sữa tươi nguyên liệu từ động vật bị nhiễm bệnh, tuy nhiên chưa rõ virus này có thể tồn tại trong sữa bao lâu.
Bài thơ: Nhớ Tháng Tư
Tháng Tư về mang theo nhiều kỷ niệm ////Đường Vườn Chuối (1) năm nào hai đứa cùng đi ///Có hàng me xanh cùng gió thầm thì///Loang loáng nước cơn mưa chiều đầu hạ