Thứ năm, 18/04/2024 20:35 (GMT+7)

Heo đeo vòng nhưng ‘quên’ kích hoạt truy xuất nguồn gốc?

Trí – Thịnh -  Thứ hai, 18/09/2017 08:22 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Nhiều người đi chợ thử dùng điện thoại có cài phần mềm “truy xuất heo đeo vòng”, thì bất ngờ nhận ra… không có thông tin trang trại, cơ sở giết mổ.

Nhiều người đi chợ thử dùng điện thoại có cài phần mềm “truy xuất heo đeo vòng”, thì bất ngờ nhận ra… không có thông tin trang trại, cơ sở giết mổ. Tuy nhiên vào các cửa hàng của Vissan thì truy xuất có đầy đủ thông tin.

Vòng trắng, vòng vàng và… vòng xanh
Ghi nhận thực tế tại chợ đầu mối thì nhiều xe chở thịt heo mảnh từ cơ sở giết mổ được gắn vòng niêm phong xe (vòng trắng). Khi nhân viên quản lý chợ dùng máy quét mã vạch thì không có dữ liệu thông tin trong vòng nhận diện. Phần lớn, thịt heo mảnh đều đeo vòng nhận diện (vòng vàng) nhưng khi quét mã vạch lại không có thông tin trang trại, cơ sở giết mổ. Những vòng nhận diện có thông tin trạng trại, đều có từ doanh nghiệp chăn nuôi lớn. (Trường hợp vòng xanh là khi đưa heo vào lò giết mổ, vòng đeo bị hư hại thì nhân viên thú y sẽ cho đeo vòng xanh!)
Một thương lái heo ở Đồng Nai phân bua: các gia đình chăn nuôi heo chủ yếu bán cho thương lái quen để nhập vào thị trường TP.HCM. Tuy nhiên từ đầu tháng 7-2017, muốn bán heo cho thị trường này buộc phải có vòng truy xuất nguồn gốc, nhưng vấn đề đặt ra hầu hết các chủ trang trại đều gặp phải là không phải lúc nào cũng mua được vòng truy xuất nguồn gốc.
Lúc thương lái mua heo tại trại thì thú y cho người tới kiểm tra từng con. Heo lên xe cũng được niêm phong kỹ, rồi qua mấy chốt kiểm dịch còn soi từng con mới cho nhập vào TP.HCM. Đến lò mổ, cơ quan chức năng tiếp tục kiểm tra, làm thịt xong thì lăn dấu từng con... Giờ thì thêm yêu cầu “vòng truy xuất”. Do đó, các hộ nuôi heo quy mô gia đình đành phải gom mấy hộ chăn nuôi lại, cử một đại diện lên TP.HCM mua vòng với số lượng lớn để “dùng dần”, nếu không mỗi lần bán heo lại phải lên mua, vừa mất công, vừa tốn kém. Giá mỗi chiếc vòng là 6.000 đồng, nhưng công đi mua nhiều hơn con số này.

Ảnh minh họa

Thương lái lo tất
Thực tế không đúng như lời của thương lái. Theo đúng quy trình của đề án đeo vòng truy xuất heo vào TP.HCM, người chăn nuôi tại các tỉnh thành sẽ đăng ký thông tin để Sở Công Thương TP.HCM cấp cho trại của họ một mã code riêng. Người nuôi sẽ trực tiếp đeo vòng cho heo và nhập mã code riêng được cấp này vào từng chiếc vòng để kích hoạt thông tin truy xuất từ địa chỉ trại, ngày giờ xuất chuồng, số lượng lợn…
Tuy nhiên, trên thực tế tại tỉnh Đồng Nai, một trong những địa phương có số lượng heo về TP.HCM nhiều nhất hiện nay, người nuôi không trực tiếp đeo vòng cho heo vì không thể có được mã code cũng như vòng truy xuất.Do vậy, người nông dân phải đối phó bằng cách để mặc cho thương lái lo việc đeo vòng, nhập mã code,miễn sao bán được heo.

Đeo vòng không liên quan an toàn thực phẩm?
Hội Công nghệ cao TP.HCM là đơn vị nghiên cứu, triển khai công nghệ truy xuất nguồn gốc thịt heo. Giải pháp được đơn vị này lấy tên TE-FOOD, dựa theo sự tích hợp nhiều công nghệ khác nhau. Thịt heo khi được quản lý bởi chuỗi ứng dụng công nghệ này sẽ qua một con tem. Từng miếng thịt đến tay người tiêu dùng đều có nguồn gốc rõ ràng của từng trại nuôi, cán bộ kiểm dịch... nên gắn với trách nhiệm cụ thể của từng người, từng khâu trong chuỗi sản xuất.
Người tiêu dùng có thể dùng điện thoại thông minh quét lên “con tem” và sẽ được “khai báo” đầy đủ thông tin liên quan như: xuất xứ trại heo, ngày xuất chuồng, tên kiểm dịch viên (trại), thời gian giết mổ, lò giết mổ, kiểm dịch viên (lò mổ), tên chợ sỉ, tên đại lý bán sỉ, tên chợ lẻ, tên tiểu thương, thời gian nhập hàng, thời gian bán hàng...

                                                                 Ảnh minh họa   


Để làm được như trên, mỗi con heo sẽ được đeo 2 vòng nhận diện ở chân sau. Những chiếc vòng này được sản xuất theo công nghệ khắc laser tại Malaysia, có khả năng chịu nhiệt, chịu lực cao, chống giả mạo và không thể tháo ra lắp lại. Trước khi heo xuất chuồng, người chăn nuôi sẽ kích hoạt mã code trên mỗi chiếc vòng màu vàng.
Như vậy ở đây người chăn nuôi đang bị nhập nhằng giữa an toàn vệ sinh thực phẩm và truy xuất nguồn gốc. An toàn thực phẩm, dịch bệnh là việc của thú y hằng ngày vẫn làm. Còn đeo vòng để kiểm soát nguồn gốc lại là một góc độ khác.

Tuy nhiên, theo ghi nhận của phóng viên chúng tôi, thì việc đeo vòng truy xuất nguồn gốc, kích hoạt... liên quan đến công nghệ, đối với cán bộ thú y thì còn dễ, nhưng khi giao cho bà con chăn nuôi heo quy mô hộ gia đình thì họ lại lúng túng, và khó nắm được quy trình vận hành hệ thống./.

Bạn đang đọc bài viết Heo đeo vòng nhưng ‘quên’ kích hoạt truy xuất nguồn gốc?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Suy gan do uống thuốc không rõ nguồn gốc
Ngày 17/4, thông tin từ Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cho biết, đơn vị này vừa tiếp nhận hai bệnh nhân nam bị suy gan do liên quan đến uống thuốc nam không rõ nguồn gốc.
Nước lọc có hạn sử dụng không?
Nước uống đóng chai được nhiều người thường xuyên sử dụng vì tính tiện lợi, vệ sinh, dễ dàng mua được ở bất cứ đâu. Tuy nhiên, nhiều người thường không chú ý đến cách bảo quản và hạn sử dụng của nước uống đóng chai.

Tin mới

Ninh Bình: Khai hội Hoa Lư 2024
Tối 17/4, tại Khu Di tích Quốc gia Đặc biệt Cố đô Hoa Lư (tỉnh Ninh Bình) đã long trọng tổ chức kỷ niệm 1.100 năm ngày sinh Đinh Tiên Hoàng Đế và khai mạc Lễ hội Hoa Lư năm 2024.