Thứ sáu, 29/03/2024 15:20 (GMT+7)

Mỗi năm có khoảng 2.000 hạt vi nhựa đi vào cơ thể người qua muối

An Yên -  Thứ sáu, 04/01/2019 08:43 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Theo các nhà khoa học, cứ mỗi khi một hạt vi nhựa vỡ ra, nó sẽ sản sinh ra rất nhiều chất độc có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe con người.

Từ khi ra đời đến nay, nhựa luôn chiếm vị trí quan trọng trên thị trường. Bởi nhựa có thể sử dụng lâu bền, nhẹ và giá thành rẻ. Hơn nữa, chúng còn dùng để đựng thức ăn, đồ uống thơm ngon, gọn gàng và thuận tiện so với các vật liệu khác. Tuy nhiên, để chế tạo ra nhựa cần sử dụng lượng lớn dầu mỏ. Hơn nữa, không chỉ khai thác nhiên liệu tự nhiên, việc khoan, vận chuyển và chế biến dầu thành nhựa là quá trình sử dụng rất nhiều năng lượng. Việc đốt nhiên liệu làm tăng tác động của biến đổi khí hậu.

Các nhà khoa học ước tính, việc sản xuất nhựa thải ra lượng carbon khoảng 500 triệu tấn/năm.

Các nhà khoa học ước tính, việc sản xuất nhựa thải ra lượng carbon khoảng 500 triệu tấn/năm, tương đương với lượng phát thải từ 19 đến 92 triệu chiếc xe hoạt động trên đường. Tổ chức Y tế Thế giới chỉ ra rằng, dù chưa có bằng chứng nào về ảnh hưởng của các vi hạt nhựa đối với sức khoẻ con người nhưng các nhà khoa học khẳng định vi hạt nhựa ẩn chứa các nguy cơ gây hại cho sức khỏe.

Theo một nghiên cứu của Viện 5 Gyres (Mỹ), ước tính hiện có 5,25 ngàn tỷ hạt nhựa có mặt ở biển. Nguồn chất thải này rộng khắp, bao gồm lưới đánh cá, đồ đựng thức ăn, nước giải khát, vật dụng chăm sóc cá nhân, mỹ phẩm, ống hút, túi xách… Theo đó, ô nhiễm nhựa ảnh hưởng tới ít nhất 700 loài sinh vật biển; mỗi năm có ít nhất 100 triệu động vật có vú biển chết. Số lượng nhựa còn nhiều hơn cả cá ở đại dương và trở thành mối đe dọa lớn đối với môi trường.

Theo kết quả nghiên cứu do các nhà khoa học ở Hàn Quốc và tổ chức Greenpeace khu vực Đông Á thực hiện, có đến 90% sản phẩm muối ăn được lấy mẫu từ nhiều nơi trên thế giới bị nhiễm hạt vi nhựa.

Theo kết quả nghiên cứu do các nhà khoa học ở Hàn Quốc và tổ chức Greenpeace khu vực Đông Á thực hiện, có đến 90% sản phẩm muối ăn được lấy mẫu từ nhiều nơi trên thế giới bị nhiễm hạt vi nhựa. Có một thực tế nữa mà không phải ai cũng biết rằng khi mua dầu gội, kem đánh răng... chứa các hạt vi nhựa, chúng ta chỉ nghĩ đơn giản là chúng có tác dụng làm sạch mà không ngờ rằng chúng lại là một tác nhân nguy hại tới môi trường và sức khỏe.

Mật độ vi nhựa trong muối ở mỗi nhãn hiệu khác nhau, nhưng với sản phẩm muối từ châu Á thì mật độ này đặc biệt cao. Mật độ vi nhựa cao nhất là trong sản phẩm muối bán tại Indonesia – từng bị xếp thứ hai trong danh sách các quốc gia ô nhiễm nhựa nhiều nhất thế giới. Cũng theo nghiên cứu này, muối biển chứa nhiều hạt vi nhựa nhất, xếp sau là muối hột và muối đá.

Khi mua dầu gội, kem đánh răng... chứa các hạt vi nhựa, chúng ta chỉ nghĩ đơn giản là chúng có tác dụng làm sạch mà không ngờ rằng chúng lại là một tác nhân nguy hại tới môi trường và sức khỏe.

Theo PGS.TS Nguyễn Huy Nga – nguyên Cục trưởng Cục Quản lý Môi trường y tế, Bộ Y tế cho biết: “Các nhà khoa học ước tính trung bình một người trưởng thành đưa vào cơ thể xấp xỉ 2 ngàn hạt vi nhựa mỗi năm thông qua muối. Có thể tạm hiểu rằng, những rác thải từ nhựa mà con người đã ném xuống đại dương và sau đó chúng quay lại bằng cách xuất hiện trong bữa ăn thông qua thực phẩm là muối. Khi con người sử dụng muối biển nhiễm hạt vi nhựa đồng nghĩa sẽ mang theo hóa chất độc hại vào cơ thể. Những hạt vi nhựa này chảy vào đại dương vì chúng quá nhỏ để có thể lọc sạch bởi những nhà máy xử lý nước thải.

Mới đây nhất, các nhà khoa học phát hiện nhựa đi vào cơ thể người. Kết luận được đưa ra sau khi tất cả mẫu xét nghiệm chất thải của người tình nguyện đều chứa các hạt nhựa siêu nhỏ có kích thước bé hơn 5 mm.  Các hạt nhựa siêu nhỏ có thể xâm nhập vào mạch máu, hệ bạch huyết, thậm chí tới gan. Tổng cộng, có 9 loại hạt nhựa có trong cơ thể người, phổ biến nhất là nhựa PP và nhựa PET thường thấy trong bao bì đồ ăn, thức uống. Theo Cục Quản lý thực phẩm châu Âu (EFSA) thì trung bình một công dân châu Âu mỗi năm đưa vào cơ thể theo thực phẩm 11 000 mảnh vi nhựa”.

Nói về tác hại của những hạt vi nhựa tồn tại trong môi trường đối với sức khỏe con người thì PGS.TS Nguyễn Huy Nga chia sẻ rằng: “Theo các nhà khoa học, cứ mỗi khi một hạt vi nhựa vỡ ra, nó sẽ sản sinh ra rất nhiều chất độc có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe con người. Khi đó, chúng ta có thể bị mất cân bằng hoóc-môn, mắc các căn bệnh về thần kinh, các bệnh hô hấp, ảnh hưởng đến cấu trúc não bộ, gây tăng động, suy yếu và biến đổi hệ miễn dịch cùng hàng loạt những nguy cơ khác.

Để cho nhựa được đàn hồi và bền hơn, người ta thường cho vào nhựa chất Phthalates, một hóa chất gây ung thư vú. Chất Bisphenol A (BPA) là hóa chất được tìm thấy trong các hôp nhựa đựng thực phẩm. Khi xâm nhập vào cơ thể nó có thể can thiệp vào các hooc môn sinh sản, đặc biệt là ở phụ nữ, gây ảnh hưởng đến khả năng thai nghén. Tuy nhiên hiện nay các bằng chứng khoa học vẫn chưa đủ thuyết phục để đề xuất các quy định về giới hạn cho phép hàm lượng các vi nhựa trong nước và thực phẩm. Việc này đòi hỏi cần có sự đầu tư cho các nghiên cứu tiếp theo về ảnh hưởng của vi nhựa và nano nhựa lên sức khỏe con người”.

Bạn đang đọc bài viết Mỗi năm có khoảng 2.000 hạt vi nhựa đi vào cơ thể người qua muối. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Bài thơ: Giấc mơ Hồng
Đêm qua, em có giấc mơ hồng///Được gặp anh ở cuối trời Tây///Vẫn dõi theo từng hơi thở, từng bước đi///Gửi đến bao tình thương và nỗi nhớ
Bài thơ: Chút tương tư
Thả câu thơ đêm muộn màng///Ngọn đèn bên phố trôi ngang bềnh bồng //Đêm gầy uống cạn dòng sông//Buồn ơi! Xuân hết mà đông chưa tàn.