Thứ sáu, 26/04/2024 04:43 (GMT+7)

Ô nhiễm tiếng ồn có thể gây nhiều bệnh

MTĐT -  Thứ tư, 18/06/2014 09:47 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Theo các nhà khoa học, ô nhiễm tiếng ồn làm tăng huyết áp, gây mệt mỏi, mất ngủ, tổn thương chức năng thính giác, mất thăng bằng cơ thể và suy nhược thần kinh.

Ô nhiễm âm thanh, hay ô nhiễm tiếng ồn, là hiện tượng âm thanh có cường độ và tần số khác nhau, sắp xếp không có trật tự, gây cảm giác khó chịu cho người nghe, ảnh hưởng đến quá trình làm việc và nghỉ ngơi của con người.

Đó cũng có thể là những âm thanh phát ra không đúng lúc, âm thanh phát ra với cường độ vượt quá ngưỡng chịu đựng của con người. Tiếng ồn nếu vượt quá mức cho phép sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và cuộc sống của con người. 

Theo các nhà khoa học, tiếng ồn có cường độ 50dB làm suy giảm hiệu suất làm việc, nhất là người lao động trí óc. Tiếng ồn tới 70dB làm tăng nhịp thở và nhịp đập của tim, tăng nhiệt độ cơ thể và tăng huyết áp, ảnh hưởng tới hoạt động tiêu hóa và làm giảm hứng thú hoạt động. Tiếng ồn 90dB gây mệt mỏi, mất ngủ, tổn thương chức năng thính giác, mất thăng bằng cơ thể và suy nhược thần kinh.

Theo quy định của Việt Nam, cường độ âm thanh tối đa cho phép ở trong các cơ sở y tế, thư viện, nhà trẻ, trường học, nhà thờ, đình, chùa trong khoảng thời gian từ 6h đến 21h là 55dB, từ 21h đến 6h là 45dB. Cường độ tối đa cho phép ở các khu vực chung cư, nhà ở riêng lẻ nằm cách biệt hoặc liền kề, khách sạn, nhà nghỉ, cơ quan hành chính từ 6h đến 21h là 70dB, từ 21h đến 6h là 55dB.

Những phương pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm tiếng ồn là quy hoạch kiến trúc xây dựng hợp lý; giảm tiếng ồn và chấn động ngay tại nguồn; sử dụng các thiết bị tiêu âm, cách âm. 

Vật liệu tiêu âm thường được sử dụng trong xây dựng, bố trí nội thất tại những nơi có nhiều tạp âm, công trình diện tích lớn như nhà hàng, bến xe, ga tàu, giúp giải quyết đáng kể tình trạng hồi âm, tiếng vang. 

Với tạp âm ngoại thất quá lớn như tiếng xe cộ, âm thanh từ công trường, tiếng hệ thống thông gió ở tầng trên cùng, cần sử dụng vật liệu hút âm và cách âm khỏi những nguồn dẫn đến tạp âm.

Ô nhiễm tiếng ồn gây ra những bệnh gì

Theo Magforwomen, Các nghiên cứu gần đây khẳng định, ô nhiễm tiếng ồn dẫn đầu danh sách các dạng ô nhiễm không khí có hại cho sức khỏe, nguy hiểm cho người lớn lẫn trẻ con .

Một số công trình nghiên cứu quy mô lớn gần đây đã xếp ô nhiễm tiếng ồn đứng đầu trong danh sách ô nhiễm không khí có hại đối với sức khỏe con người. Ô nhiễm tiếng ồn có hại cho cả người lớn lẫn trẻ con. Trẻ em phải tiếp xúc với tiếng ồn liên tục sẽ gặp khó khăn với việc học tập. Nhất là khả năng hoàn thành bài tập và học ngôn ngữ bị ảnh hưởng rất nhiều.

Ô nhiễm tiếng ồn cũng ảnh hưởng nhiều đến giấc ngủ của con người. Nếu một người thiếu ngủ thì toàn bộ cơ thể sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực. Đó là điều không thể tránh khỏi.

Thường xuyên tiếp xúc với tiếng ồn sẽ khiến con người bị ù tai (luôn nghe thấy âm thanh rè rè bên tai). Tình trạng này tác động xấu đến hệ thần kinh và sức khỏe của bạn.

Những nghiên cứu cho thấy ô nhiễm tiếng ồn cũng là nguyên nhân làm huyết áp cao và gây ra những vấn đề về tim. Loại ô nhiễm này đang ngày càng trở nên nguy hiểm cho con người trong hiện tại và tương lai.

Ô nhiễm tiếng ồn cũng tác động đến trí nhớ của con người và những khả năng nhận thức khác. Nó đặc biệt ảnh hưởng đến khả năng ghi nhớ bài học của trẻ em.

"Mức ô nhiễm tiếng ồn có thể chấp nhận được là khoảng 40 decibel (dB). Tất cả âm thanh vượt quá mức này có thể nguy hại đến khả năng nghe và sức khỏe của bạn", các nhà nghiên cứu cảnh báo.
Bạn đang đọc bài viết Ô nhiễm tiếng ồn có thể gây nhiều bệnh. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Mỗi ngày nên đi bộ bao nhiêu bước để duy trì sức khỏe?
Cuộc sống ngày nay thường bận rộn và nhiều người dường như không có đủ thời gian để tập luyện hoặc tham gia các hoạt động thể thao phức tạp. Tuy nhiên, đi bộ lại là một hoạt động vận động đơn giản, dễ dàng tích hợp vào lịch trình hàng ngày.

Tin mới

Bài thơ: Say
Khi say anh chợt nhớ em///Như bỏ viết lâu năm thèm hương báo mới////Khi cánh én nhớ Xuân về làm tổ///Chấp chới ánh đèn thèm nắng phút bình minh.
“Thời” của căn hộ khách sạn nội đô
Những chính sách “cởi trói” cùng sự dịch chuyển của thị trường đang tạo đà cho phân khúc căn hộ khách sạn nội đô có nhiều dấu hiệu khởi sắc, trở thành “điểm dừng chân lý tưởng” cho các nhà đầu tư.
Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.