Thứ năm, 28/03/2024 15:32 (GMT+7)

Đông trùng hạ thảo là gì mà tốt đến thế?

MTĐT -  Thứ bảy, 23/09/2017 10:07 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Đông trùng hạ thảo từ xưa đã được dùng như một phương thuốc quý nhưng không phải ai cũng biết đông trùng hạ thảo là gì. Bài viết này sẽ cố gắng giới thiệu với mọi người đông trùng hạ thảo là gì.

Đông trùng hạ thảo là gì?

Đông trùng hạ thảo là một loại đông dược quý có bản chất là dạng ký sinh của loài nấm Ophiocordyceps sinensis thuộc nhóm nấm Ascomycetes trên cơ thể ấu trùng của một vài loài bướm trong chi Thitarodes Viette, 1968 (trước đây phân loại trong chi Hepialus Fabricius, 1775). Phần dược tính của đông trùng hạ thảo đã được chứng minh là do các chất chiết xuất từ nấm Ophiocordyceps sinensis. Đông trùng hạ thảo được sử dụng từ lâu trong y học cổ truyền Trung Hoa và y học cổ truyền Tây Tạng.

Nguồn gốc tên gọi kỳ lạ của đông trùng hạ thảo

Tên gọi đông trùng hạ thảo là xuất phát từ quan sát thực tế khi thấy mùa đông ấu trùng của loài bướm thuộc chi Thitarodes Viette đi ngủ đông và được bào tử nấm Ophiocordyceps sinensis ký sinh, vào mùa hè bào tử nấm mọc chồi từ đầu ấu trùng (nay đã thành sâu) nhô lên khỏi mặt đất.

Vào mùa đông thì nhìn cặp cá thể này giống con sâu (côn trùng), còn đến mùa hè thì chúng trông giống một loài thực vật (thảo mộc) hơn.

Vì mùa đông là ấu trùng, mùa hè lại là thảo mộc, mùa đông là động vật, mùa hè là thực vật, và đó là lý do đông trùng hạ thảo được gọi là đông trùng hạ thảo.

Đông trùng hạ thảo chủ yếu tìm thấy vào mùa hè vùng núi cao trên 4.000 – 5.000 m ở cao nguyên Tây Tạng, Tứ Xuyên, Thanh Hải, Cam Túc, Vân Nam. Hiện nay, do sự săn lùng và hoạt động khai thác quá mức, loại nấm quý giá này đang có trở nên khan hiếm hơn bao giờ hết.

Tuy nhiên, nhiều loài nấm thuộc chi Ophiocordyceps và Cordyceps được nuôi trồng trên quy mô công nghiệp để đáp ứng nhu cầu sử dụng ngày một tăng cao.

Đông trùng hạ thảo (Ảnh minh họa)

Khám phá tác dụng của đông trùng hạ thảo

Trong y học cổ truyền Trung Hoa và Tây Tạng, đông trùng hạ thảo được xem là có sự cân bằng tuyệt vời giữa âm và dương, bởi nó vừa là thực vật vừa là động vật, được hình thành vào mùa đông và trưởng thành vào mùa hạ.

Cho nên đông trùng hạ thảo được xem là một vị thuốc quý, có thể chữa được “bách hư bách tổn”. Dưới đây là 25 tác dụng của đông trùng hạ thảo được Giáo sư Nguyễn Lân Dũng – Chủ tịch Hội các ngành Sinh học Việt Nam – tổng hợp từ các nghiên cứu trên thế giới:

  1. Chống lại tác dụng xấu của các tân dược đối với thận, thí dụ đối với độc tính của Cephalosporin A.
  2. Bảo vệ thận trong trường hợp gặp tổn thương do thiếu máu.
  3. Chống lại sự suy thoái của thận, xúc tiến việc tái sinh và phục hồi các tế bào tiểu quản ở thận
  4. Làm hạ huyết áp ở người cao huyết áp
  5. Chống lại hiện tượng thiếu máu ở cơ tim
  6. Giữ ổn định nhịp đập của tim
  7. Tăng cường tính miễn dịch không đặc hiệu
  8. Điều tiết tính miễn dịch đặc hiệu
  9. Tăng cường năng lực thực bào của các tế bào miễn dịch
  10. Tăng cường tác dụng của nội tiết tố tuyến thượng thận và làm trương nở các nhánh khí quản.
  11. Tăng cường dịch tiết trong khí quản và trừ đờm
  12. Làm chậm quá trình lão hoá của cơ thể
  13. Hạn chế bệnh tật của tuổi già
  14. Nâng cao năng lực chống ung thư của cơ thể
  15. Chống lại tình trạng thiếu oxygen của cơ thể
  16. Tăng cường tác dụng lưu thông máu trong cơ thể
  17. hạn chế tác hại của tia gamma đối với cơ thể
  18. Tăng cường tác dụng an thần, trấn tĩnh thần kinh
  19. Tăng cường việc điều tiết nồng độ đường trong máu
  20. Làm giảm cholesterol trong máu và chống xơ vữa động mạch.
  21. Xúc tiến tác dụng của các nội tiết tố (hormone).
  22. Tăng cường chức năng tiêu hoá và hấp thu các chất dinh dưỡng
  23. Ức chế vi sinh vật có hại, kể cả vi khuẩn lao
  24. Kháng viêm và tiêu viêm
  25. Có tác dụng cường dương và chống liệt dương

Bởi có giá trị to lớn và vô số tác dụng đối với sức khỏe, đông trùng hạ thảo xưa đã được xem là tiên dược, nay lại càng được ứng dụng rộng rãi trong việc sản xuất các sản phẩm chăm sóc sức khỏe và hỗ trợ điều trị các loại bệnh.

Bạn đang đọc bài viết Đông trùng hạ thảo là gì mà tốt đến thế?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Tuấn Anh (TH)

Cùng chuyên mục

Hà Nam: Chủ động phòng, chống bệnh Sởi/Rubella
Tại tỉnh Hà Nam, từ đầu năm 2024 đến nay ghi nhận 07 trường hợp sốt phát ban nghi mắc sởi/rubella, trong đó qua xét nghiệm xác định 01 trường hợp dương tính với bệnh Sởi và 01 trường hợp dương tính với bệnh Rubella.

Tin mới

Bài thơ: Hoa xương rồng
Đau chẳng khóc, nhoẻn cười trong sắc lạnh.///Thấu lòng người giữa danh lợi phù hoa///Những cứ tưởng trưởng thành chung bối cảnh ///Trân trọng hơn khi gặp giữa ta bà.