Thứ sáu, 29/03/2024 03:51 (GMT+7)

Cao Bằng: Dân thấp thỏm sống trong những vạt núi không yên bình

Thiên An -  Thứ sáu, 18/01/2019 08:41 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Những tưởng tiếng nổ của bom, mìn sẽ khiến con người ta sợ hãi. Thế nhưng đối với những người dân sinh sống gần các mỏ đá tại miền sơn cước này lại chỉ coi đó là “chuyện thường tình”.

Đến với mảnh đất miền sơn cước thuộc huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng, tôi không khỏi ngạc nhiên bởi vẻ đẹp hoang sơ mà không kém phần hùng vĩ. Huyện Trùng Khánh cách thành phố Cao Bằng khoảng 60km về hướng Đông, là một trong các huyện trọng điểm thuộc Công viên địa chất toàn cầu của tỉnh Cao Bằng.

Để khám phá hết vẻ đẹp mà thiên nhiên đã ưu ái ban tặng cho mảnh đất miền sơn cước này, tôi đã có những chuỗi ngày di chuyển bằng xe máy để có thể cảm nhận được mùi hương của núi, của rừng.

Nhưng rồi đến xã Khâm Thành, những vị khách lạ tới đây không khỏi rùng mình khi nghe thấy tiếng nổ ầm vang lên như muốn xé tan cả bầu trời. Những tưởng những tiếng nổ chỉ có trong thời chiến, thế nhưng tại chính mảnh đất tưởng yên bình này, những tiếng đì  đùng lại đang được tái hiện.

Ngọn núi cao đang dần bị "cào nát".

 

Để tìm hiểu rõ hơn, tôi tiếp tục di chuyển theo hướng phát ra tiếng nổ. Trong lớp sương mờ ảo của ngày đông, dần xuất hiện trước mắt tôi là hình ảnh của 1 quả núi đang bị “cào nát”. Những chiếc xe tải “gánh” theo những viên đá lớn di chuyển một cách nặng nề. Cũng từ đó, PV đã hiểu ra được tiếng nổ từ đâu mà có.

Tính mạng người dân có bị coi thường?

Nếu như khách vãng lai phải khiếp sợ trước tiếng nổ vang trời thì những người dân ở đây lại coi đó như “chuyện thường tình”. Trò chuyện với phóng viên, ông H chia sẻ: “Trước kia 2 ao này là nuôi cá, nhưng do nguồn nước từ trên mỏ đá chảy xuống khiến cá không thể lớn được, nên từ đấy tôi không nuôi nữa. Cũng có những lần mìn nổ bắn đến tận đây, nhưng sau khi tôi ý kiến với các công nhân mỏ thì tình trạng trên cũng ít dân”.

Ao cá giờ không nuôi cá được bời nguồn nước từ mỏ đá chảy xuống.

Trước những lời chia sẻ của ông H, phải chăng doanh nghiệp này có đang quá coi thường tính mạng, an nguy của người dân hay không (!?).

Tiếp tục tìm hiểu về những ảnh hưởng của mỏ đá tại đây, không chỉ riêng nhà ông H, mặc dù đã khuất sau mỏ đá, thế nhưng nhà anh K vẫn bị ảnh hưởng nặng, anh K cho biết: “Mỗi khi nó (Mỏ đá – PV) nổ mìn cả nhà đều bị bị rung lắc, như kiểu động đất vậy. Đây, nhà tôi xây bằng gạch xi măng nên còn nứt hết đây này”. Vừa nói, anh K vừa chỉ tay vào vết nứt kéo dài trên tường nhà.

Vết nứt kéo dài trên bức tường đá.

Khi PV đưa ra câu hỏi đã bao giờ người dân ý kiến lên chính quyền địa phương hay chưa? Thì tất cả câu trả lời mà PV nhận được đều là “chưa”. Chị L vừa cười vừa đùa: “Dân tộc mà, lành lắm, chỉ cố mà chịu thôi, nhà chỉ rung mạnh mỗi khi nổ mìn vậy thôi, chứ chưa sập được, bao giờ sập thì hẵng hay”.

Những tưởng như đùa nhưng lại không phải là đùa, bởi trong câu nói đùa ấy, đôi mắt của chị L không giấu được sự hoang mang và lo lắng. Có chăng chỉ là lời nói đùa để lấp đi sự sợ hãi.

Từ ngoài đường quốc lộ nhìn vào có thể thấy mỏ đá 1 cách dễ dàng.

Là một mỏ đá nằm ngay trên đường quốc lộ, thế nhưng do đâu mà mỏ đá vẫn “ngang nhiên” hoạt động? Có hay không việc bất chấp luật pháp của doanh nghiệp? Chính quyền địa phương ở đâu khi tính mạng của người dân vẫn hằng ngày bị đe dọa?

Môi trường và Đô thị Việt Nam điện tử sẽ tiếp tục thông tin.

Bài 2: Câu trả lời của chính quyền có thực sự thỏa đáng?

Bạn đang đọc bài viết Cao Bằng: Dân thấp thỏm sống trong những vạt núi không yên bình. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Ông Nguyễn Văn Minh làm Tổng Biên tập Báo Công Thương
Ngày 28/3, Bộ Công Thương tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Minh - Phó Tổng Biên tập phụ trách giữ chức vụ Tổng Biên tập Báo Công Thương.