Thứ ba, 19/03/2024 18:19 (GMT+7)

Lạng Sơn: Hơn 300 hộ dân dùng nước mương ăn, uống

MTĐT -  Thứ bảy, 05/05/2018 15:54 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Sàn Viên là xã vùng III còn nhiều khó khăn của huyện Lộc Bình với tỷ lệ hộ nghèo còn chiếm tới 42,8%, đời sống người dân chủ yếu phụ thuộc vào nông nghiệp.

Từ rất nhiều năm nay người dân trên địa bàn 4 thôn Pò Sáy, thôn Khòn Quanh, Khòn Cháo, Bản Mới B luôn trong tình trạng thiếu trầm trọng nguồn nước dùng trong sinh hoạt hàng ngày. Người dân ở đây đều sử dụng nước mương tại hệ thống mương nước phục vụ cho hoạt động sản xuất nông nghiệp làm nước sinh hoạt hàng ngày.

Bà Tàng Thị Quản ở thôn Pò Sáy cho biết: “Bao nhiêu năm nay người dân chúng tôi ở đây đều phải bơm hoặc gánh nước mương về dùng trong sinh hoạt hàng ngày. Mùa khô nước còn trong trong một chút nhưng đến mùa mưa nước vừa đục, vừa có mùi tanh, mùi hôi của bùn, rác thải, bao bì thuốc trừ sâu, các loại túi ni lon, thậm chí là xác gia súc, gia cầm chết… trôi theo dòng nước từ đầu nguồn xuống phía dưới rất mất vệ sinh và gây ô nhiễm.

Bể chưa nước của Dự án cấp nước sạch bà bà con cạn kiệt, khô khốc, cỏ mọc um.

Biết là nguồn nước không đảm bảo nhưng không có nước sạch người dân chúng tôi bắt buộc phải dùng. Những tưởng sẽ có nước sạch sử dụng sau khi hệ thống dẫn nước và bể chứa nước sạch do nhà nước đầu tư đi vào hoạt động. Ai ngờ trước chưa có cũng uống nước mương, sau khi có cũng vẫn uống nước mương”.

Cùng một hệ thống mương nước, người giặt, người gánh nước về phụ vụ sinh hoạt hàng ngày.

Cũng cùng chung cảnh ngộ bà Hoàng Thị Áy, thôn Pò Sáy bức xúc: “Nhà tôi có cách bể chứa vài mét nhưng cũng chưa bao giờ được sử dụng nước ở đây. Người dân chúng tôi đều phải dùng nước mương để nấu nướng, ăn uống, tắm giặt. Cứ ban đêm là gia đình tôi lạị đắp đất để nước lắng lại sau đó mới bơm nước về bể chứa gia đình”. Bởi ban đêm thường nước sẽ sạch hơn vì người dân ở đầu mương không ai tắm giặt, rửa ráy, nguồn nước sẽ trong hơn và đặc biệt là không có rác trôi về.

"Cũng biết nguồn nước này không đảm bảo nhưng không có nước sạch nên bắt buộc phải dùng. Nhiều lần gia đình tôi cũng đã thử khoan giếng nhưng do đất ở đây là đất sét, đào sâu thì có than nên không thể khoan được" - bà Áy nói.

Hệ thống mương nước "lộ thiên"  nơi cấp nước sinh hoạt cho hơn 300 hộ dân tại đây.

Được biết, dự án xây hệ thống dẫn nước và bể chứa nước sạch được xây dựng với số vốn đầu tư khoảng hơn 1 tỷ đồng kéo dài 3km từ đập Tà Keo đến các thôn Khòn Cháo, Pò Sáy, Khòn Quanh, Bản Mới B để phục vụ nước sạch sinh hoạt cho bà con tại đây. Công trình được khởi công xây dựng và đi vào hoạt động từ năm 2015, thế nhưng đến nay người dân vẫn phải dùng nước mương từ công trình cấp nước phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Trao đổi với Dân Việt, ông Hà Văn Đạo, Chủ tịch UBND xã Sàn Viên cho biết: "Công trình này sau khi hoàn thiện huyện đã bàn giao lại cho xã và sau đó xã đã thành lập Ban quản lý đối với các công trình thuộc hệ thống này. Thực trạng nước sạch không về, người dân phải dùng nước mương để sinh hoạt xã có nắm được và đã tăng cường tuyên truyền, kiểm tra, xử lý trường hợp tự ý chích vào ống dẫn nước".

Các cống nước thải sinh hoạt, nước thải trong chăn nuôi của các hộ gia đình chảy thẳng xuống mương nước - nơi các hộ dân phía cuối nguồn vẫn bơm về dùng hàng ngày.

Theo ông Đạo nước không về nguyên nhân chủ yếu là do ý thức người dân chưa cao, tự ý chích vào ống dẫn nước để dẫn nước về nhà dẫn tới nước không về đến bể chứa trung tâm. Đồng thời, bể chứa chưa đảm bảo chất lượng, nước dò ra ngoài, do đầu dẫn ngập trong lòng hồ dẫn tới áp suất đẩy nước bị giảm và một phần cũng là do Ban quản lý chưa thực sự sát sao trong khâu kiểm tra, xử lý.

Bể chứa được xây dựng khá kiên cố nhưng không một giọt nước.

Vậy là, công trình nước sạch tiền tỷ giờ bỏ hoang, còn hơn 300 hộ dân vẫn phải ăn uống, sinh hoạt bằng nước mương phục vụ tưới tiêu công nghiệp. Nghịch cảnh này bao giờ mới được khắc phục?

Theo Dân việt

Bạn đang đọc bài viết Lạng Sơn: Hơn 300 hộ dân dùng nước mương ăn, uống. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Quảng Nam khai thác và phát huy lợi thế từ đa dạng sinh học
Năm 2021, Quảng Nam được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt là địa phương đầu tiên thực hiện Đề án Thí điểm kinh doanh tín chỉ carbon rừng. Năm 2024, Quảng Nam tiếp tục là địa phương đầu tiên được chọn đăng cai các hoạt động về đa dạng sinh học.
Thẩm định kế hoạch sử dụng đất tỉnh Thái Nguyên
Ngày 14/3, tại trụ sở Bộ TN&MT, Hội đồng thẩm định kế hoạch sử dụng đất quốc phòng, kế hoạch sử dụng đất an ninh, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh đã tổ chức thẩm định kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2021 -2025) của tỉnh Thái Nguyên.

Tin mới

Quảng Ninh tăng cường kiểm soát khống chế bệnh dại
UBND tỉnh Quảng Ninh chỉ đạo các địa phương khẩn trương tập trung nhân lực, vật lực để kiểm soát khống chế bệnh dại trên địa bàn, đặc biệt việc thành lập tổ xử lý chó thả rông, chó chưa tiêm phòng vắc xin, xử lý chủ nuôi nếu cố tình không chấp hành các qu
Nữ lao công 30 năm gắn bó với nghề
30 năm qua, nữ lao công Hà Thị Nga - công nhân Công ty Quản lý công trình đô thị tỉnh Bắc Giang luôn tận tâm, gắn bó với nghề để hoàn thành tốt công việc. Chồng mất sớm, một mình chị tảo tần nuôi con khôn lớn.