Thứ bảy, 20/04/2024 01:52 (GMT+7)

Vì sao nước ta có sông ngòi dày đặc nhưng lại thiếu nước?

MTĐT -  Thứ năm, 22/03/2018 15:01 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Là đất nước có hệ thống sông ngòi dày đặc nhưng tình trạng thiếu nước sạch tại nước ta đang trở thành vấn đề đáng báo động.

20% dân số thế giới đối mặt với tình trạng thiếu nước

Ngày 22/3 hàng năm được chọn là Ngày Nước sạch Thế giới. Ngày nước sạch năm nay có chủ đề "Nước với thiên nhiên", hướng đến hoạt động tuyên truyền, vận động và nâng cao ý thức của chính giới và cộng đồng về áp dụng các giải pháp dựa vào tự nhiên để giải quyết và ứng phó với những thách thức về nguồn nước và biến đổi khí hậu.

Vấn nạn thiếu nước không chỉ riêng của những quốc gia đang phát triển mà là của cả nhân loại. Theo các nhà nghiên cứu, nguồn nước đang ngày càng vơi cạn và con người đang đứng trước những thách thức và nguy cơ rất lớn.

Theo thống kê của Liên hiệp quốc, hiện nay khoảng 20% dân số thế giới sống tại 30 quốc gia đang phải đối mặt với tình trạng thiếu nước sinh hoạt và con số này trong năm 2025 được dự báo sẽ lên tới 30%. Ngoài ra có hơn 1/3 dân số thế giới đang gặp phải các vấn đề về sức khỏe liên quan đến nước.

Theo Viện Nước quốc tế ở Stockhom (Thụy Điển - SIWI), mỗi ngày trên thế giới có tới 5000 trẻ em tử vong vì bị tiêu chảy do điều kiện vệ sinh không đảm bảo, không đủ nước sinh hoạt.

Thiếu nước sạch trở thành vấn đề đáng báo động ở Việt Nam

Ở Việt Nam có 108 lưu vực sông, với khoảng 3.450 sông, suối chiều dài từ 10 km trở lên. Tổng lượng nước mặt trung bình khoảng từ 830 tỷ m3 đến 840 tỷ m3, trong đó có hơn 60% lượng nước được bắt nguồn từ nước ngoài, chỉ có khoảng 310-320 tỷ m3 được sản sinh trên lãnh thổ Việt Nam. Nguồn nước mặt ở Việt Nam phân bổ không đều, không chỉ về mặt không gian mà thay đổi theo thời gian cả năm.

Mặc dù có hệ thống sông dày đặc nhưng ô nhiễm nguồn nước, tình trạng hạn hán, thiếu nước sinh hoạt là một vấn đề mà Việt Nam đang phải đối mặt, cả ở thành thị lẫn nông thôn.

Thiếu nước sạch ở cả thành thị lẫn nông thôn. Ảnh minh họa: Internet.

Theo các chuyên gia và nhóm khoa học, đến năm 2025 tổng lượng nước của Việt Nam sẽ giảm khoảng từ 5 - 10%, và đến những năm cuối của thế kỷ này, con số đó sẽ ở khoảng 25%.

Tình trạng khô kiệt sẽ diễn ra trên diện rộng, ngày càng nhiều người dân phải sử dụng nguồn nước không đảm bảo vệ sinh, an ninh nguồn nước bị đe dọa và kéo theo hàng loạt hệt lụy khác.

Ngay tại thủ đô Hà Nội, một trong những cống nước từ sông Hồng về sông Nhuệ, phục vụ tưới tiêu và nước sinh hoạt cho hàng chục vạn hộ dân. Giờ mực nước sông Hồng xuống thấp, nước không thể vào được. Thậm chí, việc vận hành ở đây đang ngược lại, nước từ sông Nhuệ chảy vào sông Hồng và đều là nước thải. Những hộ dân sống xung quanh phải sử dụng nguồn nước giếng khoan.

Đáy sông Hồng đoạn qua Hà Nội đã sụt sâu thêm 4m vì khai thác cát. Nhiều dòng sông khác cũng tương tự. Phá rừng, khai khoáng, xây dựng, rác thải đã khiến nguồn nước mặt ô nhiễm, suy kiệt. Nguồn nước ngầm bị khai thác không kiểm soát.

Mỗi năm có 9.000 người tử vong vì thiếu nước sạch

Theo thống kê của Bộ Y tế và Bộ Tài nguyên và Môi trường hồi năm 2017, trung bình mỗi năm, Việt Nam có khoảng 9.000 người tử vong vì sử dụng nguồn nước ô nhiễm và điều kiện vệ sinh kém. Hàng năm, có gần 200.000 người mắc bệnh ung thư, 250.000 người bị mắc bệnh tiêu chảy cấp phải nhập viện mà một trong những nguyên nhân chính bắt nguồn từ nguồn nước sinh hoạt bị ô nhiễm.

Trên thực tế, tại một số địa phương, các ca nhiễm ung thư, viêm nhiễm ở phụ nữ do sử dụng nguồn nước ô nhiễm chiếm đến gần 40%.

Thiếu nước sạch gây ra nhiều hệ lụy. Ảnh: Internet.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng nước sạch ở nước ta ngày càng khan hiếm là do tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhưng công tác bảo vệ môi trường không được thực hiện đã gây ra những ảnh hưởng tiêu cực tới nguồn nước.

Sức ép lên môi trường nước lưu vực sông ngày càng lớn do phát triển kinh tế xã hội. Sản phẩm từ công nghiệp, xây dựng, khai thác khoáng sản, phế thải,… đã dẫn đến tình trạng nước tại các lưu vực sông đang bị ô nhiễm nặng, ảnh hưởng đến nguồn nước sinh hoạt.

Việc khai thác, đốt rừng bừa bãi gây xói mòn đất và đồng thời làm cho nguồn nước cạn kiệt, hạn hán đang có xu thế gia tăng.

Nguồn nước ở nước ta ngày càng bị ô nhiễm nghiêm trọng. Ảnh: Internet.

Khai thác, sử dụng nước ngầm không hợp lý đã dẫn đến hạ thấp mực nước ngầm, nhiễm mặn khá phổ biến ở nhiều vùng ven biển, ảnh hưởng tới tầng nước ngọt.

Việc sử dụng nước bừa bãi, thiếu ý thức tiết kiệm gây lãng phí nguồn nước.

Chưa bao giờ, tình trạng nước sạch lại trở thành vấn đề đáng báo động như hiện nay. Để có đảm bảo nguồn nước sạch cho tương lai chúng ta cần chung tay góp phần bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá này.

Tổng hợp theo (VTV, Dân Trí)

Bạn đang đọc bài viết Vì sao nước ta có sông ngòi dày đặc nhưng lại thiếu nước?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Quảng Trị sắp đấu giá 10 mỏ khoáng sản
Trong 10 mỏ khoáng sản tỉnh Quảng Trị đưa ra đấu giá lần này, có 9 mỏ đất và 1 mỏ cát, sỏi. Hiện có 17 công ty đủ điều kiện tham gia đấu giá đối với các mỏ khoáng sản trên.

Tin mới

Chương trình "Huyền thoại tuổi thanh xuân"
Huyền thoại tuổi thanh xuân là một chương trình sống động để chúng ta hiểu hơn về lòng yêu nước và tinh thần kiên cường, dũng cảm chiến đấu chống ngoại xâm của người phụ nữ Việt Nam
Chăm lo đời sống công nhân vệ sinh môi trường
Góp phần không nhỏ vào việc làm cho môi trường thành phố xanh, sạch, đẹp, nhưng hiện nay đời sống của hầu hết công nhân vệ sinh gặp không ít khó khăn và rủi ro, như môi trường làm việc độc hại, dễ xảy ra tai nạn lao động, thu nhập thấp,...