Thứ tư, 17/04/2024 01:16 (GMT+7)

Thành lập khu bảo tồn thiên nhiên hay “bảo tàn”!? (Kỳ 4)

Doãn Kiên -  Thứ sáu, 06/07/2018 07:34 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Trong quá trình tìm hiểu Khu bảo tồn thiên nhiên Phu Canh (Đà Bắc, Hoà Bình), người dân địa phương cho rằng việc UBND tỉnh Hoà Bình cho lập Khu bảo tồn thiên nhiên hay là “bảo tàn” tức là tàn phá rừng

Cơ quan chức năng phủ nhận

Việc lập Khu Bảo tồn thiên nhiên là một chủ chương đúng đắn nếu giữ được những cánh rừng nguyên sinh, rừng đặc dụng, sự đa dạng sinh học và nhằm mục đích bảo vệ rừng. Cùng với việc ổn định cuộc sống của người dân địa phương vốn đã gắn bó với rừng từ bao đời nay.

Thế nhưng, có một nghịch lý là giao rừng cho dân thì còn, đến khi thành lập Khu Bảo tồn thiên nhiên Phu Canh thì rừng bị tàn phá. 

Đường vào lõi Khu bảo tồn thiên nhiên Phu Canh

Trao đổi với PV ông Trần Đức Thắng, Phó giám đốc Sở TN&MT cho biết: Việc này huyện Đà Bắc, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn mới nắm rõ. Trước đây, khi tỉnh Hoà Bình giao đất, giao rừng cho dân theo Nghị định 02 của Chính phủ, có một số diện tích giao cho dân, giao bằng bìa đỏ. Sau này, khu đó rơi vào bảo tồn Phu Canh, bên BQL bảo tồn phải dịch chuyển dân ra khỏi khu bảo tồn.

“Hiện nay, chưa có chính sách hỗ trợ, di chuyển dân và người dân thì vẫn đang sống bình thường ở đó. Sở Tài Nguyên và Môi trường chỉ nắm được tinh thần chung còn số liệu thì hiện nay thì cũng chưa có. Nếu đúng đuổi dân ra thì phải có chính sách đền bù hay như thế nào, chế độ gì đó cho người ta”, ông Thắng cho biết thêm.

Còn ông Bùi Thanh Phán, Trưởng phòng TN&MT huyện Đà Bắc cho biết: Việc thu hồi giấy CNQSD đất của bà con, huyện không hề hay biết và cũng không biết đơn vị nào làm việc đó, cũng không được UBND huyện hay cấp nào thông báo về việc này. GCNQSD đất của người dân là do UBND huyện cấp thì đương nhiên là UBND huyện thu hồi nhưng từ đó đến nay UBND huyện không có một quyết định hay văn bản nào thu hồi GCNQSD đất này.

Ông Bùi Thanh Phán, Trưởng phòng TN&MT huyện Đà Bắc

 Làm việc với ông Mai Ngọc Toản, Trưởng phòng quản lý bảo vệ và bảo tồn thiên nhiên cùng với ông Kiều Quốc Trung, Trưởng phòng thanh tra pháp chế (Chi cục Kiểm lâm tỉnh) đã không trả lời được những nội dung người dân phản ánh, cùng việc không cung cấp những tài liệu liên quan.

Còn ông Nguyễn Hồng Quân, Trưởng Ban quản lý Khu bảo tồn Phu Canh cho biết: Tôi mới chuyển về đây công tác từ năm 2015, đến nay khu Bảo tồn đã trải qua 3 trưởng ban. Về những vấn đề này tôi không biết và sau khi tiếp nhận từ anh Đào Hữu Lợi cũng không được bàn giao.

Các cơ quan chức năng khi làm việc trực tiếp với Nhóm PV đều phủ nhận việc thu hồi đất của dân, cũng như việc rừng bị tàn phá.

UBND tỉnh hứa sẽ làm rõ

Sau thời gian dài tìm hiểu, đến nay có thể khẳng định việc cấp GCNQSD đất cho Ban quản lý Khu bảo tồn “xoá sổ” hàng nghìn ha đất người dân đã được Nhà nước và pháp luật bảo hộ từ Chỉ thị số 04/CT-UBND ngày 17/4/2013 của UBND tỉnh.

Sau đó, ngày 30/12/2013 thì Sở Tài nguyên và Môi trường có tờ trình số 364/TTr-STNMT gửi UBND tỉnh ra Quyết định số 42 cấp giấy chứng nhận cho Ban quản lý khu bảo tồn Phu Canh ngày 14/01/2014.

Ông Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cho biết: Việc phá rừng, trách nhiệm thì chúng tôi không thể nói là chúng tôi kỷ luật cán bộ ngay được. Nếu có sai thì Ủy ban chỉ đạo xử lý, đó là việc của tỉnh, cả một quy trình để xử lý cán bộ, không thể đơn giản được. Còn các quy định của tỉnh triển khai đương nhiên là các anh (PV) chưa thể thu thập được.

Nó là cả một vấn đề, nó nằm ở đâu thì chúng tôi sẽ rà soát lại trách nhiệm của từng tổ chức liên quan. Nếu nằm ở khu bảo tồn thì  Giám đốc Khu bảo tồn sẽ chịu trách nhiệm, nếu nằm ngoài khu bảo tồn thì chủ tịch xã, chủ tịch huyện phải chịu trách nhiệm.

PV làm việc với UBND tỉnh Hoà Bình

 Còn đối với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn lý giải việc không đền bù cho dân là do tỉnh không có kinh phí. Dư luận địa phương đã đặt ra hàng loạt câu hỏi dân mất đất sản xuất, rừng bị tàn phá trách nhiệm thuộc về ai, số tiền phí bảo vệ môi trường rừng trả cho dân hàng tỷ đồng đã đi đâu; việc thành lập Khu bảo tồn hay “bảo tàn” tức là tàn phá rừng? Những vấn đề này xin được chuyển tới các Cơ quan Trung ương cũng như Thanh tra Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vào cuộc điều tra, làm rõ.

Với hàng loạt bất thường tại Khu bảo tồn thiên nhiên Phu Canh cơ quan chức năng cũng cần thanh, kiểm tra lại 3 khu Bảo tồn thiên nhiên khác của tỉnh Hoà Bình là Hang Kia – Pà Cò, Thượng Tiến, Ngọc Sơn – Ngố Luông có xảy ra những tình trạng tương tự như ở Phu Canh hay không?

Luật sư Trương Anh Tú, Đoàn luật sư TP Hà Nội cho biết: Việc thu hồi đất ngoài việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương hoặc là mục tiêu an ninh, quốc phòng đối với người dân Nhà nước phải đảm bảo an sinh, xã hội nhất là về mặt chỗ ở.

Đối với đồng bào dân tộc miền núi thì phải lo đất sản xuất cho họ nhằm ổn định đời sống là điều kiện hết sức quan trọng. Trình tự thủ tục thế nào, xem nếu thu hồi của người dân mà không có quyết định thu hồi, không có chế độ khác đối với người dân là không phù hợp.

Nguyên tắc chưa thu hồi thì bà con vẫn có quyền quản lý ở đây, được tăng gia sản xuất. Còn việc cấp GCNQSD đất cho tổ chức, cá nhân nếu không đúng trình tự thủ tục thì cũng không phát huy được giá trị. Bà con bảo vệ quyền lợi bằng cách là đất của bà con thì bà con tiếp tục quản lý và sản xuất.

Sau đó, tổ chức, cá nhân được cấp sau phải có ý kiến với UBND tỉnh để UBND tỉnh chỉ đạo các Sở ban ngành giải quyết chế độ cho bà con. Bên cạnh đó, bà con cũng có thể khiếu nại trực tiếp với Chủ tịch UBND tỉnh về quyết định bàn giao đất mà không phù hợp với các quy định của pháp luật.

Bạn đang đọc bài viết Thành lập khu bảo tồn thiên nhiên hay “bảo tàn”!? (Kỳ 4). Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Quảng Trị sắp đấu giá 10 mỏ khoáng sản
Trong 10 mỏ khoáng sản tỉnh Quảng Trị đưa ra đấu giá lần này, có 9 mỏ đất và 1 mỏ cát, sỏi. Hiện có 17 công ty đủ điều kiện tham gia đấu giá đối với các mỏ khoáng sản trên.

Tin mới

Nước lọc có hạn sử dụng không?
Nước uống đóng chai được nhiều người thường xuyên sử dụng vì tính tiện lợi, vệ sinh, dễ dàng mua được ở bất cứ đâu. Tuy nhiên, nhiều người thường không chú ý đến cách bảo quản và hạn sử dụng của nước uống đóng chai.