Thứ sáu, 19/04/2024 09:16 (GMT+7)

Cuộc thi sáng tác Thơ Lục Bát: 'Tổ quốc và Đạo pháp'

MTĐT -  Thứ sáu, 14/09/2012 14:03 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Với mục đích góp phần tôn vinh Thơ Lục Bát, đồng thời, giữ gìn và tôn vinh truyền thống văn hóa dân tộc; phù hợp với sứ mệnh “truyền trì đạo mạch” nối tiếp lịch sử truyền thống 2000 năm Phật giáo.

Và Đạo Phật mãi mãi là thành viên tích cực trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc và hộ quốc an dân; mọi người cùng sống tốt đời đẹp đạo và xây dựng tình đoàn kết dân tộc theo tinh thần ”Đạo pháp - Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội”.

Được sự chỉ đạo, ủng hộ của Ủy Ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam và Hội Nhà văn Việt Nam; Website: lucbat.com phối hợp với Nhà tổ chức sự kiện Cty QC Báo chí và Truyền hình Việt Nam phát động cuộc thi sáng tác thơ lục bát mang tên "Tổ quốc và Đạo pháp"...

Một buổi làm việc của Ban Chỉ đạo và Ban Tổ chức cuộc thi “Tổ quốc và Đạo pháp” tại Chùa Quán Sứ, từ trái qua: Ông Hà Văn Núi, Phó chủ tịch UBTWMTTQVN; Hòa thượng Thích Gia Quang, Chánh Văn phòng Hội đồng Trị sự TWGHPGVN; Nhà thơ Đặng Vương Hưng và Đại đức Thích Đức Thiện, Ủy viên Thư ký Hội đồng Trị sự TWGHPGVN.

Sáng ngày 12/9 cuộc thi thơ Lục Bát "Tổ quốc và Đạo pháp" đã được phát động

Ông Hà Văn Núi, Phó chủ tịch Ủy ban TW MTTQ Việt Nam.. Lục Bát từ lâu đã được xem là một thể thơ thuần Việt và gần gũi với truyền thống văn hóa của người Việt Nam nhất. Khi chữ viết còn chưa được phổ biến và thịnh hành trong xã hội ta, thì thơ Lục Bát còn có giá trị như là một trong những phương tiện, công cụ hữu hiệu để lưu giữ, phổ biến kho tàng tri thức, kinh nghiệm sống khổng lồ của dân tộc bằng cách truyền khẩu, thông qua các làn điệu dân ca, ca dao, tục ngữ... qua nhiều thế hệ. Bởi thế, Lục Bát không chỉ là thơ mà còn được xem như một biểu tượng của hồn quê và văn hóa Việt Nam.

Một kiệt tác, niềm tự hào của thi ca Việt Nam là Truyện Kiều, được sáng tác bằng Lục Bát. Nhà văn hóa Phạm Quỳnh đã có một câu nói để đời: “Truyện Kiều còn thì tiếng ta còn”. Suy rộng ra: Thơ Lục Bát còn thì Văn hóa Việt Nam còn, mà Văn hóa Việt Nam còn thì dân tộc ta sẽ trường tồn!

Các nhà nghiên cứu cho biết: Thơ Lục Bát rất gần gũi với Phật giáo. Có lẽ bởi trong lịch sử các triều đại phong kiến Việt Nam, đến thời Lý - Trần, Phật giáo đã phát triển cực thịnh, được coi là Quốc giáo, ảnh hưởng đến tất cả mọi vấn đề trong đời sống xã hội.

Vào thời Lý – Trần, còn có 2 vị vua nổi tiếng, mà cuộc đời các ngài đã gắn chặt với nhà chùa và Đạo Phật: Một người xuất thân từ nhà chùa, được các nhà sư nuôi dưỡng, đã về kinh thành làm vua. Và hơn thế nữa còn tạo nên một vương triều và kinh thành mới. Ngược lại, người kia xuất thân từ kinh thành, Ngài đã từ bỏ ngai vàng để vào chùa đi tu hành. Và hơn thế còn xây dựng thêm chùa chiền và sáng lập ra một thiền phái mới!

Đó chính là Lý Thái Tổ - Vị vua có công rời thủ đô của nước Việt từ Hoa Lư ra Hà Nội. Khi lên 3 tuổi, đã được mẹ đem cho sư Khánh Văn, trụ trì chùa Cổ Pháp làm con nuôi và đi tu từ đó. Đến 7 tuổi, cậu bé được cha nuôi gửi cho một người bạn là thiền sư nổi tiếng là Vạn Hạnh ở chùa Lục Tổ dạy dỗ. Sư Vạn Hạnh đã tiên đoán: “Đứa bé này không phải người thường, sau này lớn lên ắt có thể giải nguy gỡ rối, làm bậc minh chủ trong thiên hạ”. Lớn lên, với sự bảo hộ của sư Vạn Hạnh, Lý Công Uẩn vào kinh đô Hoa Lư làm quan nhà Tiền Lê, thăng đến chức Tả thân vệ Điện tiền Chỉ huy sứ. Sau khi vua Lê Long Đĩnh qua đời, ngài được tôn làm vua.

Đó chính là Trần Nhân Tông - Vị vua thứ ba của n (sau vua chaTrần Thánh Tôngvà trướcTrần Anh Tông) được sử sách ca ngợi là một trong những vị vua anh minh nhất tronglịch sử Việt Nam. Ngài ở ngôi 15 năm (1278–1293) và làm Thái Thượng hoàng 15 năm. Ngài cũng là người đã sáng lập Thiền pháiTrúc Lâm Yên Tử, lấy pháp hiệu là Đầu đà Hoàng giác Điếu ngự. Do những công lao to lớn, mà người đời sau đã suy tôn ngài là Phật hoàng Trần Nhân Tông!

Một trong những văn bản cổ nhất nói về Đạo Phật và Thơ Lục Bát mà chúng ta còn lưu giữ được bằng chữ Nôm, là tác phẩm “Cổ châu Pháp Vân Phật bản hạnh”, có từ thế kỷ XVI, Câu chuyện được kể lại dưới dạng Thơ Lục Bát về sự tích bốn pho tượng Phật:Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điệnvà đời sống Phật giáo của xã hội Việt Nam hồi đó.

Để giáo lý và kinh Phật dễ hiểu, dễ nhớ và dễ phổ biến, nhiều nhà sư đã có sáng kiến dịch và chuyển thể ra thơ Lục Bát. Hiện nay, Lục Bát vẫn là một thể thơ được nhiều Tăng Ni, Phật tử sử dụng phổ biến hàng ngày, dễ dàng đi vào đời sống xã hội nhất.

Phật giáo là tôn giáo có ảnh hưởng sâu rộng nhất ở Việt Nam. Theo thống kê của Ban Tôn giáo chính phủ, từ năm 2005 ở Việt Nam đã có gần 10 triệu tín đồ Phật giáo, còn theo số liệu thống kê của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, cả nước ta hiện có gần 45 triệu tín đồ quy y tam bảo, có 839 đơn vị gia đình Phật tử và khoảng 44.498 tăng ni, hơn 14.775 tự, viện, tịnh xá, tịnh thất, niệm Phật đường... Đó là những con số có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống văn hóa tâm linh và xã hội hàng ngày; bởi tất cả đềuđã và đang hoạt động trong lòng dân tộc, phát triển đi lên cùng thời đại và thế giới.

Xuất phát từ thực tế trên, với mục đích góp phần tôn vinh Thơ Lục Bát, đồng thời, giữ gìn và tôn vinh truyền thống văn hóa dân tộc; phù hợp với sứ mệnh “truyền trì đạo mạch” nối tiếp lịch sử truyền thống 2000 năm Phật giáo Việt Nam đồng hành với dân tộc. Và Đạo Phật mãi mãi là thành viên tích cực trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc và hộ quốc an dân; mọi người cùng sống tốt đời đẹp đạo và xây dựng tình đoàn kết dân tộc theo tinh thần ”Đạo pháp - Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội”.

Được sự chỉ đạo, ủng hộ của Ủy Ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam và Hội Nhà văn Việt Nam(văn bản số 2313/MTTW-BTV, ngày 9-4-2012, V/v Thi sáng tác Thơ Lục Bát “Tổ quốc và Đạo pháp”, do Phó Chủ tịch Hà Văn Núi ký; văn bản số 055/CV.HĐTS-VP1, ngày 19-4-2012, V/v Cuộc thi sáng tác Thơ Lục Bát “Tổ quốc và Đạo pháp”, do Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Trị sự - Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu ký; xác nhận ngày 31-7-2012 của Hội Nhà văn Việt Nam, do Chủ tịch Hội, Nhà thơ Hữu Thỉnh ký);Website lucbat.com phối hợp với Nhà tổ chức sự kiện Cty Quảng cáo Báo chí và Truyền hình Việt Nam đề xuất ý tưởng tổ chức cuộc thi sáng tác Thơ Lục Bát mang tên “Tổ quốc và Đạo pháp” cụ thể như sau:

1- Chỉ đạo cuộc thi:

Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam;

2- Hội đồng Cố vấn Tổ chức, Giám khảo và Bảo trợ thông tin:

Mời một số cơ quan, thông tấn báo chí, Nhân sĩ, Trí thức, Nhà thơ, Nhà hoạt động Văn hóa, Nhà hoạt động Tôn giáo, Nhà tu hành... có uy tín cao trong xã hội, làm Cố vấn Tổ chức, Bảo trợ thông tin và Giám khảo cho cuộc thi:

- Hội Nhà văn Việt Nam;

- Báo Giác Ngộ - Thành hội Phật giáo Thành phố Hồ Chí Minh;

- Báo Người cao tuổi - Trung ương Hội Người cao tuổi VN;

- Tạp chí Hữu Nghị - Liên hiệp các Tổ chức Hữu nghị VN;

- Tạp chí Văn hiến Việt Nam – Trung tâm Nghiên cứu bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc;

- Trang thông tin điện tử VNTime NEWS;

- Nhà xuất bản Công an Nhân dân;

- Một số Nhà Sư trụ trì các chùa lớn ở các tỉnh và thành phố;

- CLB Nghệ thuật Phật giáo Liên Hoa – Thủ đô Hà Nội;

3- Đề tài và nội dung:

- Cuộc thi chấp nhận mọi đề tài, nội dung: Quê hương, Đất nước, Con người, Đạo pháp và Phật sự; những giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc ta xưa và nay; tình yêu thiên nhiên và lứa đôi; tình cảm gia đình và cộng đồng xã hội…

- Tác phẩm khôngvi phạm pháp luật,khôngđi ngược lại đường lối tuyên truyền của Đảng, Nhà nước,khônglàm ảnh hưởng tới truyền thống đạo đức, văn hóa và đoàn kết dân tộc.

Nhà thơ Đặng Vương Hưng tặng hoa cho Thượng tọa Thích Thọ Lạc - Ủy viên Hội đồng trị sự TWGHPGVN, Trưởng Ban Trị sự Tỉnh hội Phật giáo Ninh Bình, trụ trì chùa Yên Phú, nhân dịp CLB Nghệ thuật của chùa được công nhận Kỷ lục Việt Nam.

4- Đối tượng tham dự, thể loại và phương thức:

- Tất cả các tác giả, bạn đọc, là tăng ni, phật tử, là công dân Việt Nam, người Việt Nam đang định cư ở nước ngoài và người nước ngoài biết sử dụng tiếng Việt, không phân biệt tuổi tác, tôn giáo, nghề nghiệp… đều có thể dự thi.

- Bài dự thi được viết bằng tiếng Việt, dưới dạng Thơ Lục Bát, chưa công bố trên báo chí và các phương tiện thông tin đại chúng (kể cả trên mạng internet);

- Mỗi tác giả dự thi được gửi không quá 6 tác phẩm/ năm; mỗi tác phẩm thư dự thi phải được đặt một tít bài (tên tác phẩm) riêng, không hạn chế số chữ.

5- Địa chỉ nhận bài dự thi:

Người dự thi có thể gửi bài tới một trong những địa chỉ tiếp nhận sau đây:

- Website lucbat.com:Email:[email protected]; hoặcLục Bát Quán - Số 40/6, phố Võ Thị Sáu, Hà Nội.;

- Báo Giác Ngộ - Thành hội Phật giáo Thành phố Hồ Chí Minh;

- Báo Người cao tuổi - 12 Lê Hồng Phong, quận Ba Đình, Hà Nội. Email: baonguoicaotuoi@ fpt.org;

Lưu ý:
Người dự thi phải công khai họ tên, địa chỉ, điện thoại, email (nếu có)... Bì thư gửi qua bưu điện, hoặc
 chủ đề thư gửi qua email đều xin ghi rõ:
Dự thi cuộc thi thơ “Tổ quốc và Đạo pháp”.

 6- Thời gian:

Thời gian tổ chức cuộc thi được tiến hành trong 6 năm (2012 - 2018);

- Phát động cuộc thi: Trước Lễ hội Lục Bát năm 2012 và kết thúc vào Lễ hội Lục Bát năm 2018;

- Ban tổ chức tiếp nhận và giới thiệu bài dự thi kể từ ngày công bố 12/9/2012 ;

- Các tác phẩm xuất sắc nhất sẽ được giới thiệu trên Báo Người cao tuổi, website lucbat.com; Báo Giác ngộ; Tạp chí Hữu Nghị; Tạp chí Văn hiến Việt Nam và trang thông tin điện tử VTTime;

- Mỗi năm BTC Cuộc thi sẽ sơ kết một lần và trao thưởng vào dịp Lễ hội Lục Bát (6 tháng 8 âm lịch);

- Tổng kết cuộc thi vào Lễ hội Lục Bát năm 2018. 

 7- Giám khảo và Giải thưởng:

- Ban Tổ chức sẽ mời một số Nhà thơ, Nhà báo, Nhà tu hành có uy tín làm Giám khảo. (Có quy chế chấm giải cụ thể và thông báo sau);

- Mỗi lần Sơ kết, sẽ trao 6 giải biểu tượng “Lục Bát Trăng Vàng”, trị giá mỗi giải là 01 chỉ vàng thật; và 8 giải biểu tượng “Lục Bát Trăng Bạc”, trị giá mỗi giải bằng 01 đồng bạc thật. (Có chứng nhận của một Cty Vàng bạc đá quý uy tín).

- Để có biểu tượng giải thưởng “Lục Bát Trăng Vàng” và “Lục Bát Trăng Bạc” có ý nghĩa cả về mặt nội dung và nghệ thuật, Ban tổ chức kính mời các họa sĩ, nhà điêu khắc chuyên nghiệp và không chuyên tham gia sáng tác mẫu. Biểu tượng có thể được gắn trên đế bằng chất liệu pha lê, hoặc gỗ... Mẫu biểu tượng được chọn là sẽ được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng và sử dụng trao thưởng cho các tác giả Thơ hàng năm. Sẽ có 01 “Lục Bát Trăng Vàng” và 02 “Lục Bát Trăng Bạc” tặng riêng cho 03 tác giả mẫu biểu tượng xuất sắc nhất, được trao vào dịp Lễ hội Lục bát Quý Tỵ - 2013 ;

- Tổng kết 6 năm, sẽ trao thưởng Giải đặc biệt biểu tượng “Lục Bát Kim cương”, trị giá tương đương 01 cây vàng SJC. Và một số tặng phẩm đặc biệt bằng Vàng và Bạc của Ban Tổ chức. (Có chứng nhận của một Cty Vàng bạc đá quý uy tín). 

8- Kinh phí xã hội hóa:

- Cuộc thi không sử dụng kinh phí của Nhà nước, mà được huy động từ nguồn xã hội hóa, bằng cách mời đơn vị Công ty Quảng cáo Báo chí truyền hình Việt Nam tổ chức cùng với các nhà tài trợ và quảng cáo khác. 

- Các Nhà tài trợ sẽ được nhận Bằng khen "Đạo pháp ghi công" được Ban Tổ chức thiết kế riêng, trao trong dịp Lễ hội hàng năm, trước Báo giới và Người yêu thơ.

9- Xuất bản và phát hành ấn phẩm:

Dự kiến, các tác phẩm tiêu biểu tham dự cuộc thi thơ “Tổ quốc và Đạo pháp” sẽ được Ban Tổ chức tuyển chọn, biên tập, xuất bản thành sách và phát hành trong dịp Lễ hội Lục Bát hàng năm; đồng thời phát hành rộng rãi tại các chùa, đại lý sách báo trên toàn quốc, để tạo thêm nguồn kinh phí cho cuộc thi.

Theo Nhà thơ Đặng Vương Hưng
            (Người sáng lập website lucbat.com
               Tác giả ý tưởng và đề xuất cuộc thi)

Bạn đang đọc bài viết Cuộc thi sáng tác Thơ Lục Bát: 'Tổ quốc và Đạo pháp'. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Bài thơ: Ếch
Con ếch ngồi ở đáy giếng///Vì sao nó kêu rất to,///và huyênh hoang quá đỗi?///Giương đôi mắt lồi, nó đang chứng tỏ điều chi?
Ninh Bình: Khai hội Hoa Lư 2024
Tối 17/4, tại Khu Di tích Quốc gia Đặc biệt Cố đô Hoa Lư (tỉnh Ninh Bình) đã long trọng tổ chức kỷ niệm 1.100 năm ngày sinh Đinh Tiên Hoàng Đế và khai mạc Lễ hội Hoa Lư năm 2024.