Thứ sáu, 26/04/2024 02:09 (GMT+7)

Nhìn lại toàn cảnh chiến dịch không kích Syria của Mỹ, Anh, Pháp

MTĐT -  Chủ nhật, 15/04/2018 07:57 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Cuộc không kích rạng sáng ngày 14/4 là hành động can thiệp quân sự lớn nhất của các cường quốc phương Tây vào cuộc xung đột đã kéo dài 7 năm ở Syria.

Ngày 13/4 (rạng sáng 14/4 theo giờ Việt Nam), Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ra lệnh tấn công Syria để đáp trả điều Washington cáo buộc là Chính phủ Syria đã sử dụng vũ khí hóa học trong nghi án tại Douma, Đông Ghouta hôm 7/4 khiến ít nhất 40 người thiệt mạng.

Chính phủ Syria và Nga đã bác bỏ cáo buộc này, tuyên bố không tìm thấy bất cứ dấu vết nào về một cuộc tấn công như vậy tại Douma. Moskva đồng thời tuyên bố có bằng chứng cho thấy vụ tấn công vũ khí hoá học này đã được dàn dựng, nhằm lấy cớ phát động tấn công chống chính quyền Syria.

Trong bài phát biểu được truyền hình trực tiếp từ Nhà Trắng ngày 13/4 (giờ địa phương), Tổng thống Donald Trump tuyên bố các đồng minh thân cận như Anh, Pháp sẽ tham gia tấn công cùng Mỹ. Ông cho biết liên quân sẽ sử dụng vũ khí siêu chính xác và uy lực.

Trời đêm Damascus rực sáng vì đợt không kích.

Tên lửa hành trình phóng từ tàu chiến Pháp ở Địa Trung Hải. Ảnh: AFP

Thủ tướng Anh Theresa May ngày 14/4 (giờ Việt Nam) tuyên bố không có sự lựa chọn nào khác ngoài sử dụng biện pháp quân sự đối với Syria. Ảnh: AP

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron họp với các cố vấn cao cấp về chiến dịch không kích Syria.

Máy chiến đấu Rafale của Pháp tham gia  sứ mạng không kích. Ảnh: trang Twitter Điện Elysee

Bản đồ ba mục tiêu không kích chính của liên quân Mỹ, Anh, Pháp. Mỹ tuyên bố, mục tiêu không kích tại Homs là một cơ sở tàng trữ vũ khí hoá học, một kho chứa thiết bị hoá học và trung tâm chỉ huy quan trọng.

Máy bay Tornado của Không quân Hoàng gia Anh cất cánh khỏi căn cứ Akrotiri tại Cyprus lên đường tấn công Syria.

Máy bay Rafale của không quân Pháp.

Bộ Quốc phòng Nga cho biết Syria đã kháng cự lại cuộc tấn công của Anh, Mỹ, Pháp với hệ thống phòng không được sản xuất tại Liên Xô từ cách đây 30 năm như S-125, S-200 cùng đơn vị tên lửa Buk và Kvadrat. Moskva khẳng định, Syria đã tự chặn đứng thành công 71 trong tổng số 103 tên lửa phóng tới quốc gia này. Bộ Quốc phòng Nga cũng thông báo hệ thống phòng không của Moskva đặt tại Syria thậm chí còn chưa “ra trận” trong vụ tấn công đêm 13/4.

Máy bay Tornado của Anh hạ cánh sau khi phóng tên lửa xuống Syria.

Trong khi đó, Lầu Năm góc tuyên bố chiến dịch quân sự chung của Mỹ - Anh-Pháp nhằm vào Syria đã "đánh trúng mọi mục tiêu", trái ngược với những tuyên bố trước đó của Nga rằng lực lượng phòng không Syria đã đánh chặn hàng chục tên lửa. Phát biểu với báo giới, Trung tướng Mỹ Kenneth McKenzie khẳng định "không có máy bay hay tên lửa nào trong chiến dịch này bị phòng không Syria đánh chặn thành công". 

Một hố lớn nơi tên lửa của liên quân phóng xuống. Ảnh: Guardian

Khói bốc lên tại Damascus lúc rạng sáng 14/4 khi cuộc không kích đã kết thúc.

Người ủng hộ Tổng thống Syria Assad tràn ra đường phố hô khẩu hiệu chống Mỹ. Ảnh: AP

Trong khi đó, Phủ Tổng thống Syria công bố video cảnh Tổng thống Assad xách ca táp đi làm việc bình thường ngay sau đợt không kích. 

Binh sĩ chính phủ Syria ăn mừng chiến thắng đánh chặn 71/103 quả tên lửa từ lực lượng Mỹ, Anh, Pháp.

Tổng thống Putin ngày 14/4 nhấn mạnh vụ tấn công của Mỹ, Anh, Pháp vào Syria là hành vi thù địch nhằm vào một nhà nước có chủ quyền và Nga kịch liệt án hành động này. Ông khẳng định việc các cường quốc phương Tây tấn công Syria sẽ dẫn tới hậu quả nhân đạo nghiêm trọng, đồng thời cho biết sẽ kêu gọi triệu tập một phiên họp khẩn của Hội đồng Bảo an (HĐBA) LHQ để thảo luận về vấn đề này. Trong ảnh, ông Putin trao đổi với Thị trưởng Moskva Sergei Sobyanin cùng ngày tại Điện Kremlin.

22h ngày 14/4 (giờ Việt Nam), Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đã họp khẩn về tình hình Syria. Tuy nhiên, một dự thảo nghị quyết do Nga đệ trình, trong đó lên án các cuộc tấn công quân sự do Mỹ, Pháp và Anh vào Syria đã không được thông qua. Chỉ có 3 trong tổng số 15 nước thành viên HĐBA LHQ bỏ phiếu ủng hộ, trong khi có 8 phiếu chống và 4 phiếu trắng. Ảnh: AP

 Theo TTXVN

Bạn đang đọc bài viết Nhìn lại toàn cảnh chiến dịch không kích Syria của Mỹ, Anh, Pháp. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Liên hợp quốc lập quỹ chống chịu khí hậu mới
Liên hợp quốc (LHQ) ngày 24/4 đã công bố kế hoạch triển khai quỹ chống chịu khí hậu mới nhằm tăng cường bảo vệ “những người tị nạn và cộng đồng phải di dời”, vốn đang bị vấn đề biến đổi khí hậu đe dọa.
“Thành phố xanh” Freiburg
Thành phố Freiburg của Đức được coi là “Thành phố năng lượng mặt trời” hay “Thành phố xanh” của châu Âu, được biết đến với các chính sách môi trường ấn tượng và nguồn năng lượng mặt trời dồi dào.

Tin mới

Bài thơ: Say
Khi say anh chợt nhớ em///Như bỏ viết lâu năm thèm hương báo mới////Khi cánh én nhớ Xuân về làm tổ///Chấp chới ánh đèn thèm nắng phút bình minh.
“Thời” của căn hộ khách sạn nội đô
Những chính sách “cởi trói” cùng sự dịch chuyển của thị trường đang tạo đà cho phân khúc căn hộ khách sạn nội đô có nhiều dấu hiệu khởi sắc, trở thành “điểm dừng chân lý tưởng” cho các nhà đầu tư.
Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.