Thứ năm, 28/03/2024 15:59 (GMT+7)

Rác thải nhựa đang tàn phá đại dương thế nào?

MTĐT -  Thứ sáu, 17/08/2018 14:13 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Thế giới đang đối mặt với vấn đề rác thải nhựa với khoảng hơn 9,1 tỷ tấn tích tụ trên Trái đất. Tính trung bình mỗi phút trên toàn thế giới tiêu thụ 1 triệu chai nhựa.

Dẫn nguồn tin từ Tạp chí Science Advances, Tạp chí môi trường đưa tin, năm 2017, các nhà nghiên cứu của Mỹ từng cho biết, thế giới đang đối mặt với vấn đề rác thải nhựa với khoảng hơn 9,1 tỷ tấn tích tụ trên Trái đất và phần lớn khối lượng lớn rác thải nhựa được vùi lấp trong các bãi chôn rác hoặc đổ vào các đại dương.

Báo cáo cũng cho biết, tính đến năm 2015, gần 7 tỷ tấn rác thải nhựa đã được tạo ra trên toàn thế giới, so với thời điểm năm 1950 chỉ khoảng hơn 2 tấn, trong đó có tới 79% lượng rác thải chôn vùi trong các bãi rác hoặc đổ vào các đại dương.

Theo các nhà khoa học nhận định, đến năm 2050, sẽ có hơn 13 tỷ tấn rác thải nhựa được chôn lấp trong các bãi rác hoặc đổ vào môi trường.

Trong khi đó, TTXVN dẫn báo cáo của Liên hợp quốc mới đây cho biết mỗi phút, toàn thế giới tiêu thụ 1 triệu chai nhựa, trong khi mỗi năm có đến 5.000 tỷ túi nhựa dùng một lần được sử dụng. Tổng cộng có một nửa số sản phẩm nhựa là loại chỉ để dùng một lần, từ ống hút, dây câu cá tới tã trẻ em hay túi bọc đồ.

Cái chết của cá voi hoa tiêu vây ngắn tại Thái Lan hồi tháng 6 vừa qua đã gây bức xúc cho nhiều người. Con cá nuốt 85 túi nhựa vì tưởng nhầm là thức ăn dù được lực lượng chức năng ở miền Nam Thái Lan nỗ lực giải cứu một con cá voi nuốt hơn 80 túi nhựa nhưng bất thành.

Thái Lan là một trong những nước tiêu thụ túi nhựa nhiều nhất thế giới, giết chết hàng trăm sinh vật biển sống gần các bãi biển nổi tiếng của nước này mỗi năm.

Con cá voi nuốt 85 túi nhựa vì tưởng nhầm là thức ăn. 

Thon Thamrongnawasawat, nhà sinh vật biển, giảng viên tại Đại học Kasetsart, cho biết những chiếc túi này đã khiến con cá voi không thể ăn bất cứ thứ thức ăn nào để có dinh dưỡng.

Hồi tháng 3, dân mạng sửng sốt trước đoạn video do thợ lặn người Anh Rich Horner quay khi bơi qua “biển rác” gần đảo Bali, Indonesia.

Đáng nói, theo nhiều công bố, số lượng rác thải chủ yếu là rác thải chủ yếu từ các quốc gia châu Á. Cụ thể, dẫn nguồn tin từ tờ Nikkei Asian Review. OC, báo Thanh Niên đưa tin, theo báo cáo của Tổ chức phi chính phủ Bảo tồn đại dương (OC, trụ sở tại Mỹ) xác định 80% rác thải nhựa xả xuống các đại dương trên thế giới xuất phát từ châu Á. Cụ thể, Indonesia, Trung Quốc, Philippines và Thái Lan xả rác thải nhựa xuống biển nhiều hơn tất cả các quốc gia khác trên thế giới cộng lại. Một báo cáo của tạp chí Science trước đó đưa thêm Sri Lanka và Malaysia vào danh sách.

Chai nhựa được thải ra trên sông Buriganga tại Dhaka, Bangladesh. Ảnh: Getty.

Riêng ở Đông Nam Á, khu vực có tỷ lệ tăng trưởng kinh tế thuộc hàng nhanh nhất thế giới dẫn đến hoạt động sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nhựa gia tăng theo. Tuy nhiên, việc tiêu thụ vượt quá khả năng xử lý, tái chế tại những quốc gia ASEAN, dẫn đến tình trạng rác thải nhựa tràn lan dưới biển, theo tờ Asia Times.

Giám đốc Trung tâm ASEAN về đa dạng sinh học - tiến sĩ Theresa Mundita S.Lim, cho biết, một số quốc gia Đông Nam Á được xác định là những nước gây ô nhiễm đại dương nghiêm trọng nhất thế giới. Bà Lim cho hay ngành du lịch ở ASEAN bùng nổ, nhưng do thiếu biện pháp quản lý dẫn đến việc nhiều bãi biển ngập tràn rác thải như túi nhựa, vỏ chai và ống hút. Bên cạnh đó, một lượng rác thải nhựa từ các con sông cũng đổ ra biển.

Mỗi năm, 1,5 triệu động vật đại dương chết vì ngộ độc thải nhựa

Theo UNEP, tình trạng vứt bỏ rác thải nhựa ra đại dương gây thiệt hại kinh tế lên đến 13 tỷ USD, đe dọa cuộc sống của các loài động thực vật biển, làm giảm sút lượng khách du lịch và nhất là tác động tiêu cực đến hoạt động đánh bắt thủy hải sản.

Rác thải nhựa đang được coi là “tử thần” của các loài sinh vật biển: mỗi năm, 1,5 triệu động vật trên đại dương chết vì ngộ độc chất thải nhựa.

Những loài sinh vật nhỏ như rùa biển hay những loài lớn như cá voi, đều đã và đang là nạn nhân trực tiếp của chất thải nhựa, mà nếu tình trạng này tiếp diễn thì tới năm 2050, rác thải nhựa trên đại dương sẽ nhiều hơn cá. Đặc biệt, châu Á là khu vực gây ô nhiễm môi trường biển nhất do rác thải nhựa.

Theo một nghiên cứu do các chuyên gia Mỹ và Australia công bố tháng 12/2017, Trung Quốc và Indonesia là 2 quốc giả xả rác thải nhựa nhiều nhất ra đại dương, với lần lượt 8,8 triệu tấn, và 3,2 triệu tấn mỗi năm, chiếm 1/3 tổng lượng rác thải nhựa đại dương.

Việt Nam đứng thứ tư trong danh sách này, mỗi năm “đổ” ra đại dương 1,8 triệu tấn rác thải nhựa.

Trẻ em thu nhặt rác thải nhựa ở vịnh Manila, Philippines. Ảnh: Reuters.

Không chỉ là vấn đề môi trường hay sức khỏe con người, việc khắc phục ô nhiễm rác thải nhựa cũng gây tổn thất nặng nề cho kinh tế do phải tiêu tốn cho công tác làm sạch và tẩy độc. Ước tính, chỉ có 9% số rác thải nhựa được tái chế, khoảng 12% được đốt cháy, còn lại 79% vẫn đang tồn đọng trong các bãi chôn lấp, bãi rác và trong môi trường tự nhiên.

Riêng các nước thành viên Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) chi 1,3 tỷ USD mỗi năm để giải quyết ô nhiễm môi trường biển do rác thải nhựa, chưa kể những thiệt hại kinh tế xuất phát từ tác động tới môi trường hay sức khỏe con người, ví dụ rác thải trên đại dương gây thiệt hại cho hệ thống sinh thái biển ít nhất 8 tỷ USD/năm.

P.V(tổng hợp)

Bạn đang đọc bài viết Rác thải nhựa đang tàn phá đại dương thế nào?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Bài thơ: Hoa xương rồng
Đau chẳng khóc, nhoẻn cười trong sắc lạnh.///Thấu lòng người giữa danh lợi phù hoa///Những cứ tưởng trưởng thành chung bối cảnh ///Trân trọng hơn khi gặp giữa ta bà.