Thứ sáu, 19/04/2024 16:51 (GMT+7)

Thảm cảnh 10 dòng sông ô nhiễm nhất thế giới

MTĐT -  Thứ sáu, 06/04/2018 16:44 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Những con sông từng được ví như biểu tượng, là sự sống, là nguồn nước sinh hoạt cho hàng triệu người nhưng cùng với thời gian nó đã biến thành dòng sông “chết”.

Sông Hằng (Ấn Độ)

Sông Hằng là con sông linh thiêng, được coi là biểu tượng của đất nước Ấn Độ bắt nguồn dãy Himalaya.

Con sông này có chiều dài 2.510km chảy theo hướng Đông Nam qua Bangladesh và chảy vào vịnh Bengal. Tổng diện tích lưu vực của sông Hằng lên đến 907.000km2, lưu vực dòng sông này là một trong những khu vực đất đai phì nhiêu và có mật độ dân cao nhất thế giới.

Tuy nhiên, trên hành trình qua các thành phố đang phát triển, các trung tâm công nghiệp, con sông linh thiêng từ nhiều năm nay phải hứng chịu ô nhiễm nặng nề.

Sông Hằng đang đối mặt với tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng.

Sông Hằng là một phần không thể tách rời của văn hóa Hindu cũng như cuộc đời mỗi tín đồ Ấn Độ giáo sùng đạo. Nhiều thế hệ người Ấn sinh sống, thực hiện mọi nghi lễ quanh con sông thiêng.

Mỗi ngày, hàng nghìn người Ấn Độ ngâm mình và tắm gội cho các tượng thần trong dòng "nước thánh", với niềm tin nước thiêng sẽ rửa trôi mọi tội lỗi. Họ cũng uống nước sông và dùng nó để tưới tắm cây trồng.

Thế nhưng, cùng với thời gian, ngày nay sông Hằng được xếp vào con sông ô nhiễm bậc nhất của thế giới vì rác thải công nghiệp.

Con sông không chỉ bị bức tử bởi rác thải công nghiệp mà còn bởi thói quen sinh hoạt của người dân. Họ giờ đây cũng phải vật lộn hàng ngày với ô nhiễm, với rác rến chất chồng và những xác chết nổi lềnh bềnh.

Ngoài ra, phong tục hỏa táng một phần thi thể rồi thả trôi trên sông cùng rác thải trực tiếp từ các bệnh viện do thiếu hệ thống lò đốt để xử lý là những nguyên nhân làm tăng sự ô nhiễm ở sông Hằng.

Trên hành trình qua các thành phố đang phát triển, các trung tâm công nghiệp, con sông linh thiêng từ nhiều năm nay phải hứng chịu ô nhiễm nặng nề.

Nước sông Hằng bây giờ không thể dùng để ăn uống, tắm giặt được mà cũng không thể dùng trong sản xuất nông nghiệp vì tỷ lệ các kim loại độc như thủy ngân, chì, crom, nickel trong nước sông khá cao.

Sông Hoàng Hà (Trung Quốc)

Sông Hoàng Hà từng được coi là “niềm kiêu hãnh của Trung Quốc” vì lợi ích to lớn của nó: phù sa đất vàng màu mỡ và khả năng tưới tiêu gần 1 triệu km2.

Thế nhưng, ký ức người dân sống ven sông lại nhớ đến những thảm họa mà nó gây ra nhiều hơn: 5 lần đổi dòng nước, hơn 1.500 lần phá vỡ đê điều và không biết bao lần gây lũ lụt kinh hoàng như năm 1887, giết chết gần 2 triệu người và năm 1931, khoảng 1 triệu người tử vong.

Không chỉ thiên tai, ngày nay sông Hoàng Hà còn là nỗi ám ảnh kinh hoàng về một dòng sông ô nhiễm môi trường cho người dân Trung Quốc.

Sông Hoàng Hà đổi màu nhiều lần vì ô nhiễm.

Dòng sông này bị ô nhiễm đến mức không thể dùng để tưới tiêu; năm nào cũng tiếp nhận hơn 4 tỉ tấn nước thải sinh hoạt, tương đương 1/10 khối nước của toàn con sông. Khi công nghiệp hóa được đẩy mạnh với tốc độ chóng mặt, nước sông Hoàng Hà không còn màu vàng đặc trưng mà đổi sang đỏ, tím…

Con sông dài 38 km hứng đến hàng chục triệu tấn chất thải chứa kim loại nặng và trở thành nguồn ô nhiễm chính khi chảy vào sông Hoàng Hà. Kết quả, theo các mẫu nước xét nghiệm tại Đại học Bắc Kinh, hàm lượng cadmium trong nước sông này cao hơn chuẩn quốc gia 2.200 lần, còn thủy ngân là 2.000 lần. Một trong những tác hại trực tiếp của tình trạng trên là rụng răng.

Sông Hoàng Hà bị ô nhiễm là do phần lớn nước sông Hoàng Hà chảy qua các khu công nghiệp trọng điểm là than đá và các khu dân cư lớn. Trong số 20.000 nhà máy hóa dầu toàn quốc, có đến 4.000 cái nằm ven sông Hoàng Hà. 1/3 loài cá trên con sông này đã tuyệt chủng vì các đập nước, nạn ô nhiễm và đánh bắt tràn lan.

Trung Quốc đã phải nhiều lần đưa ra cảnh báo tình trạng ô nhiễm khủng khiếp của nước sông Hoàng Hà.

Sông Citarum (Indonesia)

Trong quá khứ dòng sông từng được coi là thiên đường du lịch, là nguồn nước tưới của những đồng ruộng bậc thang ở Tây Java, đồng thời là nguồn nước sinh hoạt của hàng chục triệu người Indonesia nhưng giờ đây nó lại được coi là con sông ô nhiễm nhất thế giới.

Theo công bố mới nhất, hàm lượng chì trong nước sông Citarum cao hơn tiêu chuẩn an toàn cho nước uống của Mỹ đến 1.000 lần, nhưng 30 triệu người vẫn phải dựa vào nó để tưới tiêu, giặt giũ, uống.

Nước sông Citarum bắt đầu ô nhiễm từ những năm 1980 khi người ta xây dựng một khu công nghiệp ở Majalaya, cách Jakarta 170km về phía đông, khiến 280 tấn chất thải công nghiệp được xả xuống sông mỗi ngày, cùng với đó là rác thải sinh hoạt của người dân.

Theo tạp chí Guardian, sự gia tăng dân số nhanh chóng trong vòng 20 năm qua đã khiến tổng số cư dân quanh khu vực sông Citarum, Tây Java vượt qua con số 5 triệu người. Kèm theo đó là sự xuất hiện các ngôi nhà tạm bợ và rác thải công nghiệp, khiến dòng sông trở nên ô nhiệm nặng nề và đe dọa tới sức khỏe của tất cả các cư dân ở đây.

Sông Citarum ô nhiễm nghiêm trọng vẫn nuôi sống hàng triệu người.


Sông Mississippi (Mỹ)

Sông Mississipi, con sông dài thứ 2 ở Mỹ, với 3.782km, bắt nguồn từ hồ Itasca, chảy qua hai bang Minnesota và Louisiana.

Mực nước sông Mississippi giảm tới 22% trong giai đoạn từ năm 1960 đến năm 2004. Sự sụt giảm này liên quan tới tình trạng biến đổi khí hậu và gây ảnh hưởng lớn đối với hàng trăm triệu người trên thế giới.

Theo Quỹ bảo vệ thiên nhiên toàn cầu (WWF), con sông này đang trở nên cạn kiệt, khô cằn, ảnh hưởng đến hàng trăm triệu người và phá hủy sự sống ở những vùng lưu vực con sông. Nếu con sông này “chết” thì hàng triệu người sẽ mất đi những nguồn sống của họ, sự đa dạng sinh học bị phá hủy trên diện rộng, nước ngọt sẽ thiếu trầm trọng và đe doạ tới an ninh lương thực.

Sông Buriganga (Dhaka, Bangladesh)

Gần 4 triệu người tại Dhaka, thủ đô của Bangladesh, phải hứng chịu hậu quả của dòng nước ô nhiễm mỗi ngày. Chất thải từ các nhà máy hóa chất, xác động vật, túi ni lông...khiến con sông ngày càng ô nhiễm trầm trọng.

Sông Doce, Brazil

Sông Doce là một dòng sông nằm ở phía đông nam Brazil với tổng chiều dài khoảng 853 km Lưu vực sông của dòng sông này là nơi sản xuất thép lớn nhất ở châu Mỹ Latinh vì thế nguồn chất thải ra dòng sông này cũng không hề nhỏ.

Năm 2015 sự sụp đổ của một đập nước thải khiến nước sông này bị ô nhiễm trầm trọng và dẫn tới một thảm họa sinh thái. Hiện nay dòng sông Doce bị ô nhiễm trên diện rộng trải dài hơn 500 km, khiến cuộc sống của các loài động, thực vật bị đe dọa,  ảnh hưởng xấu tới nguồn nước uống của khoảng 250.000 người dân quanh lưu vực sông này.

Sông Sarno, Italy

Sông Sarno, Italy, chảy qua Pompeii tới phía Nam của vịnh Naples. Con sông này nổi tiếng bởi mức độ ô nhiễm nhất châu Âu với rất nhiều rác thải sinh hoạt và rác thải công nghiệp.

Sông Sarno đã không chỉ làm ô nhiễm tại những nơi nó chảy qua mà còn làm ô nhiễm vùng biển mà nó đổ vào gần khu vực vịnh Naples.

Sông Matanza-Riachuelo, Argentina

Có khoảng 3,5 triệu cư dân sông trên dòng sông ô nhiễm Matanza-Riachuelo. Rác thải đã xâm chiếm lòng sông và biến con sông này trở thành một con lạch đen ngòm.

Theo tờ Página/12 của Argentina, một dự án làm sạch dòng sông trị giá 250 triệu USD đã được phê duyệt vào năm 1993, tuy nhiên chỉ có 1 triệu USD được sử dụng để cải thiện mức độ ô nhiễm của con sông này.

Sông Marilao, Philippineses

Nằm trong hệ thống các sông gần vùng ngoại ô tỷnh Bulacan ở Philippines, sông Marilao đang bị ô nhiễm nặng nề với đủ thứ rác thải sinh hoạt hàng ngày. Đây còn là nơi lưu thông hàng hóa cho các khu vực thuộc da, tinh chế kim loại, đúc chì.

Đây là một trong 50 con sông chết ở Philippines, chứa đầy rác thải và những kim loại nặng. Được biết, nhiều người dân địa phương đã bị ốm sau khi uống nước sông Marilao.

Các chất ô nhiễm này gây ra các vấn đề về sức khoẻ cho cư dân trong vùng và xa hơn nó còn gây hại tới ngành đánh bắt hải sản tại vịnh Manila.

Trước nguy cơ bị xóa sổ, chính quyền địa phương đã có những biện pháp can thiệp, nhưng sông Marilao vẫn hàng ngày hàng giờ hứng chịu rác thải của các hộ dân ven sông và các chất thải từ khu chế xuất vẫn xả trộm ra sông.

Sông Yamuna (Ấn Độ)

Những khu công nghiệp gần kề xả chất thải hóa học ra sông Yamuna, khiến con sông này phủ trắng một thứ bọt độc hại. Sông Yamuna chảy dọc đất nước Ấn Độ, không chỉ là nguồn cung cấp nước cho 57 triệu người mà còn là nơi sinh hoạt tâm linh của rất nhiều người theo đạo Hindu.

Đầy đủ các loại rác thải được đổ xuống dòng sông Yamuna.

Mọi người ở mọi lứa tuổi đều tắm và uống nước của sông Yamuna vì tin rằng, nước sông sẽ xóa tội lỗi của họ.

Được biết, khoảng 58% lượng rác thải ở New Delhi đổ xuống Yamuna. Những chất thải hóa học độc hại cũng bị xả xuống con sông này.

Nhật Hạ(Tổng hợp)

Bạn đang đọc bài viết Thảm cảnh 10 dòng sông ô nhiễm nhất thế giới. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Bài thơ: Phố giao mùa
Phố giao mùa bâng khuâng lối cũ//Lá sấu rụng đầy vướng chân đi///Cố dịu dàng qua thời con gái///Em nào có được gì?
Bài thơ: Tự...
Ta mạnh mẽ không phải ta không khóc///Thực chỉ là nước mắt ngược vào trong///Bởi ta biết giữa biển đời mênh mông///Sông núi rộng - hành trình ta tự bước