Thứ tư, 24/04/2024 18:44 (GMT+7)

Tin tức thế giới mới nhất, nóng nhất trong tuần (15 -22/10)

Trần Hưng -  Thứ hai, 22/10/2018 14:35 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Nửa triệu người xuống đường tại Luân Đôn chống Brexit; Mỹ-Trung-ASEAN đồng ý quy tắc tránh va chạm trên không; Ủy ban châu Âu ca ngợi việc thông qua EVFTA...

Anh Quốc : Nửa triệu người xuống đường tại Luân Đôn chống Brexit.

Năm tháng trước ngày Vương quốc Anh chính thức chia tay với Liên Hiệp Châu Âu, ngày 20/10/2018, hơn 500.000 người biểu tình tại Luân Đôn chống Brexit và đòi tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý thứ nhì. Đây là cuộc tuần hành quy mô nhất tại Anh Quốc từ khi dân Anh xuống đường phản đối chính phủ can thiệp quân sự vào Irak hồi năm 2003.Cuộc biểu tình tại thủ đô Luân Đôn ngày hôm qua diễn ra trong bối cảnh đàm phán về Brexit hoàn toàn bế tắc.

Ảnh internet.

Biển Đông: Mỹ-Trung-ASEAN đồng ý quy tắc tránh va chạm trên không. Ngày 20/10/2018, sau cuộc họp các bộ trưởng Quốc Phòng của khối ASEAN và các đối tác (ADMM Plus), Hoa Kỳ, Trung Quốc đã nhất trí về những quy tắc hướng dẫn nhằm tránh các sự cố trên không giữa các loại thiết bị quân sự. Đây là sáng kiến mới nhất nhằm ngăn ngừa nguy cơ xảy ra va chạm quân sự ngoài ý muốn tại châu Á

Ảnh internet.

Theo AFP, bộ quy tắc này xác định các tiêu chuẩn ứng xử đối với các phi công, như giữ khoảng cách an toàn, tránh hành động khinh suất, đề xuất đường dây liên lạc hai chiều... Văn kiện này được áp dụng trong không phận trên Biển Đông, bao gồm cả các thực thể đang là chủ đề tranh chấp giữa Trung Quốc, Đài Loan và một số nước ASEAN, Brunei, Malaysia, Philippines và Việt Nam.

ASEM 2018 : Hội nghị cấp cao châu Âu – châu Á ASEM kết thúc ngày 19/10/2018. Bảo vệ cơ chế đa phương và tự do mậu dịch là một trong những cam kết chính của các đối tác châu Á và châu Âu trong hội nghị này.

Nếu như chống biến đổi khí hậu là lĩnh vực mà châu Âu ưu tiên hàng đầu trong quan hệ đối tác với châu Á, thì tự do thương mại là vấn đề được các bên đối tác đề cập đến nhiều nhất. Thủ tướng Áo - Sebastian Kurz, Chủ tịch luân phiên Liên hiệp châu Âu, mở đầu cuộc họp báo chung đã nhấn mạnh đến vấn đề «tự do mậu dịch, công bằng, hợp lẽ, tuân thủ theo các quy tắc để các bên đều được hưởng lợi.

Bà Federica Mogherini, lãnh đạo ngoại giao Liên hiệp châu Âu, khẳng định thêm là cả hai châu lục cam kết duy trì và tăng cường tự do mậu dịch và mở rộng để có thể tiến hành các cải cách Tổ chức Thương mại Thế giới .

Để đánh dấu cho sự thành công của các cam kết trên, châu Âu hôm qua đã ký kết hiệp định tự do thương mại với Singapore và đang chờ thông qua một số hiệp định với nhiều nước khác, trong đó có Việt Nam. Đây là hiệp định mậu dịch thứ hai, sau Nhật Bản, mà Liên hiệp Châu Âu ký kết trong năm.

Tuy nhiên, Reuters có lưu ý đến một chi tiết không được nhiều báo đài loan tải : Thông cáo chung của hội nghị dường như đã phải xóa dòng chữ kêu gọi « hủy bỏ các biện pháp bóp méo thị trường không chính đáng do các chính phủ đưa ra ». Hãng tin Anh trích dẫn một số nguồn tin ngoại giao ẩn danh cho rằng chi tiết này đã bị gạt theo yêu cầu của phía Trung Quốc.

Tổng thống Trump rút khỏi hiệp định hạt nhân với Nga. Ngày 20 tháng 10, Tổng thống Donald Trump thông báo sẽ hủy bỏ một thỏa thuận về vũ khí hạt nhân với Liên Xô từ thời kỳ chiến tranh lạnh, goijtawts là INF ( Intermediate Nuclear Forces Treaty) hiệp định về cấm sử dụng tên lửa tầm trung trang bị đầu đạn hạt nhân, được ký năm 1987 giữa Tổng thống Mỹ Ronald Reagan và Chủ tịch Liên Xô là Mikhail Gorbachev.

Phản ứng đầu tiên của Nga, qua tuyên bố của thứ trưởng ngoại giao Sergueï Riabkov, là « Mỹ đang đi một bước nguy hiểm, cộng đồng quốc tế không ai hiểu tại sao.

Phát biểu với Interfax hôm Chủ nhật, 21/10, ông Gorbachev mô tả quyết định của ông Trump là một "sai lầm" và cảnh báo nó sẽ làm xói mòn các nỗ lực giải giáp vũ khí.

Nước Anh tuyên bố hoàn toàn sát cánh bên Mỹ, Bộ trưởng Quốc phòng Anh Gavin Williamson nói sau khi ông Trump ra tuyên bố về việc sẽ Hoa Kỳ ra khỏi hiệp định đã ký với Nga.

Tổng thống Trump nói: "Trừ phi là Nga đến chỗ chúng ta, Trung Quốc đến chỗ chúng ta, tất cả họ đều đến và nói, 'Hãy để chúng ta trở nên khôn ngoan, không ai trong chúng ta phát triển những thứ vũ khí đó,' thế nhưng nếu Nga đang phát triển, Trung Quốc đang phát triển còn chúng ta lại chịu bó buộc với cái thỏa thuận này, thì thật là không thể chấp nhận được. Cho nên chúng ta có một khoản tiền khủng để chi cho quân sự".

Ủy ban châu Âu ca ngợi việc thông qua EVFTA. Ủy ban châu Âu hôm 17/10 thông qua hai thỏa thuận về thương mại và đầu tư EU - Việt Nam, mở đường cho việc ký kết để phê chuẩn. Ủy ban nay sẽ gửi cho Hội đồng châu Âu đề nghị hoàn tất hai thỏa thuận này. Nếu Hội đồng thông qua, hai thỏa thuận sẽ được ký và trình cho Nghị viện châu Âu.

Theo giải thích của Ủy ban châu Âu, một khi Nghị viện đồng ý, thỏa thuận thương mại sẽ được Hội đồng châu Âu ký kết để đi vào hiệu lực. Còn thỏa thuận bảo vệ đầu tư với Việt Nam sẽ chờ các nước thành viên trong EU phê chuẩn.

Trần Hưng

PV Môi trường và Đô thị Việt Nam điện tử đưa tin từ Mỹ

(Biên tập theo truyền thông quốc tế và trong nước)

Bạn đang đọc bài viết Tin tức thế giới mới nhất, nóng nhất trong tuần (15 -22/10). Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

“Thành phố xanh” Freiburg
Thành phố Freiburg của Đức được coi là “Thành phố năng lượng mặt trời” hay “Thành phố xanh” của châu Âu, được biết đến với các chính sách môi trường ấn tượng và nguồn năng lượng mặt trời dồi dào.

Tin mới

Mỗi ngày nên đi bộ bao nhiêu bước để duy trì sức khỏe?
Cuộc sống ngày nay thường bận rộn và nhiều người dường như không có đủ thời gian để tập luyện hoặc tham gia các hoạt động thể thao phức tạp. Tuy nhiên, đi bộ lại là một hoạt động vận động đơn giản, dễ dàng tích hợp vào lịch trình hàng ngày.
“Thành phố xanh” Freiburg
Thành phố Freiburg của Đức được coi là “Thành phố năng lượng mặt trời” hay “Thành phố xanh” của châu Âu, được biết đến với các chính sách môi trường ấn tượng và nguồn năng lượng mặt trời dồi dào.