Thứ sáu, 19/04/2024 14:36 (GMT+7)

Trung Quốc vẫn là 'bá chủ' về nhiệt điện than 

MTĐT -  Thứ sáu, 19/10/2018 15:12 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

120 nhà phát triển điện than lớn nhất thế giới có trụ sở tại 42 quốc gia, nhưng gần 1/5 các công ty trong danh sách này lại có trụ sở chính tại Trung Quốc.

Một danh sách mới bao gồm 120 nhà phát triển điện than lớn nhất thế giới vừa được đưa ra bởi các tổ chức phi chính phủ. Danh sách này được đưa ra trong bối cảnh Ủy ban Liên Chính phủ về Biến đổi khí hậu (IPCC) đưa ra báo cáo đặc biệt về mục tiêu 1.5°C mới đây.

Theo báo cáo của các tổ chức phi chính phủ, nhà phát triển nhiệt điện than lớn nhất thế giới hiện nay là Tập đoàn Đầu tư Năng lượng Quốc gia (NEI) của Trung Quốc, với mục tiêu xây dựng 37.837 MW điện than mới.

Tập đoàn này được thành lập vào năm ngoái, khi Chính phủ Trung Quốc sáp nhập Tập đoàn Shenhua với Tập đoàn Guodian Trung Quốc.

Hai tập đoàn lớn tiếp theo đó là Tập đoàn Huadian của Trung Quốc với 25.097 MW, và Tổng công ty Nhiệt điện Quốc gia Ấn Độ (NTPC) với 25.056 MW công suất điện than mới.

120 nhà phát triển điện than lớn nhất thế giới có trụ sở tại 42 quốc gia, nhưng gần 1/5 các công ty trong danh sách này lại có trụ sở chính tại Trung Quốc.

Trung Quốc hiện cũng là nước sản xuất điện mặt trời lớn nhất, và là công ty dẫn đầu thế giới về sản xuất điện gió, nhưng công suất than đất nước này đã lên kế hoạch (259.624 MW) cũng chiếm hơn 1/3 công suất nhiệt điện than toàn cầu.

Tại Việt Nam, mới đây Bộ Công Thương vừa xin ý kiến các bộ, ngành liên quan về việc chuyển nhà máy nhiệt điện Long Phú 3, công suất thiết kế 1.800 MW, thuộc Trung tâm nhiệt điện Long Phú (Sóc Trăng), cho nhà đầu tư Trung Quốc thực hiện. Ảnh: phối cảnh nhiệt điện Long Phú 3.

Các công ty Trung Quốc cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc xây dựng các nhà máy điện than mới ở nước ngoài. Hiện các công ty này đang phát triển 59.619 MW công suất điện than mới ở 17 quốc gia. Gần 19% số lượng các dự án điện than của Trung Quốc đang diễn ra bên ngoài biên giới Trung Quốc.

Tuy nhiên, trong phát triển nhiệt điện than ở nước ngoài, các công ty Nhật Bản cũng chiếm vị trí đầu bảng. Tổng cộng, các công ty Nhật Bản chiếm 37.044 MW công suất điện than mới, trong đó có 21.930 MW tương ứng 59% được lên kế hoạch ở nước ngoài.

Các nhà phát triển điện than là một nhóm đa dạng; bao gồm các công ty như Tập đoàn Dệt Texhong, hiện đang lên kế hoạch xây dựng nhà máy nhiệt than với công suất 2.100 MW cho khu công nghiệp ở Việt Nam, hoặc công ty khai thác đồng First Quantum Minerals (của Canada), hiện đang xây dựng các nhà máy điện than ở Panama và Botswana.

Theo báo cáo, 46 trong số 120 nhà phát triển nhà máy nhiệt điện than hàng đầu cũng là nhà sản xuất than, và lý do chính để xây dựng các nhà máy than ở “biên giới” các nước như Tanzania, Mozambique hoặc Botswana là để phát triển khai thác than.

Trong số 59 quốc gia có quy hoạch nhà máy nhiệt điện than mới, chỉ có 11 quốc gia có công suất nhiệt điện than từ 600 MW trở xuống, 16 quốc gia không có kinh nghiệm gì về nhiệt điện than.

“2,5 năm sau khi Hiệp định biến đổi khí hậu Paris được ký kết, điều đáng lo ngại là các dự án này đang trói buộc rất nhiều quốc gia nữa phụ thuộc vào than trong nhiều thập kỷ tới”, bà Lidy Nacpil từ Phong trào xóa nợ và phát triển của người châu Á, bình luận.

 Và cũng mới đây, Bộ Công thương vừa đề xuất giao dự án nhiệt điện Quỳnh Lập 1 (Nghệ An) 2 tỷ USD cho liên doanh Trung Quốc, tuy nhiên Bộ này cũng lo ngại Trung Quốc thâu tóm dự án khi 80% vốn thực hiện dự án chủ yếu vay từ Trung Quốc. Ảnh: Phối cảnh nhà máy nhiệt điện Quỳnh Lập 1.

Trong khi tổng công suất từ các nhà máy than đã giảm đáng kể kể từ năm 2016, chủ yếu là do các chính sách mới ở Trung Quốc và chi phí cho năng lượng tái tạo đang giảm nhanh chóng ở các nước như Ấn Độ, thì các nhà máy điện than trên thế giới vẫn đang phát triển.

Kể từ khi Hiệp định Biến đổi Khí hậu Paris được đàm phán vào tháng 12.2015, công suất điện than được lắp đặt của thế giới đã tăng 92.000 MW - tương đương tổng công suất điện than đang hoạt động của Nga và Nhật Bản.

Vì vậy việc công bố Danh sách các nhà phát triển điện than là nhằm vào ngành tài chính.

Thực tế, bao nhiêu dự án điện than đã được lên kế hoạch, công bố, phê duyệt hay thực sự được tiến hành, hầu như luôn liên quan tới vấn đề tài chính.

Trong năm qua, một số nhà đầu tư lớn nhất châu Âu, như Allianz, AXA và Generali đã áp dụng chính sách cấm các nhà phát triển điện than trong danh mục đầu tư của họ.

Điều này đặt ra vấn đề, các tổ chức tài chính cần phải lên tiếng và áp dụng các chính sách để cắt giảm hoàn toàn điện than – bình luận của tổ chức môi trường Urgewald (Đức).

Theo Lê Quỳnh (nguoidothi.net.vn)

Bạn đang đọc bài viết Trung Quốc vẫn là 'bá chủ' về nhiệt điện than . Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Khai mạc Hội Sách Hải Phòng năm 2024
Năm 2024, là năm thứ ba thành phố Hải Phòng tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam, đồng thời cũng là năm thứ 10 hưởng ứng các hoạt động về Ngày Sách trên địa bàn thành phố.
Bài thơ: Ếch
Con ếch ngồi ở đáy giếng///Vì sao nó kêu rất to,///và huyênh hoang quá đỗi?///Giương đôi mắt lồi, nó đang chứng tỏ điều chi?