Thứ sáu, 29/03/2024 16:39 (GMT+7)

Khủng bố, phóng xạ.. và các thảm họa có thể xảy ra tại Hà Nội

Na Vũ -  Thứ năm, 24/05/2018 09:11 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Đáng lo ngại nhất là 3 nhà máy điện hạt nhân ở Đông Nam Trung Quốc, nếu các nhà máy này gặp sự cố, Hà Nội có thể bị ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước nghiêm trọng.

UBND TP.Hà Nội vừa phê duyệt Đề án Quản lý và giảm thiểu các rủi ro có thể trở thành thảm họa đối với thành phố. Trong 10 thảm họa được đưa ra, những rủi ro đáng chú ý nhất có thể trở thành thảm họa trong thành phố phải kể tới là: Vỡ đê sông Hồng; Rò rỉ phóng xạ; Các hoạt động khủng bố, phá hoại, bên cạnh đó là các loại rủi ro khác như thảm họa giao thông, mất điện diện rộng, rủi ro ở lĩnh vực thông tin truyền thông, dịch bệnh và các thảm họa tại nơi tập trung đông người.

Điểm đáng chú ý trong đề án này cũng phải kể đến dự báo thảm họa nếu có sự cố từ 3 nhà máy điện hạt nhân ở khu vực Đông Nam của Trung Quốc dẫn đến bụi phóng xạ phát tán rộng làm ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước. Nếu điều này xảy ra, Hà Nội là một trong số các tỉnh phía Bắc sẽ chịu ảnh hưởng cực kỳ nghiêm trọng.

UBND TP.Hà Nội bày tỏ sự lo ngại đối với những thảm họa. (Ảnh minh họa)

Lo ngại về  những vấn đề trên, UBND TP.Hà Nội giao Sở Khoa học & Công nghệ chủ trì xây dựng kịch bản chi tiết phòng chống khi có thảm họa rò rỉ chất phóng xạ, sự cố hạt nhân. Bên cạnh đó, Sở tham mưu cho thành phố các giải pháp ứng dụng khoa học công nghệ về phòng, chống và giảm nhẹ thảm họa.

Đề án này đánh giá các rủi ro có thể trở thành thảm họa của Hà Nội và đưa ra các giải pháp, tổ chức thực hiện để giảm thiểu tối đa và xử lý khi có rủi ro trở thành thảm hoạ.

Dẫn chứng cho những lo ngại kể trên và lý do xây dựng đề án, phải kể tới các thảm họa về hạt nhân như vụ nổ nhà máy điện hạt nhân tại Chernobyl ở Ucraina, khiến 140 công nhân bị phơi nhiễm phóng xạ cấp độ cao, 30 người chết, 600.000 người bị phơi nhiễm và 5 triệu sống ở các vùng lân cận bị ảnh hưởng. 

Tại Việt Nam, năm 1982 xảy ra vụ lật tàu ở Trảng Bom, Đồng Nai làm hơn 300 người thiệt mạng; sự cố cháy tòa cao ốc ITC tại TP.HCM năm 2002, làm thương vong hơn 100 người. Riêng Thủ đô Hà Nội, năm 1971, mưa to liên tục và một cơn bão lớn khiến hệ thống đê bị vỡ, làm chết 100.000 người.

Do việc xác định đầy đủ những rủi ro có thể trở thành thảm họa ở Hà Nội từ lâu chưa được định hình cụ thể, cũng chưa có phương án tổng thể để quản lý, giảm thiểu rủi ro. Do vậy, đề án này được xây dựng nhằm xác định giải pháp, tìm kiếm phương án giảm thiểu tối đa những rủi ro có thể trở thành thảm họa.  

Bạn đang đọc bài viết Khủng bố, phóng xạ.. và các thảm họa có thể xảy ra tại Hà Nội. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Phó Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc bị bắt
Ngày 28/3, Trung tướng Tô Ân Xô, người phát ngôn Bộ Công an cho biết, Cơ quan Cảnh sát điều tra đã ra quyết định khởi tố bị can, thực hiện lệnh bắt tạm giam đối với ông Phạm Hoàng Anh, Phó Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc trong vụ án xảy ra tại Tập đoàn Phúc Sơn.
Đắk Nông nhận Huân chương Độc lập hạng nhất
Tối 23/3, tại thành phố Gia Nghĩa, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tham dự Lễ kỷ niệm 20 năm tái lập tỉnh Đắk Nông (1/1/2004 - 1/1/2024) gắn với kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng Gia Nghĩa (23/3/1975 - 23/3/2024).
Ông Trần Hoàng Tuấn điều hành UBND tỉnh Quảng Ngãi
Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ngãi đã họp và kết luận giao ông Trần Hoàng Tuấn, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh chịu trách nhiệm điều hành UBND tỉnh Quảng Ngãi cho đến khi kiện toàn chức danh Chủ tịch UBND tỉnh.

Tin mới

Bài thơ: Giấc mơ Hồng
Đêm qua, em có giấc mơ hồng///Được gặp anh ở cuối trời Tây///Vẫn dõi theo từng hơi thở, từng bước đi///Gửi đến bao tình thương và nỗi nhớ
Bài thơ: Chút tương tư
Thả câu thơ đêm muộn màng///Ngọn đèn bên phố trôi ngang bềnh bồng //Đêm gầy uống cạn dòng sông//Buồn ơi! Xuân hết mà đông chưa tàn.