Thứ sáu, 29/03/2024 22:41 (GMT+7)

Thời gian chuẩn bị dự án ODA có khi kéo dài đến 5 năm

MTĐT -  Thứ tư, 31/10/2018 14:44 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Bộ trưởng KHĐT nhấn mạnh, khâu chuẩn bị dự án ODA càng kỹ thì hiệu quả dự án càng cao, giảm được "đội vốn" trong quá trình triển khai dự án.

Chất vấn tại Hội trường Quốc hội sáng 31/10, nhiều đại biểu cho rằng, quy trình duyệt dự án ODA quá dài, hiệu quả dự án chưa cao, chi phí cơ hội rất lớn..., và yêu cầu Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KHĐT) Nguyễn Chí Dũng làm rõ vấn đề này.

Cụ thể, đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy (Đà Nẵng) băn khoăn về chi phí cơ hội do thủ tục đầu tư đặt ra. Trong bối cảnh khó khăn thì vốn ODA rất quý, nhưng yêu cầu thủ tục đặt ra rất lớn... Đại biểu Đỗ Thị Lan (Quảng Ninh) quan ngại về quá trình thẩm định và xét duyệt hồ sơ, cũng như quá trình thực hiện các dự án ODA. Còn đại biểu Lưu Bình Nhưỡng (Bến Tre) thì tranh luận với Bộ trưởng KHĐT rằng công nghệ xử lý rác bằng vốn ODA không hiệu quả và đề nghị Bộ trưởng làm rõ giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ODA.

Trước câu hỏi: "Nếu mỗi dự án có kinh phí trung bình là 1-2 triệu USD, chỉ với 100 dự án thì nhà nước đã mất khoảng 50-100 triệu USD/năm vì thủ tục, Bộ trưởng bình luận như thế nào về ý kiến này?" của đại biểu Kim Thúy, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết: Về nguyên tắc, ODA là nguồn ngân sách nhà nước nên việc sử dụng phải đảm bảo hiệu quả và phải nằm trong trần nợ công, bội chi, nợ Chính phủ được Quốc hội cho phép.

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Kim Thúy.

Quy trình thủ tc được thiết kế hết sức chặt chẽ gồm 4 bước: Đề xuất dự án, quyết định chủ trương, quyết định đầu tư và ký kết hiệp định triển khai dự án. 4 quy trình này đều phải được Thủ tướng Chính phủ cho phép. Trên thực tế, quy trình này phức tạp hơn vì bên cạnh quy trình trong nước phải thực hiện yêu cầu của nhà tài trợ nước ngoài, ông Dũng nêu rõ.

Thời gian chuẩn bị dự án, không phải chỉ 6 tháng mà trung bình khoảng 2 – 3 năm, có dự án lớn, phức tạp phải 5 năm mới xong. "Chúng ta chuẩn bị dự án càng kỹ càng tốt, chất lượng càng cao thì khi triển khai thực hiện thì càng nhanh, càng hiệu quả, không làm phát sinh chi phí", Bộ trưởng KHĐT nhấn mạnh.

Đây là yêu cầu và thông lệ quốc tế mà Bộ KHĐT đang hướng tới là phải tăng cường khâu chuẩn bị dự án để khi ký hiệp định mới bắt đầu mới phát sinh chi phí là phí lãi vay và phí cam kết. Nếu chuẩn bị dự án không tốt, chi phí đó sẽ phát sinh, ông Dũng cho hay.

Bộ trưởng Dũng thẳng thắn thừa nhận, các bộ ngành, cơ quan tham gia xử lý chưa nhanh, thiếu nhất quán, còn chung chung nên khi tổng hợp báo cáo Thủ tướng còn mất nhiều thời gian. Lãnh đạo ngành kế hoạch - đầu tư cũng  nhận trách nhiệm và cam kết sẽ rà soát, đôn đốc để giải quyết thủ tục minh bạch, nhanh hơn.

Bộ trưởng KHĐT Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh, khâu chuẩn bị dự án ODA càng kỹ thì hiệu quả dự án càng cao.

Về chi phí, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng phân tích: Bắt đầu ký hiệp định triển khai dự án mới phát sinh chi phí nên khâu chuẩn bị dự án không phát sinh chi phí. Bộ trưởng cũng khẳng định: "Các cơ quan ngoài nhà nước không được sử dụng ODA".

Tiếp tục tranh luận, đại biểu Kim Thuý muốn đề cập đến chi phí cơ hội do thủ tục đặt ra, có những điều luật pháp không quy định nhưng văn bản dưới luật lại tạo ra rào cản, đồng thời đề nghị Bộ KHĐT đánh giá xem quy trình thủ tục như vậy trung bình hết bao nhiêu thời gian ở các cấp, gây tốn kém, thất thoát cho nhà nước bao nhiêu?

Cũng chưa hài lòng với phần trả lời của Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, đại biểu Lưu Bình Nhưỡng tranh luận: "Tại kỳ họp thứ 5, tôi đã nêu ra vấn đề 400 tỷ ODA Hàn Quốc ở nhà máy xử lý rác ở Đồ Sơn không hiệu quả. Hải phòng đã "è cổ" trả nợ 200 tỷ rồi, còn 200 tỷ. Tại sao đồng chí nói chúng ta làm thủ tục chặt chẽ như thế mà vốn vẫn không hiệu quả?”.

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết đã trình Chính phủ về định hướng thu hút ODA, sẽ lựa chọn các doanh nghiệp trong nước đủ điều kiện để tham gia vào lĩnh vực này.

Ông Dũng cũng nhấn mạnh tới sự cần thiết phải công khai minh bạch thông tin, sự phối hợp giữa các bộ ngành... để nâng cao hiệu quả thu hút, sử dụng vốn ODA trong thời gian tới./.

Theo VOV

Bạn đang đọc bài viết Thời gian chuẩn bị dự án ODA có khi kéo dài đến 5 năm. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Phó Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc bị bắt
Ngày 28/3, Trung tướng Tô Ân Xô, người phát ngôn Bộ Công an cho biết, Cơ quan Cảnh sát điều tra đã ra quyết định khởi tố bị can, thực hiện lệnh bắt tạm giam đối với ông Phạm Hoàng Anh, Phó Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc trong vụ án xảy ra tại Tập đoàn Phúc Sơn.
Đắk Nông nhận Huân chương Độc lập hạng nhất
Tối 23/3, tại thành phố Gia Nghĩa, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tham dự Lễ kỷ niệm 20 năm tái lập tỉnh Đắk Nông (1/1/2004 - 1/1/2024) gắn với kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng Gia Nghĩa (23/3/1975 - 23/3/2024).
Ông Trần Hoàng Tuấn điều hành UBND tỉnh Quảng Ngãi
Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ngãi đã họp và kết luận giao ông Trần Hoàng Tuấn, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh chịu trách nhiệm điều hành UBND tỉnh Quảng Ngãi cho đến khi kiện toàn chức danh Chủ tịch UBND tỉnh.

Tin mới