Thứ bảy, 20/04/2024 00:09 (GMT+7)

Lãnh đạo tắc trách hay làm ngơ để dân điêu đứng?

HỮU VĂN -  Thứ năm, 16/11/2017 07:34 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Những bức xúc đến cùng cực, cử tri nóng lòng đã kiến nghị trực tiếp tới HĐND thành phố, nhưng lãnh đạo xã lại “né” báo chí và đòi hỏi có đúng quy định?

Dân bức xúc, cử tri kiến nghị HĐND về dự án chậm trễ

Ngay sau, Chương trình “HĐND với cử tri” kết thúc vào ngày 14/11, Có rất nhiều vấn đề “nóng” được các cử tri trên địa bàn toàn thành phố Đà Nẵng kiến nghị đến HĐND trong dịp này.
Cụ thể, là vấn đề đang gây bức xúc cho người dân tại xã Hòa Liên, huyện Hòa Vang, TP. Đà Nẵng được Cử tri, Ngô Nhơn, tại thôn Quan Nam 2, xã Hòa Liên, huyện Hòa Vang kiến nghị về dự án kênh thoát lũ Hòa Liên. 

Anh Nguyễn Khắc Thịnh chỉ cho PV mức nước vào nhà trong cơn bão 12 vừa qua

 Theo ông Ngô Nhơn, Dự án này cam kết của thành phố phải hoàn thành tháng 6/2017. Tuy nhiên, đến nay vẫn còn ngổn ngang, gây ngập ứng cục bộ, sụt lún hạ tầng, gây bất an cho người dân. Vừa rồi, cơn bão số 12, ngập lụt trong dân từ 1m – 1,2m.
Mưa ngập nhanh mà rút thì lâu vì kênh thoát lũ chưa hoàn thành, người dân phải chịu cảnh ruồi muỗi, bẩn thỉu, nước ứ đọng lại vô cùng cực khổ. 

Cảnh trước nhà anh Nguyễn Khắc Thịnh bị ngập nước trong cơn bão 12. Hình ảnh do anh chụp lại.

 Để tìm hiểu cụ thể hơn về những khó khăn, cũng như những bức xúc mà người dân nơi đây đang hàng ngày phải gánh chịu, ngay sáng ngày 15/11, PV Môi trường & Đô thị Việt Nam điện tử đã có buổi thực tế và thêm lần nữa ghi nhận thực trạng đang tồn tại ở khu tổ 4, tổ 5, xã Hòa Liên, huyện Hòa Vang.
Theo ghi nhận thực tế ban đầu của PV thì người dân rất bức xúc, anh Nguyễn Khắc Thịnh, lắc đầu ngán ngẫm: “Vợ tôi mới sinh con chưa được một tháng, mà vừa rồi phải bồng con chạy trong mưa bão qua nhà người thân ở nhờ mấy ngày, chứ nhà tôi bị nước ngập vào khoảng 30cm, nhờ bà con lối xóm ôm đồ đạc chạy lũ”.
Còn theo cô Lê Thị Thêm: “Chỗ này mưa tí là ngập, tội mới đứa nhỏ, mưa cái phải bỏ học”. 

Cán bộ có hiểu luật?

Khi ghi nhận những vấn đề bức xúc, những khó khăn người của dân, PV Môi trường & Đô thị Việt Nam điện tử đã đến tại trụ sở UBND xã Hòa Liên, để liên hệ làm việc với lãnh đạo chính quyền địa phương về những vấn đề liên quan trên.
Khi đến đây, Chủ tịch UBND xã Hòa Liên đi vắng, nên PV đã gặp Phó Chủ tịch phụ trách Kinh tế - ông Ngô Thành Tâm. Tại buổi làm việc ông tâm yêu cầu phải gọi điện xin ý kiến của Chủ tịch và phải có thể Nhà báo mới cung cấp thông tin, chứ chỉ dùng giấy giới thiệu là không được.

Cử tri, Ngô Nhơn, tại thôn Quan Nam 2, xã Hòa Liên, huyện Hòa Vang kiến nghị về dự án kênh thoát lũ Hòa Liên

 PV tiếp tục gọi điện cho ông Trương Tấn Mạnh – Chủ tịch UBND xã Hòa Liên thì ông Mạnh nói: “Không có thẻ Nhà báo chi hết trơn rứa, phải có thẻ Nhà báo, đó là quy định. Thẻ Nhà báo mô rồi! (ông Mạnh hỏi - PV), cái này là quy định của Cơ quan chỉ đạo Thành ủy. Văn bản chỉ đạo là muốn thông tin cho Nhà báo, phải báo trước là một, cái thứ hai là phải cung cấp thẻ Nhà báo, như vậy mới trả lời”.

Ông Ngô Thành Tâm – P.CT UBND xã Hòa Liên

Khi PV ngỏ ý muốn biết văn bản này ở đâu có thể cho PV xem được không?. Ông Mạnh trả lời: “Tôi nhớ có văn bản lâu lắm rồi, tôi có đọc rồi nhưng tôi quên tôi để đâu đó”.
Thiết nghĩ, khi tất cả từ lãnh đạo Thành ủy, UBND TP. Đà Nẵng và các sở ban ngành vào cuộc tập trung để khắc phục, xử lý thực trạng chậm trễ dự án gây ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt, sức khỏe của người dân địa phương thì những thông tin về địa phương mình sao lãnh đạo xã Hòa Liên lại “ngại” trả lời báo chí? Và yêu cầu “phải có thẻ mới làm việc” mà vị Chủ tịch xã đưa ra nói là do Thành ủy Đà Nẵng quy định có đúng hay không?
Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc.

Bạn đang đọc bài viết Lãnh đạo tắc trách hay làm ngơ để dân điêu đứng?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Chương trình "Huyền thoại tuổi thanh xuân"
Huyền thoại tuổi thanh xuân là một chương trình sống động để chúng ta hiểu hơn về lòng yêu nước và tinh thần kiên cường, dũng cảm chiến đấu chống ngoại xâm của người phụ nữ Việt Nam
Chăm lo đời sống công nhân vệ sinh môi trường
Góp phần không nhỏ vào việc làm cho môi trường thành phố xanh, sạch, đẹp, nhưng hiện nay đời sống của hầu hết công nhân vệ sinh gặp không ít khó khăn và rủi ro, như môi trường làm việc độc hại, dễ xảy ra tai nạn lao động, thu nhập thấp,...