Thứ sáu, 29/03/2024 20:24 (GMT+7)

10 điều gây ngỡ ngàng về đất nước Bhutan bí ẩn

MTĐT -  Chủ nhật, 14/11/2021 12:35 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Ngoài biệt danh trên, đất nước Bhutan còn có nhiều thông tin thú vị như: dùng biểu tượng cơ quan sinh dục để xua điềm rủi, không có TV đến năm 1999...

Nước Bhutan vẫn thường được nhắc đến là “vương quốc của hạnh phúc” xinh đẹp, chan hòa nhưng bí ẩn. Nhưng cũng chính những quy định, luật lệ này đã khiến nơi đây trở thành điểm du lịch hấp dẫn, nơi nhiều người muốn định cư.

1. Quốc gia duy nhất trên thế giới không có đèn giao thông

Thay vì dùng hệ thống đèn như bao quốc gia khác, cảnh sát Bhutan sẽ đứng ở các chốt (được thiết kế như một vọng lâu) sặc sỡ và điều khiển giao thông. Thủ đô Thimphu từng có đèn giao thông, nhưng người dân quyết định "dẹp" nó sau 24h vì họ thích cảnh sát hơn.

Đây là cách nước Bhutan điều khiển giao thông. Ảnh: @shiftingupagea
Đây là cách nước Bhutan điều khiển giao thông. Ảnh: @shiftingupagea

2. Năm 1999 mới có... TV

Bhutan là một trong những quốc gia cuối cùng trên thế giới đưa truyền hình đến người dân. Chính phủ đã dỡ bỏ lệnh cấm đối với TV và Internet chỉ mới... 11 năm trước. Trong một thời gian dài, Bhutan là quốc gia duy nhất trên thế giới cấm người dân xem truyền hình. Đến ngày 2/6/1999, buổi phát sóng truyền hình đầu tiên mới chính thức được cho phép.

Quốc vương và Hoàng hậu Bhutan. Ảnh: @yellow_bhutan
Quốc vương và Hoàng hậu Bhutan. Ảnh: @yellow_bhutan

3. Ý nghĩa tên Bhutan

Từ “Bhutan” có nghĩa là “Vùng đất của Rồng Sấm”. Quốc gia có biệt danh này vì những cơn bão dữ dội thường ập đến từ dãy Himalaya.

Một quốc yên bình với cái tên đầy mưa gió. Ảnh: @ktdorji
Một quốc yên bình với cái tên đầy mưa gió. Ảnh: @ktdorji

4. Nơi duy nhất có lượng khí thải carbon âm

Bhutan là nơi duy nhất trên thế giới hấp thụ nhiều khí CO2 hơn lượng khí thải ra. Chỉ có 1,5 triệu tấn carbon dioxide mỗi năm được thải ra nhưng diện tích rừng phủ lên đến 72%, Bhutan đã hấp thụ lại 6 triệu tấn carbon và trở thành nơi có carbon âm.

5. Dùng biểu tượng cơ quan sinh dục để xua điềm rủi

Khách du lịch có thể bắt gặp phallic (những hình ảnh mang tính biểu tượng cho cơ quan sinh dục). Biểu tượng phallic sặc sỡ, nhiều hình dáng. Người Bhutan còn treo dương vật gỗ trong nhà và treo chúng trên mái nhà.

Du khách chụp ảnh với biểu tượng thiêng ở Bhutan
Du khách chụp ảnh với biểu tượng thiêng ở Bhutan
Người Bhutan xem phallic là hình ảnh tốt đẹp, không hề dung tục và có khả năng trấn áp điềm dữ. Ảnh: Reddit
Người Bhutan xem phallic là hình ảnh tốt đẹp, không hề dung tục và có khả năng trấn áp điềm dữ. Ảnh: Reddit

5. Không có lò giết mổ

Người Bhutan không ăn chay toàn quốc, vậy thịt đến từ đâu? Được biết, họ nhập khẩu thịt từ Ấn Độ và Nepal. Nepal là quốc gia Phật giáo, vì thế gần nửa số dân ở đây ăn chay và việc sát sinh cũng bị nghiêm cấm dưới bất kì hình thức nào. Việc bán thịt vào ngày lễ lớn cũng được xem là phạm pháp.

Không được giết vật nuôi ở nước Bhutan, trừ khi chúng bệnh. Ảnh: @ugentenzin072
Không được giết vật nuôi ở nước Bhutan, trừ khi chúng bệnh. Ảnh: @ugentenzin072

7. Bhutan không có ngày lễ độc lập

Vì Bhutan chưa bao giờ thuộc địa của quốc gia nào, nơi này không có ngày lễ kỉ niệm ngày độc lập. Vì thế, ngày quốc khánh của Bhutan là ngày 17/12/1097 - khi vị vua đầu tiên của dòng họ Wangchuk (dòng họ đang trị vì Bhutan ngày nay) lên ngôi.

8. Thuốc lá bị cấm 100%

Bhutan đã cấm thuốc lá được 17 năm. Người Bhutan không được hút thuốc ở những nơi công cộng, bị cấm trồng trọt và thu hoạch thuốc lá. Tuy nhiên, người có nhu cầu vẫn được nhập khẩu một định lượng thuốc nhất định, phải kê khai và nộp thuế đầy đủ.

Khách du lịch muốn mang thuốc lá vào Bhutan cũng phải trả một khoảng phí cao - đây là điều cần chú ý. Ảnh: @bhutan_dp
Khách du lịch muốn mang thuốc lá vào Bhutan cũng phải trả một khoảng phí cao - đây là điều cần chú ý. Ảnh: @bhutan_dp

9. Người Bhutan ăn cay từ thuở mới biết đi

Ớt là một phần trong phong cách sống ở Bhutan. Nhiều người Bhutan bắt đầu ăn ớt khi còn là một đứa trẻ mới biết đi, họ xem chúng như một loại rau. Món ăn quốc gia - ema datshi (có nghĩa là ớt phô mai) có thể được tìm thấy ở mọi nhà hàng trên khắp vương quốc này.

Một phần lý do cho việc tiêu thụ ớt cao ở Bhutan là khí hậu. Sức nóng của ớt giúp họ chống lại sự giá rét của Vương quốc Rồng Sấm.

Người dân nước Bhutan ăn ớt từ nhỏ để chống chọi cái lạnh. Ảnh: @i_am_karangurung
Người dân nước Bhutan ăn ớt từ nhỏ để chống chọi cái lạnh. Ảnh: @i_am_karangurung

10. Phụ nữ ở Bhutan có địa vị cao trong xã hội

Con gái trong mỗi gia đình được chia toàn bộ tài sản thừa kế như nhà cửa, đất đai, gia súc. Trái với nhiều quốc gia, đàn ông Bhutan phải ở rể cho đến khi tự mua được một ngôi nhà riêng.

Phụ nữ có 'quyền lực' cao ở Bhutan. Ảnh: @tshewang_t_norbu
Phụ nữ có 'quyền lực' cao ở Bhutan. Ảnh: @tshewang_t_norbu
Bạn đang đọc bài viết 10 điều gây ngỡ ngàng về đất nước Bhutan bí ẩn. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Theo Travelmag

Cùng chuyên mục

Ninh Bình rực rỡ Chợ hoa Xuân Giáp Thìn 2024
Chợ hoa TP Ninh Bình trong những ngày gần tết Nguyên Đán năm 2024 lại sôi động hơn bao giờ hết. Với sự hân hoan của người dân và du khách, chợ hoa không chỉ là nơi mua sắm những bông hoa tươi thắm mà còn là không gian để trải nghiệm văn hóa của dịp lễ này
TP. HCM: Lễ khai mạc Đường Xuân Cô Giang
Tối 29/1, UBND phường Cô Giang (quận 1, TP. HCM) tổ chức Lễ khai mạc Đường Xuân Cô Giang lần thứ nhất và kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930 – 03/02/2024).
Bắc Giang: Ngắm vườn cam, bưởi hữu cơ doanh thu gần 7 tỷ đồng
Gia đình ông Nguyễn Văn Hữu ở thôn Xẻ Cũ, xã Thanh Hải, huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) đang trồng hơn 10 ha cam, bưởi theo hướng hữu cơ. Do được chăm sóc bảo đảm quy trình kỹ thuật nên chất lượng sản phẩm được nâng cao, mã đẹp, thị trường tiêu thụ thuận lợi.
Phân loại rác 3 trong 1
Chuyện phân loại rác đã được đề cập nhiều lần nhưng có vẻ đến giờ vẫn là "nhiệm vụ bất khả thi".

Tin mới